Công tác quản lý Kê khai và nộp thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 70)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện

3.3.2. Công tác quản lý Kê khai và nộp thuế

3.3.2.1. Công tác đôn đốc Kê khai

Quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp là phương thức quản lý thu thuế hiện đại đang được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng. Khi sử dụng cơ chế tự khai, tự nộp doanh nghiệp có lợi ích là: Tăng cường dân chủ và tính tự chủ của doanh nghiệp trong việc ủy quyền cho doanh nghiệp thực hiện chức năng tự đánh giá và kê khai thuế, tự nộp thuế vào ngân sách; Giảm gánh nặng về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế. Cơ quan thuế chỉ có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn cho các doanh nghiệp hiểu rõ và tự giác thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT để phát hiện, xử lý kịp thời, đúng đắn những hành vi gian lận, trốn thuế của NNT.

Nhìn chung, kể từ khi thực hiện quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đều nộp tờ khai đúng hạn, đúng mẫu biểu quy định của pháp luật về thuế GTGT.

Bảng 3.6: Thống kê tình trạng nộp HSKT Giá trị gia tăng của doanh nghiệp Năm Số lượng HSKT GTGT phải nộp Số lượng HSKT GTGT đã nộp Số lượng HSKT GTGT chưa nộp Tỷ lệ Đúng hạn/Đã nộp (%) Tỷ lệ chưa nộp/Phải nộp Đúng hạn Nộp chậm 2016 1474 1325 128 21 91,2 1,4 2017 1694 1503 145 46 91,2 2,7 2018 1730 1628 79 23 95,4 1,3

(Nguồn: Chi cục thuế huyện Sa Pa)

hàng tháng có nhiệm vụ kiểm sốt, đơn đốc NNT kịp thời nộp HSKT đúng thời hạn quy định. Trước hạn nộp hồ sơ khai thuế cán bộ thuế kết xuất danh sách HSKT phải nộp của từng NNT và gửi vào hòm thư điện tử của doanh nghiệp. Sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nếu đơn vị nào chưa nộp cán bộ thuế sẽ gọi điện đôn đốc và ra thông báo yêu cầu NNT nộp HSKT. Do thường xuyên nắm bắt tình trạng hoạt động của NNT, đôn đốc kịp thời nên tỷ lệ số HSKT nộp đúng hạn chiếm tỷ lệ cao, đây cũng là cơ sở ban đầu để NNT xác định số tiền thuế phải nộp NSNN trong tháng, quý bởi lẽ thời hạn nộp HSKT cũng là thời hạn nộp tiền thuế vào NSNN. Riêng văn phòng Chi cục thuế Sa Pa năm 2018 quản lý trực tiếp 428 doanh nghiệp với tỷ lệ số lượng HSKT giá trị gia tăng nộp đúng hạn/ số hồ sơ đã nộp đạt 95,3%, tỷ lệ HSKT chưa nộp chỉ chiếm 4,7% đạt yêu cầu của tổng cục là 95% số hồ sơ đúng hạn. Điều này cho thấy ngay từ khâu đầu, bước đầu là kiểm sốt dữ liệu đầu vào của NNT để có cơ sở đơn đốc thu nộp thuế đã được làm tốt. Tuy nhiên, cũng đang xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp chưa tiếp cận kịp thời các quy định của pháp luật về thuế GTGT nên vẫn chưa nộp đầy đủ HSKT, nhiều doanh nghiệp quên khơng nộp tờ khai hoặc cho rằng doanh nghiệp mình khơng phát sinh hoạt động kinh doanh nên không phải nộp tờ khai.

Hiện nay, Chi cục thuế Sa Pa đang trong giai đoạn đẩy mạnh công tác triển khai kê khai thuế qua mạng Internet theo tinh thần của chiến lược cải cách hệ thống thuế trong giai đoạn 2015 - 2020. Theo đó, Chi cục thuế Sa Pa phấn đấu đến hết năm 2020: 98% doanh nghiệp do Chi cục thuế quản lý đăng ký kê khai qua mạng Internet. Chi cục thuế đã tiến hành rà soát lập danh sách mời doanh nghiệp tham gia, tuyên truyền đến doanh nghiệp sự thuận tiện của việc kê khai thuế qua mạng, cử cán bộ tham gia làm giảng viên, trợ giảng để tập huấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, thường xuyên báo cáo tiến độ, khó khăn, vướng mắc trong q trình triển khai kê khai thuế qua mạng với ban chỉ đạo.

lợi rất nhiều cho các doanh nghiệp trong việc nộp tờ khai. Các doanh nghiệp có thể gửi tờ khai nhiều lần mà không phải đi lại nhiều lần lên cơ quan thuế hoặc gửi nhiều lần qua đường bưu điện. Doanh nghiệp chỉ cần có mạng Internet và chữ ký số hợp lệ là có thể thực hiện kê khai từ bất cứ nơi đâu với 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong 1 tuần.

Tuy nhiên, hiện nay việc triển khai thực hiện việc kê khai thuế qua mạng Internet vẫn đang vấp phải một số khó khăn cần phải khắc phục sớm để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý thuế, cụ thuể là:

- Một số doanh nghiệp do tốc độ đường truyền thấp nên việc gửi tờ khai phải gửi nhiều lần mới hoàn thành.

- Khi kê khai qua mạng có thời điểm một số mẫu tờ khai cũng như phụ lục chưa đầy đủ nên doanh nghiệp vừa phải kê qua mạng đối với tờ khai, báo cáo đủ mẫu cịn tờ khai chưa có mẫu doanh nghiệp phải gửi bằng giấy.

- Nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng cài đặt phần mềm diệt virus, sao lưu dữ liệu nên còn xảy ra trường hợp mất dữ liệu, lỗi phần mềm kế toán ... nên kê khai còn chưa kịp thời.

- Việc cấp chứng thư số cho doanh nghiệp một số trường hợp còn chưa kịp thời, nhanh chóng để doanh nghiệp triển khai việc kê khai qua mạng.

Như vậy, công tác quản lý việc kê khai, tính thuế GTGT trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã và đang được hồn thiện hóa theo hướng ứng dụng các công nghệ thông tin và hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp và cả cơ quan thuế. Điều này khơng chỉ góp phần làm tăng hiệu quả quản lý thuế mà cịn là xu thế tất yếu trong q trình cải cách thủ tục hành chính về thuế và hội nhập kinh tế quốc tế.

3.3.2.2. Xác định căn cứ tính thuế giá trị gia tăng

Đầu mối quản lý dữ liệu đầu vào của doanh nghiệp được giao cho đội Kê khai & Kế toán thuế và 2 đội Kiểm tra. Các doanh nghiệp nộp thuế tự đánh giá và kê khai khoản thuế phải nộp vào các bảng kê khai thuế trên cơ sở các kết

quả kinh doanh trong kỳ và tự thực hiện nộp số thuế đã kê khai vào NSNN. Do đó, việc kiểm sốt dữ liệu kê khai của NNT là công việc rất quan trọng đặc biệt là kiểm sốt về căn cứ tính thuế GTGT vì nó liên quan trực tiếp tới số thuế phải nộp trong kỳ.

Quản lý căn cứ tính thuế bao gồm quản lý giá tính thuế và mức thuế suất luôn là vấn đề phức tạp. Bởi lẽ, đứng trên lợi ích của doanh nghiệp thì căn cứ tính thuế sẽ quyết định số thuế phải nộp là nhiều hay ít, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của bản thân doanh nghiệp. Cịn ở góc độ quản lý thuế, căn cứ tính thuế là căn cứ quan trọng để đảm bảo thu đúng, đủ và kịp thời thuế vào NSNN chính vì thế cơ quan thuế khơng những phải quản lý chặt chẽ NNT mà cịn phải xác định chính xác doanh thu, mức thuế suất cho từng ngành nghề, từng loại hình kinh doanh và từng loại sản phẩm riêng biệt.

Về mức thuế suất: Thông tư số 219/2016/TT-BTC ngày 31/12/2016 đã quy định rất rõ ràng các mức thuế suất 0%, 5%, 10% áp dụng cho từng loại hình kinh doanh, dịch vụ và từng ngành nghề, từng loại sản phẩm riêng biệt.

Về giá tính thuế: Giá tính thuế ghi trên hố đơn là trọng tâm quản lý căn cứ tính thuế. Trong quản lý kinh tế nói chung và trong quản lý thuế nói riêng, lập hố đơn, chứng từ là khâu đầu tiên của cơng tác hạch tốn kế tốn, vừa là chứng từ hợp lý trong các giao dịch, đồng thời là cơ sở để kê khai, nộp thuế một cách trung thực, chính xác đối với Nhà nước trong cơ chế “tự khai, tự nộp”. Vì vậy có thể khẳng định, hố đơn là khâu then chốt quyết định hiệu quả quản lý của các sắc thuế hiện hành nói chung và thuế GTGT nói riêng.

Trong một thời gian dài, việc quản lý và sử dụng hoá đơn trong các cơ sở sản xuất - kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế trên cả nước nói chung và huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai nói riêng ln vẫn là đề tài được quan tâm nhiều nhất bởi hoá đơn đã trở thành vấn đề nhạy cảm trong hoạt động mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Trước đây khi Nhà nước bao cấp hóa đơn, điểm hạn chế nhất là doanh nghiệp không được quyền chủ động mà phải thực hiện

theo cơ chế xin - cho, số lượng được bán có hạn, khi dùng hết cũng khơng được mua ngay. Theo cơ chế mới, tùy theo nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp có thể tự in hoặc sử dụng hóa đơn do họ đặt in để cung cấp cho khách hàng , chỉ khi nào hóa đơn được phát hành, doanh nghiệp mới phải thơng báo với cơ quan thuế. Chính vì mơi trường ngày càng thơng thống cả về cơ chế quản lý thuế và cấp hoá đơn, đã tạo nên “mảnh đất” trục lợi của những kẻ ln rình rập chờ thời cơ làm ăn bất chính thơng qua thành lập doanh nghiệp với mục đích sử dụng hố đơn bất hợp pháp. Về phía người sử dụng hố đơn, cơ chế càng thơng thống bao nhiêu, các hình thức lợi dụng sử dụng hố đơn để trục lợi lại có chiều hướng gia tăng, mức độ ngày càng tinh vi hơn, thủ đoạn phức tạp hơn,…gây khơng ít khó khăn cho cơng tác quản lý, thanh tra, kiểm tra của ngành thuế. Qua thực tế cơng tác quản lý và những gì đã xảy ra trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai có thể dễ dàng nhận dạng một số hành vi gian lận thường gặp trong việc sử dụng hoá đơn như sau:

- Nhóm thứ nhất: Lợi dụng hố đơn để trốn thuế

+ Lợi dụng người tiêu dùng mua hàng hố, dịch vụ có thói quen khơng lấy hố đơn, phần lớn các cơ sở không thực hiện nghiêm về các quy định lập bảng kê để cuối ngày xuất hố đơn tổng hợp lưu tại cuống, nếu có thực hiện được tiến hành sau một thời gian nhằm mục đích hợp thức hố về mặt sổ sách trong kê khai, che dấu doanh thu và trốn thuế đầu ra.

+ Hành vi cố tình khơng xuất hố đơn khi khách hàng yêu cầu với nhiều lý do như: cơ sở vừa hết hoá đơn chưa mua kịp hoặc người giữ hoá đơn đi vắng, ghi nội dung tiêu thức tên hàng hóa, dịch vụ mà người mua khơng thể quyết toán được, hẹn khách hàng lúc khác, nhất là khách hàng đường xa, ngoại tỉnh. Có thể nói, tình trạng này rất phổ biến đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, ăn uống,…bán hàng tiêu dùng như máy tính, điện thoại, hàng điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng, thuốc tân dược,…

cầu xuất hố đơn lại địi thêm tiền mới xuất hố đơn, thực chất đây là thủ đoạn làm cho người mua hàng từ bỏ ý định lấy hố đơn.

- Nhóm thứ hai: Ngồi thủ đoạn thành lập doanh nghiệp với mục đích mua, bán hố đơn rồi bỏ trốn thì tình trạng sử dụng hoá đơn để rút tiền, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức, nhóm này bao gồm:

+ Bán hàng hố, dịch vụ thu tiền một giá, nhưng khi xuất hố đơn lại có sự thơng đồng giữa hai bên mua và bán để nâng khống giá trị thanh tốn, tình trạng này phổ biến nhất đối với khách hàng ở các đơn vị có thụ hưởng kinh phí từ Ngân sách Nhà nước, các dự án, cơng trình…

+ Mua bán hoá đơn khống, lập hoá đơn khống đã và đang tiếp diễn trên một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp thành lập với mục đích làm ăn bất chính, thơng đồng với nhau, lập khống hố đơn để rút tiền của Nhà nước thơng qua hồn thuế…

- Nhóm thứ ba: Làm giả hóa đơn tự in. Theo Nghị định 51/2010/NĐ-

CP của Thủ tướng Chính phủ và Thơng tư 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính, kể từ 01/01/2011, các doanh nghiệp sẽ đặt in hoặc sử dụng hóa đơn GTGT do họ tự in để cung cấp cho khách hàng, điều này làm tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi và giảm thiểu các thủ tục xin mua hóa đơn, chi phí cán bộ, tiền bạc cho doanh nghiệp. Tuy nhiên lại nảy sinh vấn đề đó là hóa đơn tự in của doanh nghiệp bị làm giả và thất thốt do cơng nghệ làm giả hiện nay rất tinh vi, giấy tờ và con dấu đều có thể làm giả khơng mấy khó khăn. Thực tế cho thấy, do mẫu hóa đơn doanh nghiệp tự in sơ sài, thơng tin bảo mật chống làm giả trên hóa đơn kém nên thời gian qua trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã xuất hiện tình trạng lập hợp đồng kinh tế giả, làm giả hóa đơn GTGT của doanh nghiệp uy tín, đem bán để hưởng phần trăm và tình trạng chính cán bộ cơng nhân của doanh nghiệp làm giả hóa đơn để chiếm đoạt tài sản của chính doanh nghiệp.

trên các ứng dụng quản lý thuế, kịp thời phát hiện những doanh nghiệp có số liệu thuế phát sinh tăng giảm bất thường, nắm bắt tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, làm các thủ tục xác minh các hóa đơn có dấu hiệu rủi ro để kịp thời ngăn chặn. Cơ quan thuế thực hiện chức năng kiểm tra theo phương pháp phân tích, đánh giá, phân loại theo mức độ tuân thủ pháp luật của cơ sở kinh doanh, tức là dựa trên hồ sơ khai thuế của CSKD và thông tin trong kho dữ liệu của ngành thuế hoặc thông tin từ bên thức 3 cung cấp để phân tích đánh giá mức độ tuân thủ của đối tượng nộp thuế theo các cấp độ: Nhóm tuân thủ tốt các quy định về pháp luật thuế, nhóm tuân thủ tương đối tốt các quy định về pháp luật thuế và cuối cùng là nhóm có rủi ro cao về thuế. Từ đó phân loại, sắp xếp các doanh nghiệp và kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo định kỳ hoặc theo chuyên đề.

3.3.2.3. Nộp thuế

Nộp thuế điện tử được coi là bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính trên phạm vi cả nước trong thời gian qua. Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chi cục thuế huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai chính thức triển khai việc nộp thuế điện tử đến NNT từ đầu tháng 9/ 2017. Nhờ đó, thay vì người nộp thuế phải đến trực tiếp kho bạc hoặc ngân hàng để nộp tiền thuế thì nay, với dịch vụ nộp thuế điện tử, người nộp thuế chỉ việc thực hiện truy cập vào cổng thông tin điện tử theo địa chỉ http://kekhaithue.gdt.gov.vn để nộp thuế mọi lúc của tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ. Nhờ đó, tính đến ngày 31/12/2018, trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã có 389 NNT đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế, có 381 NNT đăng ký nộp thuế điện tử thành cơng với ngân hàng (đạt 97%).

chính trị được giao, số thu hàng năm vào NSNN tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Số thu năm 2018 đạt 129,318 tỷ đồng. Trong cơ cấu số thu ngân sách của tỉnh, thuế Giá trị gia tăng là sắc thuế quan trọng nhất chiếm từ 40- 60%.

Bảng 3.7: Báo cáo thực thu thuế GTGT theo ngành

ĐVT: Triệu đồng

STT Ngành

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Thực thu So với năm trước (%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)