Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp để đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

- Thông qua các cuốn giáo trình, tài liệu học tập, luận văn khóa trước, tham khảo, bài giảng để thu thập những vấn đề lý luận chung về quản lý thu thuế nói chung và quản lý thu thuế GTGT nói riêng: khái niệm, vai trò, nội dung quản lý thu thuế, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế…

- Thơng qua website chính thức của Cục thuế tỉnh Lào Cai http://laocai.gdt.gov.vn để tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển, chức năng nhiệm vụ của Cục thuế và chi cục thuế.

- Thông qua website của tỉnh Lào Cai để tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là sự phát triển của các doanh nghiệp trong giai đoạn vừa qua.

- Thu thập số liệu thông qua các văn bản, báo cáo tổng kết của Chi cục thuế huyện Sa Pa, Cục thuế tỉnh Lào Cai về tình hình thực hiện nhiệm vụ cơng

tác thuế, báo cáo thanh kiểm tra, quyết tốn thuế. Đồng thời, thơng qua các chương trình phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế như: Chương trình quản lý thuế (QLT), chương trình phân tích tình trạng người nộp thuế (QTT), chương trình quản lý thơng tin về người nộp thuế (TINC), chương trình quản lý hồ sơ (QLHS), chương trình quản lý ấn chỉ (QLAC), chương trình quản lý thu nợ (QLTN), chương trình phân tích báo cáo tài chính (BCTC)…

Ngồi các kênh thơng tin trên, tác giả cịn thu thập thông tin từ đa dạng nguồn khác nhau như: các cơ quan hữu quan, báo, đài, internet, truyền hình… để tìm kiếm các thơng tin hữu ích phục vụ cho nghiên cứu của mình.

2.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

- Đối tượng điều tra gồm: + Doanh nghiệp trên địa bàn

+ Cán bộ, nhân viên tại Chi Cục thuế huyện Sa Pa - Số lượng mẫu điều tra

+ Đối với nhóm doanh nghiệp: Cơng thức tính kích thức mẫu của Slovin: ) * 1 ( N e2 N n  

Trong đó: n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn N= 428 (số lượng Nhà đầu tư/Doanh nghiệp) trên địa bàn huyện, độ chính xác là 91,5%; sai số tiêu chuẩn e = 8,5%,

Áp dụng cơng thức ta có cỡ mẫu sẽ được tính là 105.

+ Đối với cán bộ, nhân viên Chi cục thuế huyện Sa Pa: số lượng mẫu nhỏ nên tiến hành điều tra tổng thể, cỡ mẫu là 20.

- Hình thức điều tra: Điều tra bằng bảng hỏi, các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế phù hợp với từng đối tượng điều tra.

Mức Khoảng điểm Ý nghĩa 5 4,1 – 5,0 Hoàn toàn đồng ý 4 3,5 – 4,0 Đồng ý 3 2,51 – 3,49 Không ý kiến 2 1,80 – 2,50 Không đồng ý 1 1,0 – 1,79 Hồn tồn khơng đồng ý

Tiến hành tổng hợp thông tin thành bảng biểu.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là việc căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (các tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Luận văn sử dụng phương pháp phân tổ thống kê trong việc phân tích thực trạng cơng tác quản lý thu thuế GTGT tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Sa Pa …

Bảng thống kê và đồ thị thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống và logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê giúp sắp xếp khoa học các số liệu thu thập được để có thể so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá hiện tượng nghiên cứu.

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong luận văn có sự kết hợp giữa các con số và hình vẽ để trình bày các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của các kết quả kinh tế xã hội, thực trạng về dân số, lao động, việc làm và tạo việc làm cho lao động.

2.2.3. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là một phương pháp được sử dụng một cách thường xuyên và xuyên suốt trong công tác kiểm tra thuế GTGT. Cán bộ thuế đối chiếu

thông tin liên quan đến người nộp thuế từ các nguồn thông tin khác nhau, giữa hồ sơ của người nộp thuế với nhau và giữa các chỉ tiêu trong cùng một hồ sơ thuế với nhau. Trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu thông tin, đánh giá mức độ trung thực, đồng nhất của việc kê khai thuế. Đối chiếu giữa các hồ sơ khai thuế để phát hiện các rủi ro tiềm ẩn. Đối chiếu các chỉ tiêu trong cùng hồ sơ khai thuế GTGT với nhau để xác định tính chính xác của hồ sơ thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)