5. Kết cấu của luận văn
2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát
đầu tư XDCB thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới qua KBNN Bạch Thông
2.3.4.1. Chỉ tiêu phản ánh các yếu tố khách quan
- Điều kiện phát triển kinh tế-xã hội địa phương: tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương, tỷ lệ việc làm, lao động, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, tình hình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, kết cấu hạ tầng hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, thủy lợi, nhà công vụ, nước sinh hoạt…
- Phương thức quản lý ngân sách nhà nước về vốn đầu tư XDCB chương trình MTQG nông thôn mới: quy trình, chính sách,... Tính chính xác, công bằng, có căn cứ, minh bạch, mức độ sẵn sàng giải quyết vướng mắc trong mọi quyết định trong hoạt động kiểm soát chi vốn ĐTXDCB từ KBNN
- Các quy định pháp lý về kiểm soát chi nguồn vốn đầu tư XDCB chương trình MTQG nông thôn mới: văn bản hướng dẫn, số lượng văn bản, cơ quan ban hành,...
2.3.4.2. Chỉ tiêu phản ánh các yếu tố chủ quan
- Tổ chức bộ máy và thủ tục kiểm soát chi: quy trình, cơ cấu bộ máy, các phòng ban chức năng, cán bộ tham gia KSC,... Quy trình tạm ứng, thủ tục tạm ứng, thanh toán vốn có đơn giản, dễ thực hiện, có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết hay không?
- Năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ KBNN làm công tác kiểm soát chi phản ánh qua cơ cấu về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý nhà nước, trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ - tin học, giới tính, thái độ làm việc, mức độ sẵn sàng giải đáp những thắc mắc từ phía chủ đầu tư,..
Chương 3
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NTM QUA KBNN
BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN 3.1. Khái quát địa bàn huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Bạch thông nằm gần trung tâm tỉnh Bắc Kạn, phía bắc giáp huyện Ngân Sơn và Ba Bể, phía tây giáp huyện Chợ Đồn, phía nam giáp huyện Chợ Mới và thành phố Bắc Kạn, phía đông giáp huyện Na rì. Huyện có diện tích 545 km2 và dân số khoảng 30.000 người, trung tâm của huyện là thị trấn Phủ Thông nằm trên quốc lộ 3 cách thành phố Bắc Kạn 18 km về hướng nam. Huyện bao gồm có 1 thị trấn và 16 xã là nơi hội tụ tương đối đầy đủ những đặc điểm chính của tỉnh Bắc Kạn cả về điều kiện tự nhiên và xã hội.
Địa hình Bạch Thông là nơi hội tụ của hệ thống núi dạng cánh cung, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, tạo thành các kiểu địa hình núi cao trung bình, địa hình núi thấp và đồi thoải lượn sóng xen kẽ với các thung lũng là các cánh đồng nhỏ hẹp, độ dốc bình quân 260 - 300, diện tích đồi núi chiếm khoảng 90% tổng diện tích tự nhiên, diện tích tương đối bằng phẳng chiếm khoảng 10%, đất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang và các bãi bồi dọc theo hệ thống sông suối. Địa hình phức tạp gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hệ thống sông ngòi trên địa bàn được chi phối trực tiếp bởi cấu tạo địa hình trên địa bàn huyện, về mùa mưa địa hình dốc lớn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt, gây xói mòn rửa trôi.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp với tỉnh Cao Bằng, phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp với tỉnh Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn
được tái lập từ ngày 01/1/1997 và có 8 đơn vị hành chính gồm 07 huyện và 01 thành phố. Gồm: Cao Sơn, Vũ Muộn, Sỹ Bình, Phương Linh, Vi Hương, thị trấn Phủ Thông, Tú Trĩ, Tân Tiến, Quân Bình, Lục Bình, Cẩm Giàng, Nguyên Phúc, Hà Vị, Mỹ Thanh, Quang Thuận, Dương Phong, Đôn Phong. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 54.649,91 ha (546,5 km2), dân số trên địa bàn huyện 32.794 người gồm 5 dân tộc chính là: Tày (chiếm đại đa số), Nùng, Kinh, Dao, Hoa và một số ít dân tộc khác như: Sán Chí, Mường, Mông cùng sinh sống. Diện tích đất nông nghiệp ít, phân bố không đồng đều.
Với trên 90% diện tích là rừng núi, địa hình khá phức tạp nhưng do có Quốc lộ 3 chạy qua nên giao thông từ Bạch Thông xuống phía Nam (xuống Thái Nguyên, Hà Nội), lên phái Bắc (Cao Bằng) rất thuận tiện. Ngoài ra, hệ thống đường nhánh 257, 258 đi các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Pác Nặm và các đường nhỏ khác của huyện đã tạo thành một mạng lưới giao thông nội vùng, phục vụ nhu cầu đi lại và đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của nhân dân các dân tộc trong huyện.
Huyện Bạch Thông có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm còn thấp, cơ sở hạ tầng phục vụ cho kinh tế, xã hội, du lịch đang từng bước được quan tâm đầu tư xây dựng, đặc biệt là vốn ĐTXDCB nguồn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Đầu tư XDCB trên địa bàn huyện là lĩnh vực được quan tâm đặc biệt nhằm tạo ra tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế, là bàn đạp trong công cuộc CNH - HĐH đất nước. Chi đầu tư XDCB là một khoản chi lớn, chiếm chủ yếu trong cơ cấu các khoản chi đầu tư phát triển, mang tính chất chi cho tích luỹ, trong đó vốn ĐTXDCB từ nguồn CTMTQG xây dựng nông thôn mới có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện, nâng cao đời sống nhân dân.
Kho bạc Nhà nước Bạch Thông là đơn vị ngành dọc có chức năng thực hiện nhiệm vụ kiểm soát các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của
pháp luật. Với các nhiệm vụ được giao ngay từ khi thành lập,đơn vị đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà.
3.1.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nguồn chương trình mục tiêu quốc gia XD NTM, điều đó được thể hiện rõ nét qua việc Bộ Tài chính đã ban hành nhiều thông tư mới quy định về thanh toán, quyết toán vốn đầu tư từ NSNN thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các thông tư, nghị định không còn phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản quy định về kiểm soát thanh toán vốn đã tạo cơ sở, tiền đề để quản lý thống nhất, có hiệu quả các khoản chi đầu tư, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng các khoản chi đó. Đồng thời, là điều kiện để hệ thống KBNN thực hiện cải cách hành chính trong quá trình kiểm soát thanh toán từ các khâu: tiếp nhận hồ sơ; kiểm soát hồ sơ, thanh toán các khoản chi ĐTXDCB nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn CTMTQG góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Sau thời gian triển khai các Nghị quyết của Chính Phủ, chủ trương của Đảng và Nhà nước cùng với sự chỉ đạo, dẫn dắt của Ban lãnh đạo Huyện Bạch Thông, các bộ phận tham mưu và phối hợp thực hiện, chương trình xây dựng NTM đã trở thành phong trào có ảnh hưởng sâu rộng và tác động tích cực trong việc nâng cao đời sống của nhân dân, từ đó chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững.
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện cũng tồn tại nhiều vấn đề còn bất cập khiến cho kết quả thực hiện của chương trình còn hạn chế so với chủ
trương đã đề ra, vì vậy cần tìm ra các giải pháp để quản lý chặt chẽ, tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn CTMTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
3.2. Khái quát về Kho bạc Nhà nước Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trụ sở KBNN Bạch Thông được đặt tại Phố Nà Hái, Thị trấn Phủ Thông, Huyện Bạch Thông, Tỉnh Bắc Kạn
Mã số thuế: 4700188594 Người ĐDPL: Hầu Phúc Hính
Lĩnh vực: Hoạt động quản lý nhà nước nói chung và kinh tế tổng hợp Điện thoại: 02813850114
Ngày cấp giấy phép: 06/08/2009 Giấp phép kinh doanh: 4700188594
Kho bạc Nhà nước Bạch Thông thành lập theo quyết định số 1109/1998/Q Đ-BTC ngày 27/8/1998 của Bộ Tài chính, là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên huyện Bạch Thông để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.
3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ
Kho bạc Nhà nước Bạch Thông là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. KBNN Bạch Thông có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật:
+ Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định;
+ Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.
- Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.
- Thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước:
+ Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định của pháp luật;
+ Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp huyện.
- Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh với các đơn vị liên quan tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.
- Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo chế độ quy định:
+ Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp huyện;
+ Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc Nhà nước cấp huyện tại ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu,
chi, thanh toán của Kho bạc Nhà nước theo chế độ quy định;
+ Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định.
- Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định.
- Thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.
- Thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.
- Quản lý đội ngũ công chức, lao động hợp đồng; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.
- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn giao.
3.2.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức
Tổ chức bộ máy của KBNN Bạch Thông được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 4236/QĐ-KBNN ngày 08/9/2017 của Tổng Giám đốc KBNN quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
KBNN quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức KBNN Bạch Thông
Lãnh đạo KBNN Bạch Thông có Giám đốc và Phó Giám đốc.
Giám đốc KBNN Bạch Thông chịu trách nhiệm toàn diện trước ban Giám đốc KBNN cấp tỉnh và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, công chức, lao động của đơn vị.
Phó Giám đốc KBNN Bạch Thông chịu trách nhiệm trước Giám đốc KBNN Bạch Thông và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Tại khu vực giao dịch của KBNN Bạch Thông, công chức được phân công trực tiếp giao dịch với khách hàng được gọi chung là Giao dịch viên. Giao dịch viên tiếp nhận, xử lý hồ sơ, chứng từ và tham gia vào quá trình kiểm soát chi, hạch toán kế toán. Thực hiện công tác hành chính quản trị do Giám đốc KBNN Bạch Thông phân công.
Kế toán trưởng kiểm soát hồ sơ, chứng từ và hạch toán kế toán các hồ sơ của giao dịch viên trình đến.
Thủ quỹ KBNN thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; quản lý kho quỹ qua KBNN Bạch Thông.
Cán bộ bảo vệ thực hiện công tác bảo vệ an toàn tiền, tài sản, an ninh trật tự trong khu vực trụ sở cơ quan.
3.2.4. Đặc điểm chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2018 của huyện Bạch Thông 2016-2018 của huyện Bạch Thông
Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ lâu dài, những năm qua huyện Bạch Thông đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư, nâng cao vai trò chủ thể và khơi dậy sức dân để chung tay xây dựng nông thôn mới.
Lãnh đạo KBNN Bạch Thông xác định vai trò chủ thể của người dân Xây dựng nông thôn mới là để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Chính vì vậy, sự đồng thuận từ cấp ủy, chính quyền địa phương cho đến từng người dân là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Với xuất phát điểm rất thấp, ngay từ khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã tích cực công tác tuyên truyền, vận động, làm cho dân hiểu, dân tin và nhận thức được trách nhiệm cũng như quyền lợi trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Phong trào thi đua “Bạch Thông chung sức xây dựng nông thôn mới” đã tạo được sự đồng thuận trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Các địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể vận động nhân dân