Đánh giá công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua kho bạc nhà nước bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 93)

5. Kết cấu của luận văn

3.6. Đánh giá công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ

Chương trình MTQG xây dựng NTM qua KBNN Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

3.6.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, về cơ bản, công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản

thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Kho bạc nhà nước huyện Bạch Thông đã đảm bảo chi đúng mục đích, đúng dự toán. 100% các đơn vị bị kiểm soát đã lập dự toán chi ĐTXDCB theo đúng quy định Điều 41 Luật ngân sách nhà nước 2015

Thứ hai, công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện Chương

trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Kho bạc nhà nước huyện Bạch Thông đã đảm bảo khách quan, tránh lạm dung thất thoát NSNN.

Thứ ba, công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Kho bạc nhà nước huyện Bạch Thông đã kiểm soát, lập báo cáo NSNN chuẩn xác

Thứ tư, về bộ máy kiểm soát chi:

Thực hiện tốt công tác kiểm soát thanh toán, cán bộ kiểm soát chi luôn thực hiện đầy đủ các bước từ khâu tiếp nhận, xử lý và luân chuyển chứng từ đảm bảo theo đúng quy trình nghiệp vụ.

Thứ năm, về công cụ kiểm soát chi:

Về việc thực hiện tin học hóa và chế độ thông tin báo cáo, kho bạc nhà nước đã nghiên cứu, ban hành chế độ thông tin báo cáo, chế độ điện báo về thanh toán vốn đầu tư, thường xuyên nghiên cứu và sửa đổi các mẫu biểu thống kê về thanh toán vốn đầu tư, các chỉ tiêu điện báo trong thanh toán vốn nhằm phục vụ tốt cho công tác báo cáo.

Thứ sáu, Về quy trình kiểm soát chi:

Công tác kiểm soát chi đầu tư tại kho bạc nhà nước Bạch Thông giai đoạn 2016 - 2018 tăng cả về số lượng và chất lượng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu

tư năm sau cao hơn năm trước, qua kiểm soát chi hàng ngàn hồ sơ thanh toán đã tiết kiệm chi cho NSNN hàng tỷ đồng.

3.6.2. Những tồn tại

Với nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách nhà nước nói chung và nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư nói riêng, trong những năm qua KBNN Bạch Thông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bạch Thông. Tuy nhiên, trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB còn có những tồn tại, hạn chế đó là:

* Hạn chế về cơ chế kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Chương trình MTQG xây dựng NTM

- Hạn chế trong việc giao nhận, kiểm tra và lưu giữ hồ sơ công trình: Mỗi năm có trên dưới 150 dự án đầu tư tiến hành mở tài khoản tại kho bạc nhà nước nhưng một số chủ đầu tư dự án còn chưa tuân thủ thời điểm mở tài khoản (10 ngày kể từ khi có kế hoạch vốn giao). Điều này gây khó khăn cho công tác theo dõi số vốn cấp của dự án, do không có mã dự án, giao dịch viên không thể tiến hành nhập kế hoạch vốn theo từng công trình trên chương trình ĐT lan và hệ thống Tabmis mà phải mở sổ theo dõi thủ công. Mặt khác, hồ sơ tài liệu thanh toán của một số công trình- thường là các hồ sơ giao nhận vào cuối năm - còn chưa đầy đủ. Tài liệu do chủ đầu tư gửi đến đôi khi còn sai sót dẫn đến việc giao nhận phải thực hiện làm nhiều lần, vào thời điểm cuối năm khi khối lượng hồ sơ quá lớn thì việc giao nhận chưa thực hiện theo đúng quy trình.

- Hạn chế về thời gian và chất lượng của việc kiểm soát hồ sơ thanh toán: Do việc thanh toán bị dồn ép vào cuối năm ( khoảng 78% các dự án có thời điểm thanh toán vào tháng 12 và tháng 1 của năm kế tiếp), do là các công trình đặc thù, 90% các công trình tiến hành thanh toán 1 lần cho toàn bộ khối lượng hoàn thành nên không thể áp dụng quy trình thanh toán trướ kiểm soát sau mà phải kiểm soát toàn bộ hồ sơ trước khi thanh toán, trong khi lượng hồ sơ chứng từ do chủ đầu tư gửi đến là rất lớn, cán bộ thanh toán phải làm việc

với nhiều chủ đầu tư cùng một lúc nên việc kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của hồ sơ cũng như việc hướng dẫn các chủ đầu tư trong việc thanh toán bị hạn chế, đôi khi còn xảy ra sai sót. Do vậy việc kiểm soát thanh toán đôi khi không đảm bảo về mặt thời gian theo quy định.

- Việc giải thích, tuyên truyền cho khách hàng đến giao dịch còn hạn chế do cách hiểu của mỗi người khác nhau, cách tiếp cận vấn đề và xử lý vấn đề khác nhau dẫn đến kết quả thực hiện chưa đồng nhất.

- Hạn chế trong việc kiểm soát chứng từ thanh toán: Chứng từ thanh toán đầu tư có 2 loại:

+ Chứng từ nghiệp vụ: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành được áp dụng cho cả các lần tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành.

+ Chứng từ kế toán: Giấy rút vốn đầu tư; Giấy đề nghị thanh toán tam ứng vốn đầu tư.

Kết cấu các chứng từ này gồm 2 phần, phần do khách hàng lập và phần do KBNN ghi sau khi kiểm soát, khách hàng cần điền một số thông tin chi tiết liên quan đến dự án như tên dự án, chủ đầu tư, tài khoản.... công việc này đòi hỏi sự cẩn thận, tỷ mỉ và chính xác, vì vậy chứng từ do đơn vị cũng như trong quá trình kiểm soát thường hay sảy ra sai sót, dẫn đến việc phải làm đi làm lại nhiều lần, gây mất thời gian.

* Hạn chế trong công tác phối hợp giữa cơ quan KBNN với các chủ đầu tư: các cơ quan Tài chính, kế hoạch để tham mưu đề xuất với cấp ủy chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư đôi khi chưa kịp thời dẫn đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư còn chậm. Điều này được thể hiện qua số vốn bị từ chối thanh toán, cần hoàn thiện lại hồ sơ luôn ở mức cao trên 50% cụ thể:

- Do năm 2017 có triển khai thực hiện quy trình thống nhất đầu mối kiểm soát chi, cán bộ công chức tại đơn vị mới tiếp cận mảng công việc mới

nên đôi khi việc xử lý nghiệp vụ còn lúng túng, theo quy trình mới, thời gian luân chuyển chứng từ tăng lên, cán bộ làm nghiệp vụ tại đơn vị không thay đổi, việc giải quyết chứng từ giữa hai bộ phận và thời gian thanh toán bị khống chế, việc luân chuyển chứng từ lặp đi lặp lại trên chương trình tabmis và thanh toán song phương dẫn đến khó khăn trong việc xử lý hồ sơ chứng từ, bên cạnh đó việc kiểm soát chi thường xuyên và chi đầu tư có mức độ phức tạp khác nhau nên các CBCC vừa phải thực hiện nghiệp vụ vừa tìm hiểu, nghiên cứu văn bản hướng dẫn, do đó áp lực công việc tăng cao, chất lượng công việc đôi khi chưa được đảm bảo.

* Hạn chế trong việc ứng dụng các chương trình phần mềm kiểm soát thanh toán vốn trên máy tính: Hiện nay KBNN Bạch Thông đang sử dụng một số phần mềm phục vụ cho công tác quản lý và kiểm soát thanh toán vốn như chương trình TABMIS, ĐT Lan, chương trình cảnh báo rủi ro, chương trình KTSLTAB. Các chương trình này phần nào đem lại hiệu quả. Tuy nhiên cán bộ kiểm soát chi mới chỉ tiếp cận được phần nhỏ các ứng dụng của chương trình, chủ yếu là phục vụ cho việc nhập hồ sơ và chứng từ thanh toán. Một số công việc khác buộc phải theo dõi thủ công bên ngoài theo từng hồ sơ nên phát huy được hết hiệu quả của các chương trình.

3.6.3. Nguyên nhân của hạn chế

a. Nguyên nhân khách quan:

- Hệ thống văn bản kiểm soát chi đầu tư thay đổi và bổ sung quá nhiều. Theo đó, hệ thống văn bản hướng dẫn của các cấp, các ngành cũng phải sửa đổi các quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Các đơn vị làm nhiệm vụ thanh toán vốn còn nhiều lúng túng trong khâu triển khai thực hiện. Do sự thay đổi liên tục và diễn ra quá nhanh của hệ thống văn bản hướng dẫn gây lúng túng cho các cơ quan chức năng, các chủ đầu tư và các nhà thầu trong việc hoàn chỉnh các loại tài liệu cũng như công tác triển khai các bước theo

đúng trình tự. Điều này cũng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân hàng năm. - Định mức, đơn giá trong xây dựng đôi khi còn chưa phù hợp, hệ thống đơn giá xây dựng theo khu vực còn mang tính bình quân chưa gắn với vị trí xây dựng và đặc điểm riêng biệt của sản phẩm xây dựng, chưa gắn với thực tế giá cả thị trường. Làm cho Chủ đầu tư thiếu cơ sở trong việc lựa chọn, vận dụng các định mức, đơn giá phù hợp với đặc thù của dự án do mình quản lý. Từ đó thời gian cũng như chất lượng của công tác lập dự toán công trình bị ảnh hưởng kéo theo hiệu quả công tác kiểm soát, thanh toán của Kho bạc cũng bị ảnh hưởng.

- Công tác lập hồ sơ, thẩm định, phê duyệt dự án (báo cáo kinh tế kỹ thuật) còn chậm (các số liệu tổng hợp trên cho thấy công tác này chủ yếu tập trung vào các tháng cuối năm) gây hiện tượng ùn tắc, không đủ thời gian cho các đơn vị thi công công trình kịp hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm, kéo theo việc hoàn chỉnh hồ sơ thanh quyết toán công trình cũng bị chậm. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm thanh toán vốn cho các công trình. Mặt khác do tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt dự án, công trình chậm nên ảnh hưởng đến việc triển khai thi công, nghiệm thu thanh toán, quyết toán khối lượng hoàn thành, việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư với mức vốn điều chỉnh lớn là không thể tránh khỏi- một số công trình đã được bố trí đủ vốn trong năm kế hoạch nhưng do việc lập, thẩm tra và phê duyệt quyết toán chậm, không dứt điểm được trong năm,thậm chí có những công trình đến cuối năm kế hoạch vẫn chưa thi công xong, vì vậy không đủ khối lượng hoàn thành để thanh toán so với kế hoạch vốn đã được bố trí, phải điều chỉnh kế hoạch để cấp cho những công trình khác.

- Công tác khảo sát lập dự án chưa đảm bảo yêu cầu, nhiều dự án trong quá trình thi công điều chỉnh bổ sung dẫn đến việc phát sinh khối lượng ngoài hồ sơ thiết kế, dự toán được duyệt, đòi hỏi chủ đầu tư phải làm thủ tục phê

duyệt gây kéo dài thời gian thực hiện dự án, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân. - Việc phê duyệt Dự án, dự toán, phê duyệt quyết toán các công trình hoàn thành còn chậm. Các công trình thường được cấp thẩm quyền phê duyệt muộn, có những công trình được ghi kế hoạch từ đầu năm nhưng đến tháng 11 mới được phê duyệt tổng dự toán nên nên việc triển khai thi công muộn, khối lượng hoàn thành trong năm là ít dẫn tới hiện tượng thừa vốn so với kế hoạch giao.

- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng của nhiều dự án rất chậm ảnh hưởng đến việc triển khai thi công công trình làm giảm tiến độ thanh toán. Công việc giải phóng mặt bằng phải được tiến hành vào đầu năm trước giai đoạn thực hiện dự án những vẫn xảy ra sự chậm trễ do việc lên kế hoạch và phê duyệt kế hoạch giải phóng mặt bằng không được thực hiện ngay từ đầu, không có được sự đồng thuận trong giá đất quy định của nhà nước và giá thực tế cho những người dân thuộc diện giải phóng mặt bằng do vậy kéo dài thời gian thực hiện. Mặt khác một số chủ đầu tư sau khi có phê duyệt kế hoạch giải phóng mặt bằng đã thực hiện rút vốn để chi trả cho người dân nhưng lại chưa chi trả ngay mà còn giữ lại quỹ của đơn vị.

- Năng lực, trình độ của các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án còn yếu: Hiện nay trên địa bàn huyện Bạch Thông chỉ có 01 Ban quản lý chuyên trách còn lại là các ban quản lý kiêm nhiệm nên không tránh khỏi sự hạn chế trong chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đầu tư. Từ khâu lập, trình duyệt dự án đến khi làm các thủ tục nghiệm thu, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư thường lúng túng và rất chậm, không đảm bảo tiến độ thực hiện kế hoạch vốn năm dẫn đến tình trạng “vốn chờ công trình” xảy ra phổ biến.

- Mặt khác còn xảy ra tình trạng báo cáo khối lượng hoàn thành chênh lệch nhiều so với số vốn đã được duyệt, khối lượng công việc kiểm soát thanh toán thường dồn vào thời điểm cuối năm kế hoạch gây nên áp lực công việc rất lớn vào và làm giảm hiệu quả kiểm soát của Kho bạc nhà nước. Ngoài ra,

công tác chấp hành chế độ thông tin, báo cáo đối với Kho bạc của nhà nước của nhiều Chủ đầu tư chưa nghiêm túc: như không chấp hành chế độ báo cáo tình tạm ứng, thanh toán tạm ứng, gửi muộn hoặc không gửi báo cáo quyết toán vốn đầu tư. Những tồn tại đó đã làm cho công tác quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc gặp không ít khó khăn, làm giảm chất lượng kiểm soát thanh toán vốn. Ý thức chấp hành chính sách, chế độ về quản lý đầu tư và xây dựng của một số Chủ đầu tư còn chưa nghiêm.

- Trình độ cán bộ đại diện chủ đầu tư làm hồ sơ thanh toán công trình còn chưa đồng đều: theo khảo sát điều tra thì có 50% cán bộ đã có trình độ đại học, 43.4% cán bộ có trình độ cao đẳng trung cấp, trong đó chỉ có 3 cán bộ được đào tạo đại học chuyên ngành đầu tư. Một số cán bộ còn trẻ nên kinh nghiệm về công tác thanh quyết toán vốn đầu tư còn ít, khả năng hiểu và thực hành văn bản pháp luật còn hạn chế. Số ít cán bộ có thâm niên trong công tác nhưng còn chậm trong tư duy cập nhật văn bản, còn thực hiện theo “ lối mòn”. Điều nay làm giao dịch viên phải mất rất nhiều thời gian giải thích, hướng dẫn sửa và bổ sung hồ sơ gây nên chậm trễ trong công tác thanh toán.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Trình độ và kinh nghiệm quản lý, khả năng giao tiếp, khả năng tiếp nhận và nắm bắt thông tin, phương pháp truyền đạt giữa cán bộ làm công tác kiểm soát thanh toán vốn với chủ đầu tư, tính linh hoạt trong giải quyết công việc của cán bộ kiểm soát thanh toán vốn đôi khi còn hạn chế cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán. Hiện có 9/12 cán bộ kho bạc trực tiếp làm công tác kiểm soát chi, đa số còn trẻ, số thâm niên công tác thực hiện KSC đầu tư dưới 3 năm chiếm 50%.

- Hạn chế trong công tác tham mưu đề xuất: việc tham mưu của các bộ phận nghiệp vụ còn hạn chế và chưa thực sự chủ động, chưa đưa ra những ý kiến tham đề xuất với cấp thẩm quyền về những giải pháp đẩy

nhanh tiến độ thực hiện góp phần cho công tác giải ngân vốn đầu tư dẫn đến việc tốc độ giải ngân vốn đầu tư không đều (đầu năm thanh toán ít, cuối năm thanh toán với khối lượng lớn), thường xuyên xảy ra hiện tượng ùn tắc vào những tháng cuối năm.

- Cán bộ thanh toán vốn đầu tư còn có những hạn chế trong việc nghiên cứu học tập nghiệp vụ, chưa mạnh dạn hoặc chưa đủ khả năng đưa ra những đề xuất giải quyết những vướng mắc phát sinh. Giải quyết công việc còn mang nặng tính thụ động phụ thuộc vào cách giải quyết của cấp trên, chưa duy trì thông tin 2 chiều với chủ đầu tư, hạn chế trong việc nắm bắt tiến độ triển khai dự án nên không thể đôn đốc chủ đầu tư tổ chức nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua kho bạc nhà nước bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)