Đánh giá thuận lợi, khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua kho bạc nhà nước bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 59)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nguồn chương trình mục tiêu quốc gia XD NTM, điều đó được thể hiện rõ nét qua việc Bộ Tài chính đã ban hành nhiều thông tư mới quy định về thanh toán, quyết toán vốn đầu tư từ NSNN thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các thông tư, nghị định không còn phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản quy định về kiểm soát thanh toán vốn đã tạo cơ sở, tiền đề để quản lý thống nhất, có hiệu quả các khoản chi đầu tư, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng các khoản chi đó. Đồng thời, là điều kiện để hệ thống KBNN thực hiện cải cách hành chính trong quá trình kiểm soát thanh toán từ các khâu: tiếp nhận hồ sơ; kiểm soát hồ sơ, thanh toán các khoản chi ĐTXDCB nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn CTMTQG góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Sau thời gian triển khai các Nghị quyết của Chính Phủ, chủ trương của Đảng và Nhà nước cùng với sự chỉ đạo, dẫn dắt của Ban lãnh đạo Huyện Bạch Thông, các bộ phận tham mưu và phối hợp thực hiện, chương trình xây dựng NTM đã trở thành phong trào có ảnh hưởng sâu rộng và tác động tích cực trong việc nâng cao đời sống của nhân dân, từ đó chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững.

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện cũng tồn tại nhiều vấn đề còn bất cập khiến cho kết quả thực hiện của chương trình còn hạn chế so với chủ

trương đã đề ra, vì vậy cần tìm ra các giải pháp để quản lý chặt chẽ, tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn CTMTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

3.2. Khái quát về Kho bạc Nhà nước Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trụ sở KBNN Bạch Thông được đặt tại Phố Nà Hái, Thị trấn Phủ Thông, Huyện Bạch Thông, Tỉnh Bắc Kạn

Mã số thuế: 4700188594 Người ĐDPL: Hầu Phúc Hính

Lĩnh vực: Hoạt động quản lý nhà nước nói chung và kinh tế tổng hợp Điện thoại: 02813850114

Ngày cấp giấy phép: 06/08/2009 Giấp phép kinh doanh: 4700188594

Kho bạc Nhà nước Bạch Thông thành lập theo quyết định số 1109/1998/Q Đ-BTC ngày 27/8/1998 của Bộ Tài chính, là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên huyện Bạch Thông để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ

Kho bạc Nhà nước Bạch Thông là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. KBNN Bạch Thông có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật:

+ Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định;

+ Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

- Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

- Thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước:

+ Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định của pháp luật;

+ Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

- Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh với các đơn vị liên quan tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

- Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo chế độ quy định:

+ Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp huyện;

+ Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc Nhà nước cấp huyện tại ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu,

chi, thanh toán của Kho bạc Nhà nước theo chế độ quy định;

+ Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định.

- Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định.

- Thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.

- Thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

- Quản lý đội ngũ công chức, lao động hợp đồng; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.

- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn giao.

3.2.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức

Tổ chức bộ máy của KBNN Bạch Thông được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 4236/QĐ-KBNN ngày 08/9/2017 của Tổng Giám đốc KBNN quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

KBNN quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức KBNN Bạch Thông

Lãnh đạo KBNN Bạch Thông có Giám đốc và Phó Giám đốc.

Giám đốc KBNN Bạch Thông chịu trách nhiệm toàn diện trước ban Giám đốc KBNN cấp tỉnh và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, công chức, lao động của đơn vị.

Phó Giám đốc KBNN Bạch Thông chịu trách nhiệm trước Giám đốc KBNN Bạch Thông và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

Tại khu vực giao dịch của KBNN Bạch Thông, công chức được phân công trực tiếp giao dịch với khách hàng được gọi chung là Giao dịch viên. Giao dịch viên tiếp nhận, xử lý hồ sơ, chứng từ và tham gia vào quá trình kiểm soát chi, hạch toán kế toán. Thực hiện công tác hành chính quản trị do Giám đốc KBNN Bạch Thông phân công.

Kế toán trưởng kiểm soát hồ sơ, chứng từ và hạch toán kế toán các hồ sơ của giao dịch viên trình đến.

Thủ quỹ KBNN thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; quản lý kho quỹ qua KBNN Bạch Thông.

Cán bộ bảo vệ thực hiện công tác bảo vệ an toàn tiền, tài sản, an ninh trật tự trong khu vực trụ sở cơ quan.

3.2.4. Đặc điểm chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2018 của huyện Bạch Thông 2016-2018 của huyện Bạch Thông

Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ lâu dài, những năm qua huyện Bạch Thông đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư, nâng cao vai trò chủ thể và khơi dậy sức dân để chung tay xây dựng nông thôn mới.

Lãnh đạo KBNN Bạch Thông xác định vai trò chủ thể của người dân Xây dựng nông thôn mới là để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Chính vì vậy, sự đồng thuận từ cấp ủy, chính quyền địa phương cho đến từng người dân là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Với xuất phát điểm rất thấp, ngay từ khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã tích cực công tác tuyên truyền, vận động, làm cho dân hiểu, dân tin và nhận thức được trách nhiệm cũng như quyền lợi trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Phong trào thi đua “Bạch Thông chung sức xây dựng nông thôn mới” đã tạo được sự đồng thuận trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Các địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể vận động nhân dân giúp nhau phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, thực hiện quy hoạch và chỉnh trang khu dân cư. Người dân hiến đất, góp công xây dựng hệ thống hạ tầng cơ bản ở nông thôn như giao thông, thủy lợi, môi trường, công trình văn hóa…

Nhiều hộ hiến hàng trăm mét vuông đất, tường rào, cây nông nghiệp và tài sản giá trị khác để thực hiện chương trình nên phong trào lan tỏa khắp các địa phương trong tỉnh. Điển hình như xã Quang Thuận (Bạch Thông) đã vận động nhân dân trong xã đóng góp hàng nghìn ngày công, trên 800 triệu đồng tiền mặt, hiến hơn 2.000m2 đất để làm đường.

3.3. Quy trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Chương trình MTQG xây dựng NTM qua KBNN Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn trình MTQG xây dựng NTM qua KBNN Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

NTM qua KBNN Bạch thông thực hiện theo quy trình kiểm soát chi ĐTCDCB từ NSNN dựa trên các căn cứ pháp lý sau:

- Quyết định số 01/KBBT của KBNN Bạch Thông ngày 01/01/2015 phân công nhiệm vụ trong nội bộ của KBNN Bạch Thông năm 2015.

- Quyết định số 01/KBBT của KBNN Bạch Thông ngày 01/01/2016 phân công nhiệm vụ trong nội bộ của KBNN Bạch Thông năm 2016.

- Quyết định số 5657/QĐ-KBNN năm 2016 của Tổng Giám đốc KBNN ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

- Quyết định số 01/KBBT của KBNN Bạch Thông ngày 01/01/2017 phân công nhiệm vụ trong nội bộ của KBNN Bạch Thông năm 2017.

- Quyết định số 4377/QĐ-KBNN của KBNN ngày 15/9/2017 về việc ban hành quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát chi các khoản chi NSNN qua KBNN

- Quyết định số 2899/QĐ-KBNN của KBNN ngày 15/6/2018 về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát chi NSNN tại KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng.

Quy trình kiểm soát chi đầu tư qua KBNN Bạch Thông được thể hiện như sau:

Chủ đầu tư

Giao dịch viên Kế toán

trưởng Giám đốc B1 B1, 4 B2, 5 B3, 6 B6

Sơ đồ 3.2: Quy trình thực hiện kiểm soát chi đầu tư qua KBNN Bạch Thông

(Nguồn: KBNN Bạch Thông (2016 - 2018)

Bước 1: Giao dịch viên KBNN Bạch Thông tiếp nhận các hồ sơ dự án

từ chủ đầu tư: các cán bộ đã thực hiện kiểm soát như sau:

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu (bao gồm cả việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký, sự phù hợp mã đơn vị sử dụng ngân sách).

- Kiểm tra nguồn vốn, niên độ kế hoạch vốn và kế hoạch vốn năm của dự án chỉ định thầu, đấu thầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác)

- Kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu theo quy định

- Đối với các công việc thực hiện theo hợp đồng: Giao dịch viên đã kiểm tra khối lượng hoàn thành ghi tại Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanh toán, Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán không vượt quá số theo hợp đồng kinh tế đã ký kết và dự toán được duyệt và có sự hợp lý với giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng.

- Đối với các công việc thực hiện không theo hợp đồng: giao dịch viên kiểm tra khối lượng hoàn thành ghi tại Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư đã được thanh toán theo dự toán được duyệt.

- Căn cứ vào kết quả kiểm tra và kế hoạch vốn năm, cán bộ kiểm soát chi đã xác định số vốn thanh toán, số vốn tạm ứng cần phải thu hồi (nếu có); tên, tài khoản đơn vị được hưởng, ghi đầy đủ vào các chỉ tiêu và ký vào Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy rút vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có), đồng thời lập tờ trình lãnh đạo, trình kế toán trưởng toàn bộ hồ sơ thanh toán và tờ trình lãnh đạo để ký trình giám đốc KBNN.

Bước 2: Kế toán trưởng thực hiện kiểm tra hồ sơ, ký tờ trình lãnh đạo KBNN, và các chứng từ thanh toán bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn

đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (trường hợp có thanh toán tạm ứng), Giấy rút vốn đầu tư, sau đó chuyển lại hồ sơ cho giao dịch viên trình giám đốc KBNN

- Trường hợp kế toán trưởng đã chấp nhận số vốn thanh toán khác so với số vốn thanh toán của giao dịch viên trình, kế toán trưởng ghi lại số vốn thanh toán chấp nhận thanh toán trên tờ trình lãnh đạo và yêu cầu giao dịch viên dự thảo văn bản trình giám đốc ký gửi chủ đầu tư.

Bước 3: Giám đốc KBNN đã xem xét, ký duyệt tờ trình lãnh đạo và

Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, sau đó chuyển trả hồ sơ cho giao dịch viên. - Trường hợp giám đốc KBNN phê duyệt khác với số vốn thanh toán đề nghị thanh toán của chủ đầu tư thì sau khi giám đốc trả hồ sơ về, giao dịch viên dự thảo văn bản trình giám đốc ký gửi chủ đầu tư. (Thời gian thực hiện bước 1, 2, 3 là 02 ngày làm việc)

Bước 4: Giao dịch viên thực hiện nhập hệ thống Tabmis trình kế toán trưởng duyệt, nhập chương trình Đầu tư - lan trình giám đốc duyệt.

Bước 5: Kế toán trưởng kí duyệt trên chương trình Tabmis, trả hồ sơ giao dịch viên trình kí giám đốc

Bước 6: Giám đốc kí duyệt trên chương trình Đầu tư - lan, hoàn trả hồ sơ cho giao dịch viên tách lưu trữ và trả kết quả cho chủ đầu tư (Thời gian thực hiện các bước 4, 5, 6 là 01 ngày làm việc).

● Phân cấp trong kiểm soát chi hồ sơ thanh toán từ nhiều nguồn vốn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua kho bạc nhà nước bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)