Nhóm yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua kho bạc nhà nước bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 84 - 90)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.1. Nhóm yếu tố khách quan

3.5.1.1. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2015 - 2020), mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng các cấp ủy, chính quyền huyện Bạch Thông đã nỗ lực, dồn sức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện bằng những chương trình hành động cụ thể và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Với nhiều nỗ lực trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đến nay, cơ cấu cây trồng của huyện đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh tiếp tục phát huy hiệu quả. Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt 19.500 tấn/năm.

Cùng với phát triển trồng trọt, chăn nuôi cũng được cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường chỉ đạo, đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, gia cầm, chủ động phòng chống dịch bệnh, chống rét; áp dụng tiến bộ mới về giống, thức ăn và thú y đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền các cấp tích cực chỉ đạo thực hiện. Tổng diện tích rừng trồng mới năm 2016, 2017 đạt trên 1.530ha, độ che phủ rừng của huyện đạt 76%.

Trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, toàn huyện có 39 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giải quyết việc làm cho hơn 460 lao động.

Trong giai đoạn 2016 - 2018, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện đạt trên 90 tỷ đồng, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, thủy lợi, nhà công vụ, nước sinh hoạt… Cơ bản các công trình đều phát huy hiệu quả, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân địa phương.

17 xã, thị trấn của huyện hiện đều có điện lưới với tỷ lệ 98% số hộ dân được sử dụng; 100% xã và nhiều thôn bản có đường ô tô đến trung tâm; có 93,5% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; mạng lưới viễn thông phát triển nhanh với 100% xã, thị trấn liên lạc thông suốt. Toàn huyện hiện có 36 trường học các cấp được xây dựng kiên cố và bán kiên cố với 285/305 phòng học được xây từ cấp IV trở lên; 09/17 trụ sở UBND các xã, thị trấn được xây dựng kiên cố; 17/17 xã, thị trấn có trạm y tế; 05/17 xã, thị trấn có nhà văn hóa; 142/155 thôn bản có nhà họp thôn.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng huyện đã chỉ đạo quyết liệt, tập trung khai thác triệt để các nguồn thu, nên hằng năm thu ngân sách Nhà nước của huyện đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay toàn huyện đã có 03 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (Cẩm Giàng, Quân Bình, Quang Thuận); 06 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí; 07 xã đạt từ 05 - 09 tiêu chí. Năm 2018, huyện phấn đấu có thêm xã Tân Tiến đạt chuẩn xã nông thôn mới. Với kết quả xã Tân Tiến cán đích nông

thôn mới, huyện Bạch Thông sẽ hoàn thành sớm mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra (mục tiêu Nghị quyết phấn đấu có 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong nhiệm kỳ 2015 - 2020).

Những năm qua, chế độ, chính sách cho các đối tượng được huyện Bạch Thông triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời và đúng quy định. Từ năm 2016 đến nay, 17/17 xã, thị trấn của huyện đều được công nhận đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em. Thực hiện tốt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong 2 năm qua, 520 lao động nông thôn trên địa bàn huyện được đào tạo nghề, hơn 1.000 người được giải quyết việc làm.

Công tác giảm nghèo được triển khai có hiệu quả. Chính vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo của huyện hàng năm đều giảm trên 2,1%. Đến năm 2017 chỉ còn 21,9%.

Từ năm 2016 đến nay, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tiếp tục được ổn định và giữ vững.

Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch năm 2018 và những năm tiếp theo của huyện Bạch Thông đang đặt ra nhiều thuận lợi, khó khăn và thách thức. Song, kết quả sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV đã nhân lên niềm tin, tiếp tục cổ vũ các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong huyện khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.

3.5.1.2. Phương thức quản lý ngân sách nhà nước về vốn đầu tư XDCB chương trình MTQG nông thôn mới

Để xác định được yếu tố phương thức quản lý ngân sách nhà nước về vốn đầu tư XDCB chương trình MTQG nông thôn mới có tác động như thế nào, tác giả đã điều tra 79 khách hàng (Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đầu

tư XDCB) đang sử dụng vốn đầu tư XDCB của chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới qua KBNN Bạch Thông và có ít nhất 3 năm giao dịch thanh toán nguồn vốn chương trình MTQG với kho bạc huyện Bạch Thông. Kết quả đạt 3,98 xếp loại Tốt và được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.7: Tổng hợp ý kiến Khách hàng về tính công khai, minh bạch trong phương thức quản lý NSNN về vốn đầu tư XDCB

chương trình MTQG nông thôn mới giai đoạn 2016-2018 Nội dung câu hỏi khảo sát Rất

kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt Điểm TB

Mọi quyết định trong hoạt động kiểm soát chi vốn ĐTXDCB từ KBNN đều được thông tin một cách cụ thể, chính xác cho CĐT

4 8 10 23 34 3,95

Mọi quyết định trong hoạt động kiểm soát chi vốn ĐTXDCB từ KBNN đều thể hiện tính chính xác, công bằng, có căn cứ

5 6 11 21 36 3,97

KBNN săn sàng giải quyết những thắc mắc từ phía CĐT một cách thỏa đáng

3 7 9 26 34 4,03

Tổng 3,98

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả) 3.5.1.3. Các quy định pháp lý về kiểm soát chi nguồn vốn đầu tư XDCB chương trình MTQG nông thôn mới

Tác giả đã điều tra ý kiến của 36 cán bộ công chức của KBNN Bạch Thông về “Công tác kiểm tra, kiểm soát trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB”. Tác giả có kết quả cụ thể trong bảng sau:

hiện cán bộ của KBNN Bạch Thông đánh giá công tác kiểm tra, kiểm soát trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB chương trình MTQG nông thôn mới giai đoạn 2016-2018 về cơ bản là đạt yêu cầu.

Kiểm soát chi (KSC) vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) luôn là vấn đề phức tạp vì chịu sự điều chỉnh của rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật NSNN.

Bảng 3.8: Tổng hợp ý kiến cán bộ KBNN Bạch Thông về

Công tác kiểm tra, kiểm soát trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB chương trình MTQG nông thôn mới giai đoạn 2016-2018

Nội dung câu hỏi khảo sát Rất

kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt Điểm TB

Hoạt động kiểm tra và tự kiểm tra trong công tác chi được thực hiện nghiêm túc, công bằng

0 2 3 11 20 4,36

Công tác kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo lộ trình một cách thường xuyên và tiết kiệm NSNN

0 5 7 8 16 3,97

Các cán bộ kiểm tra có trình độ năng lực đảm bảo cho sự chính xác của hoạt động kiểm tra

0 3 3 12 18 4,25

Các sai phạm được phát hiện qua hoạt động kiểm tra, tự kiểm tra được khắc phục nhanh chóng, hiệu quả

0 3 5 15 13 4,06

Kết quả kiểm tra, kiểm soát được thông báo chi tiết tới cả nhân viên và lãnh đạo của KBNN tỉnh

2 4 4 9 17 3,97

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)

Theo điều 2, Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN do Bộ tài chính ban hành có các quy định pháp lý về kiểm soát chi nguồn vốn đầu tư XDCB chương trình MTQG nông thôn mới như sau:

Điều 2. Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

1. Tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao (quy định tại điểm 1 Điều 3 của Thông tư này), đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi. 2. Mọi khoản chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước. Các khoản chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

3. Việc thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ; trường hợp chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán qua đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

4. Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi ngân sách nhà nước các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách. Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thu hồi cho ngân sách nhà

nước theo đúng trình tự quy định.

Bên cạnh đó, để tháo gỡ các vướng mắc trong KSC nguồn vốn đầu tư công, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 08/2016/TT- BTC (TT08) quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN. Qua hơn 3 năm thực hiện, Bộ Tài chính đã 2 lần sửa đổi, bổ sung thông tư này. Cụ thể là Thông tư số 108/2016/TT- BTC (TT108) sửa đổi, bổ sung một số điều của TT08 và gần đây nhất là Thông tư số 52/2018/TT- BTC (TT52) sửa đổi, bổ sung một số điều của TT08, TT108.

Nhằm hạn chế sự chiếm dụng vốn NSNN, nhất là những hợp đồng có mức vốn tạm ứng lớn, đồng thời tạo điều kiện để KBNN có căn cứ kiểm soát thanh toán và đôn đốc việc thu hồi vốn tạm ứng, các cán bộ KBNN kiến nghị Bộ Tài chính cần quy định việc tạm ứng vốn phải có kế hoạch và thu hồi tạm ứng, trong đó xác định rõ số tiền tạm ứng từng lần, thời gian thanh toán. Đồng thời, nên có quy định cụ thể hơn về xử lý thu hồi tạm ứng trong trường hợp phải xử lý bảo lãnh tạm ứng vốn đầu tư.Theo KBNN, TT52 đã giải quyết được nhiều vấn đề từ thực tiễn đặt ra mà TT08 và TT108 chưa đề cập đến.

Theo đó, TT52 đã có nhiều điểm đổi mới phù hợp với xu thế cải cách hành chính như quy định: KBNN thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán và “kiểm soát trước, thanh toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng. Ngoài ra, thời hạn kiểm soát thanh toán vốn của KBNN được giảm từ 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ thanh toán theo quy định của chủ đầu tư xuống còn tối đa 4 ngày làm việc, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm, mang lại ý nghĩa tích cực trong công tác cải cách thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua kho bạc nhà nước bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)