5. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp với tỉnh Cao Bằng, phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp với tỉnh Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn
được tái lập từ ngày 01/1/1997 và có 8 đơn vị hành chính gồm 07 huyện và 01 thành phố. Gồm: Cao Sơn, Vũ Muộn, Sỹ Bình, Phương Linh, Vi Hương, thị trấn Phủ Thông, Tú Trĩ, Tân Tiến, Quân Bình, Lục Bình, Cẩm Giàng, Nguyên Phúc, Hà Vị, Mỹ Thanh, Quang Thuận, Dương Phong, Đôn Phong. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 54.649,91 ha (546,5 km2), dân số trên địa bàn huyện 32.794 người gồm 5 dân tộc chính là: Tày (chiếm đại đa số), Nùng, Kinh, Dao, Hoa và một số ít dân tộc khác như: Sán Chí, Mường, Mông cùng sinh sống. Diện tích đất nông nghiệp ít, phân bố không đồng đều.
Với trên 90% diện tích là rừng núi, địa hình khá phức tạp nhưng do có Quốc lộ 3 chạy qua nên giao thông từ Bạch Thông xuống phía Nam (xuống Thái Nguyên, Hà Nội), lên phái Bắc (Cao Bằng) rất thuận tiện. Ngoài ra, hệ thống đường nhánh 257, 258 đi các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Pác Nặm và các đường nhỏ khác của huyện đã tạo thành một mạng lưới giao thông nội vùng, phục vụ nhu cầu đi lại và đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của nhân dân các dân tộc trong huyện.
Huyện Bạch Thông có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm còn thấp, cơ sở hạ tầng phục vụ cho kinh tế, xã hội, du lịch đang từng bước được quan tâm đầu tư xây dựng, đặc biệt là vốn ĐTXDCB nguồn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Đầu tư XDCB trên địa bàn huyện là lĩnh vực được quan tâm đặc biệt nhằm tạo ra tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế, là bàn đạp trong công cuộc CNH - HĐH đất nước. Chi đầu tư XDCB là một khoản chi lớn, chiếm chủ yếu trong cơ cấu các khoản chi đầu tư phát triển, mang tính chất chi cho tích luỹ, trong đó vốn ĐTXDCB từ nguồn CTMTQG xây dựng nông thôn mới có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện, nâng cao đời sống nhân dân.
Kho bạc Nhà nước Bạch Thông là đơn vị ngành dọc có chức năng thực hiện nhiệm vụ kiểm soát các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của
pháp luật. Với các nhiệm vụ được giao ngay từ khi thành lập,đơn vị đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà.