Nội dung về Bảo hiểm xã hội và Kiểm soát chi Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi trả bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bắc kạn (Trang 31 - 35)

5. Bố cục của luận văn

1.1.6. Nội dung về Bảo hiểm xã hội và Kiểm soát chi Bảo hiểm xã hội

1.1.6.1. Nội dung về Bảo hiểm xã hội

BHXH là quá trình phân phối lại thu nhập xã hội. Thực chất BHXH là một tổ chức đền bù hậu quả những rủi ro xã hội. Sự đền bù này được thực hiện thông qua quá trình tạo lập và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác của

BHXH. Phân phối trong BHXH là phân phối không đều, nghĩa là không phải ai tham gia BHXH cũng được phân phối với số tiền giống nhau. Phân phối trong BHXH vừa mang tính bồi hoàn vừa không mang tính bồi hoàn. Những biến cố xảy ra mang tính tất nhiên đối với con người như thai sản (đối với lao động nữ), tuổi già và chết, trong trường hợp này, BHXH phân phối mang tính bồi hoàn vì người lao động BHXH chắc chắn được hưởng khoản trợ cấp đó. Còn trợ cấp do những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm, những rủi ro ngoài dự tính như ốm đau, TNLĐ-BNN, là sự phân phối mang tính không bồi hoàn, có nghĩa là chỉ khi nào người lao động gặp phải những tổn thất do trên thì mới được hưởng khoản trợ cấp đó.

BHXH hoạt động theo nguyên tắc “cộng đồng – lấy số đông bù số ít” tức là dùng số tiền đóng góp nhỏ của số đông người tham gia BHXH để bù đắp, chia sẻ cho một số ít người với số tiền lớn hơn so với số đóng góp của từng người, khi họ gặp phải những biến cố rủi ro gây tổn thất.

1.1.6.2. Nội dung nghiên cứu kiểm soát chi trả BHXH tại cơ quan BHXH cấp tỉnh

1.1.6.2.1. Kiểm soát đối tượng được hưởng các chế độ BHXH

Những người hưởng BHXH từ ngày 01/01/1995 trở đi, do Quỹ BHXH đảm bảo

* Chi trả các chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH

+ Quỹ ốm đau và thai sản

- Chế độ ốm đau; - Chế độ thai sản;

- Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (DS-PHSK) sau ốm đau, thai sản; - Lệ phí chi trả.

+ Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng;

- Trợ cấp 1 lần khi bị TNLĐ-BNN và chất do TNLĐ-BNN;

- Cấp phương tiện trợ giúp sịnh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị TNLĐ-BNN;

- Nghỉ DS-PHSK sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật;

- Khen thưởng cho người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phòng ngừa TNLĐ-BNN;

- Đóng BHYT cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng; - Lệ phí chi trả.

+ Quỹ hưu trí, tử tuất

- Các chế độ BHXH hàng tháng - Lương hưu;

- Trợ cấp cán bộ xã phường, thị trấn theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 31/1/1998 của chính phủ;

- Trợ cấp tuất (định suất cơ bản, định suất nuôi dưỡng). - Các chế độ BHXH một lần

- Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo điều 54 luật BHXH; - BHXH một lần theo khoản 1 điều 55 luật BHXH;

- Trợ cấp tuất một lần trong các trường hợp được quy định khi người hưởng lương hưu; người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc; người lao động đang đóng BHXH và đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì chết.

- Đóng BHYT cho người hưởng hưu, trợ cấp cán bộ xã phường hàng tháng;

- Lệ phí chi trả;

- Các khoản khác (nếu có).

Những người hưởng BHXH từ ngày 31/12/1994 trở về trước, do ngân sách nhà nước đảm bảo.

* Chi trả các chế độ BHXH từ nguồn ngân sách nhà nước

- Lương hưu;

- Trợ cấp mất sức lao động; - Trợ cấp công nhân cao su;

- Trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ;

- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Trợ cấp phục vụ người bị tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp; - Trợ cấp tuất (định suất cơ bản và định suất nuôi dưỡng).

+ Các chế độ BHXH một lần

- Trợ cấp tuất một lần cho các trường hợp được quy định khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động; người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc chết;

- Trợ cấp mai táng khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp 91; trợ cấp công nhân cao su và TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc chết;

+ Đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức

lao động, trợ cấp 91, công nhân cao su, TNLĐ-BNN hàng tháng;

+Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị

TNLĐ-BNN:

- Lệ phí chi trả; các khoản chi khác (nếu có).

1.1.6.2.2. Kiểm soát điều kiện hưởng và mức hưởng BHXH theo quy định cụ thể trong Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH.

1.1.6.2.3. Kiểm soát việc chi trả các chế độ cho người được thụ hưởng

Kiểm soát việc chi trả các chế độ BHXH bao gồm: chế độ hưu trí, chế độ tử tuất, chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ TNLĐ-BNN và chế độ DS- PHSK, chi trả trợ cấp BHXH 1 lần.

1.1.6.2.4. Lập báo cáo thống kê tình hình chi trả chế độ theo quy định.

chi trả chế độ cho những người thụ hưởng sẽ giúp cho công tác kiểm soát chi được tốt hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi trả bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bắc kạn (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)