Kết quả tổng hợp về kiểm soát chi BHXH giai đoạn 2017-2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi trả bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bắc kạn (Trang 70 - 89)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Kết quả tổng hợp về kiểm soát chi BHXH giai đoạn 2017-2019

3.2.2.1 Kết quảchi trả chế độ hưu trí

Trong suốt quá trình lao động, khi còn khả năng lao động, người lao động nào cũng muốn cuộc sống sau này của mình phải có chỗ dựa, có sự đảm bảo. Về lý mà nói, khi đã hết tuổi lao động, người đó hoàn toàn xứng đáng được hưởng những chế độ ưu đãi cả về mặt vật chất cũng như tinh thần. Chính vì lý do này mà chế độ hưu trí hết sức có ý nghĩa, là chế độ đặc trưng nhất trong số các chế độ dài hạn của hệ thống BHXH nói chung.

Chế độ hưu trí là chế độ cơ bản nhất trong 5 chế độ bắt buộc. Chế độ hưu trí có vị trí quan trọng trong hệ thống các chế độ BHXH và được người lao động đặc biệt quan tâm. Khi người lao động hết tuổi lao động, không có thu nhập như trước. Chế độ này thay thế một phần thu nhập và đảm bảo ổn định về tài chính cho NLĐ khi về hưu. Đây là chế độ quan trọng và người lao động xứng đáng được hưởng do những đóng góp của mình vào sự phát triển của đất nước. Đây cũng là chế độ có nhiều người thụ hưởng với thời gian hưởng dài nhất nên tổng mức chi trả lớn nhất. Việc tính tuổi về hưu căn cứ vào tuổi thọ bình quân, khả năng công hiến và ngành nghề công tác của NLĐ… Để đảm bảo công bằng, Luật BHXH đã chỉ rõ và quy định cụ thể tuổi nghỉ hưu của từng loại lao động và chế độ hưu trí được chia nhỏ thành nhiều muc nhỏ theo từng loại đối tượng hưởng trợ cấp để tiện cho việc phân tích, theo dõi, đánh giá.

Trợ cấp hưu quân đội (HQ).

Chế độ hưu trí được nói đến đầu tiên ở đây là chế độ hưu quân đội (HQ). Hưu quân đội có những điểm khác với hưu công nhân, viên chức. Đối tượng hưởng là quân nhân, công an, nhân dân. Tuổi nghỉ hưu được quy định rõ trong Nghị định 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ cụ thể nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi. Nam đủ 50 tuổi đến 55 tuổi, nữ đủ 45 tuổi đến 50 tuổi nếu

làm trong công việc độc hại nguy hiểm hoặc làm việc nơi có phụ cấp khu vực từ 0.7 trở lên. Kinh phí chi trả cho chế độ này của BHXH tỉnh Bắc Kạn được lấy từ 2 nguồn quỹ BHXH và NSNN, cụ thể kết quả đạt được trong những năm 2017-2019 như sau

Bảng 3.2. Chi trợ cấp hưu quân đội của BHXH Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 Năm 2017 2018 2019 Số ĐT hưởng BQ (người) Quỹ BHXH 180 210 230 NSNN 652 630 601 Số tiền (triệu đồng) Quỹ BHXH 5.187,38 8.583,16 11.578,2 NSNN 17.080,28 22.787,32 27.718,12 Số tiền BQ 1 người (triệu đồng) Quỹ BHXH 28,82 40,87 50,34 NSNN 26,20 36,17 46,12 Số tiền BQ 1 người 1 tháng (triệu đồng) Quỹ BHXH 2,40 3,41 4,19 NSNN 2,183 3,014 3,843 Tốc độ tăng số tiền chi trả (%) Quỹ BHXH 20,55 65,46 34,89 NSNN 23,67 33,41 21,64 Tốc độ tăng tiền BQ 1 người (%) Quỹ BHXH 1,8 41,82 23,16 NSNN 0,01 38,07 27,51

Nguồn: Báo cáo hàng năm của BHXH Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019

Nhìn vào bảng trên ta thấy sự khác biệt về đối tượng hưởng của quỹ BHXH và của NSNN. Số đối tượng hưởng của quỹ BHXH ngày càng tăng còn của NSNN ngày càng giảm. Điều đó cho thấy quỹ BHXH ngày càng thể hiện được vai trò của mình, dần khẳng định được tính độc lập so với NSNN. NSNN chỉ có trách nhiệm chi trả cho những đối tượng hưởng trước ngày 1/10/1995 và những đối tượng này ngày càng ít vì hầu hết đều là những người lớn tuổi cho nên số đối tượng hưởng từ nguồn này ngày một giảm còn những người hưởng

chế độ hưu trí do quỹ BHXH chi lẽ dĩ nhiên là ngày càng tăng. Nếu như năm 2017 đối tượng hưởng từ nguồn NSNN là 652 người, năm 2018 là 630 người, năm 2019 là 601 người; còn bên quỹ BHXH năm 2017 có 180 người, năm 2018 có 210 người, năm 2019 có 230 người. Sự chênh lệch về những con số trên của hai nguồn được giải thích thông qua đẳng thức sau:

Số ĐT HQ năm (i)= Số ĐT HQ năm (i-1) – Số ĐT HQ chết năm (i-1) + Số về hưu năm (i) +Số ĐT HQ chuyển đến –Số ĐT HQ chuyển đi.

Mặt khác, thực tế trên địa bàn Tỉnh Bắc Kạn số đối tượng biến đổi cơ học là không đáng kể, như vậy số đối tượng hưởng của một năm chỉ phụ thuộc vào sự biến động tự nhiên mà thôi. Chắc chắn rằng hàng năm những người về hưu trước năm 1995 có xu hướng tử vong lớn hơn những người về hưu sau năm 1995. Về số tiền chi trả hàng năm cho thấy: đương nhiên do số đối tượng hưởng từ quỹ BHXH tăng hàng năm cho nên số tiền chi trả hàng năm cũng tăng theo. Số tiền chi của quỹ BHXH tăng tỉ lệ với biến động tăng của số đối tượng hưởng nhưng tốc độ tăng không đều. Biến động tăng này còn có một nguyên nhân nữa là do mức lương cơ sở ngày càng tăng. Năm 2018 tăng 3.395.774.874đ so với năm 2017 (tăng 65,46%); năm 2019 tăng 2.995.040.989đ so với năm 2018 (tăng 34,89%). Còn số tiền chi của NSNN biến động như sau: năm 2018 tăng 5.707.035.458đ so với năm 2017 (tăng 33,41%); năm 2019 tăng 4.930.800.895đ so với năm 2018 (tăng 21,64%).

Số tiền BQ một người tăng liên tục qua các năm với cùng một tốc độ tăng. Cụ thể như sau: số tiền BQ một người do quỹ BHXH chi trả năm 2018 tăng 12.053.385đ (tăng 41,82%) so với năm 2017; năm 2019 tăng 9.467.814đ (tăng 23,16%) so với năm 2018. Còn số tiền chi BQ một người do NSNN chi trả năm 2018 tăng 9.973.593đ (tăng 38,07%); năm 2019 tăng 9.949.652đ (tăng 27,51%)

Năm 2018 tăng 1.004.449đ so với năm 2017; năm 2019 tăng 788.985đ so với năm 2018. Đối với những đối tượng hưởng do NSNN chi thì ngược lại,

số tiền chi trả vẫn tăng trong khi số đối tượng hưởng giảm đi do là mức lương cơ sở tăng. Mức hưởng BQ một người và BQ một người một tháng thì luôn tăng lên với tốc độ như nhau. Mức hưởng BQ một người một tháng do NSNN chi tăng: năm 2018 tăng 831.132đ so với năm 2017; năm 2019 tăng 829.137đ so với năm 2018.

Nhìn chung mức lương hưu bình quân của các đối tượng hưởng chế độ HQ cao hơn so với mức lương hưu bình quân chung của toàn huyện do mức lương lúc đang đi làm của họ cao hơn mức lương bình quân chung. Mặt khác mức lương bình quân của những đối tượng nghỉ hưu trước ngày 1/10/1995 thấp hơn so với những người nghỉ hưu sau 1/10/1995 do tiền lương đóng BHXH tăng lên. Qua đây có thể kết luận rằng mức tiền lương của những đối tượng phục vụ trong ngành an ninh quân đội là tương đối đồng đều, sự phấn đấu về chức vụ của lao động trong lĩnh vực này cũng phụ thuộc nhiều vào thời gian phục vụ trong quân ngũ (bởi tiền lương khi họ còn đang làm việc phụ thuộc vào hệ số cấp bậc, chức vụ). Và những đối tượng về hưu sau này có mức lương trước khi về hưu cao hơn những đối tượng trước đó.

Đây là một chế độ BHXH đặc thù và là sự ưu đãi của Nhà nước đối với người đã cống hiến cho sự nghiệp giữ gìn an ninh trật tự và bảo vệ Tổ quốc.

Trợ cấp hưu công nhân viên chức(HC).

Nếu như hưu quân đội là chế độ của quân nhân và công an nhân dân, thì HC là chế độ hưu của công chức, viên chức, công nhân viên chức, đó là lực lượng chiếm đa số của BHXH Việt Nam.

Quân đội tức là phục vụ cho an ninh quốc phòng, bảo đảm cho an nguy của tổ quốc, nhưng công chức, viên chức, công nhân viên chức lại là đội ngũ tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, là những người trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội và là đối tượng chiếm đa số của BHXHVN. Không thể nói ai quan trọng hơn ai, cho nên cần có chế độ hưu trí cho những người “làm ra sự sống” là điều tất yếu đối với bất kỳ một

chế độ nào.

Trong những năm vừa qua, nếu coi chế độ hưu trí là đặc trưng nhất trong các chế độ dài hạn thì HC là chế độ đặc trưng nhất của chế độ hưu trí. Vì số đối tượng tương đối đông nên hàng năm BHXH Việt Nam và NSNN phải chi một khoản chi tương đối lớn để chi cho chế độ này. Kết quả của việc thực hiện chi trả chế độ này như sau:

Bảng 3.3. Chi trợ cấp hưu công nhân viên chức của BHXH Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 Năm 2017 2018 2019 Số ĐT hưởng BQ (người) Quỹ BHXH 495 530 590 NSNN 2100 1945 1820 Số tiền (triệu đồng) Quỹ BHXH 7.860,7 11.620,5 14.820,8 NSNN 28.580,4 36.510,5 42.114,8 Số tiền BQ 1 người (triệu đồng) Quỹ BHXH 15,88 21,92 25,12 NSNN 13,61 18,77 23,14 Số tiền BQ 1 người 1 tháng (triệu đồng) Quỹ BHXH 1.323.357 1.827.127 2.093.333 NSNN 1.134.142 1.564.288 1.928.333 Tốc độ tăng số tiền chi trả (%) Quỹ BHXH 7,56 47,83 27,54 NSNN 9,21 27,75 15,35 Tốc độ tăng tiền BQ 1 người (%) Quỹ BHXH 0,043 38,07 14,57 NSNN 0,046 37,93 23,27

Nguồn: Báo cáo hàng năm của BHXH Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019

Ta thấy có khá nhiều điểm tương đồng giữa chế độ HC và HQ: số tiền chi trả được lấy từ quỹ BHXH và NSNN; số đối tượng hưởng của quỹ BHXH ngày càng tăng còn NSNN thì ngược lại; tổng số đối tượng hưởng của quỹ BHXH thấp hơn nhiều so với NSNN; số tiền hưởng BQ một đối tượng do quỹ

BHXH chi lớn hơn so với NSNN; số tiền chi của quỹ BHXH tăng tỷ lệ với sự tăng lên của số đối tượng hưởng còn số tiền chi của NSNN vẫn tăng trong khi số đối tượng lại giảm… Có thể minh chứng những điều trên qua sự phân tích các số liệu.

Đầu tiên, đối với đối tượng do quỹ BHXH chi trả. Số tiền chi trả tăng dần do số đối tượng tăng và mức lương đóng BHXH tăng. Năm 2018 tăng 3.759.791.500đ so với năm 2017; năm 2019 tăng 3.200.269.000đ so với năm 2018. Số tiền BQ một người và số tiền BQ một người một tháng cũng tăng, cụ thể: Số tiền BQ một người năm 2018 tăng 6.045.248đ so với năm 2017; năm 2019 lại tăng 3.194.469đ. Số tiền BQ một người một tháng biến động tương đương như số tiền BQ một người, chỉ khác về số tuyệt đối: năm 2018 lại tăng 503.770đ so với năm 2017; năm 2019 lại tăng trở lại, tăng 266.205đ so với năm 2018.

Đối với những đối tượng do NSNN đảm nhận: Số tiền chi trả tăng, giảm do số đối tượng giảm trong khi mức lương đóng BHXH tăng. Số tiền chi năm 2018 tăng 7.930.099.500đ (tăng 27,75%) so với năm 2017; đến năm 2019 số tiền chi trả tăng trở lại, tăng thêm 5.604.320.000đ (tăng 15,35%) so với năm 2018. Số tiền BQ một đối tượng được nhận và số tiền BQ một đối tượng một tháng có sự biến động giống như phía quỹ BHXH là tăng đều qua các năm. Cụ thể: Về số tiền BQ một đối tượng năm 2018 tăng 5.161.750 (tăng 37,93%) so với năm 2017; năm 2019 tăng 4.368.545đ (tăng 23,27%) so với năm 2018. Về số tiền BQ một người một tháng năm 2018 tăng 430.145đ so với năm 2017; năm 2019 tăng 364.045đ so với năm 2018.

So sánh với mức hưởng BQ một người một tháng của chế độ HQ ta thấy mức lương hưu BQ của chế độ HC thấp hơn rất nhiều. Điều đó cho thấy đối tượng thuộc chế độ HQ có mức lương lúc đang đi làm cao hơn nhiều so với các đối tượng thuộc chế độ HC, do đó mức lương đóng BHXH cũng cao hơn.

Tuy nhiên đối tượng hưởng khác nhau nên vẫn có những điểm khác biệt, rõ nhất là số đối tượng hưởng của chế độ HC lớn hơn rất nhiều so với chế độ HQ. Tốc độ tăng số đối tượng hưởng do quỹ BHXH chi của chế độ HC có xu hướng giảm xuống trong khi tốc độ tăng của chế độ HQ lại tăng lên. Tốc độ giảm số đối tượng hưởng do NSNN chi của chế độ HC và HQ đều có xu hướng tăng. Ta có thể thấy rõ những điều đó qua bảng số liệu cụ thể sau:

Bảng 3.4. Tốc độ tăng, giảm đối tượng hưởng ở chế độ HC và HQ tại BHXH Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019.

Năm

Tốc độ tăng đối tượng hưởng do Quỹ BHXH chi (%)

Tốc độ giảm đối tượng hưởng do NSNN chi (%)

Chế độ HC Chế độ HQ Chế độ HC Chế độ HQ

2017 7,61 18,42 9,17 2,68

2018 7,07 16,67 7,38 3,37

2019 11,32 9,52 6,43 4,60

Nguồn: Báo cáo hàng năm của BHXH Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019

Mặc dù tốc độ tăng giảm không đều nhưng nhìn chung, số đối tượng hưởng của quỹ BHXH ngày một tăng còn NSNN lại giảm cho thấy BHXH ngày càng góp phần giảm gánh nặng chi cho NSNN.

3.2.2.2. Kết quả chi trả chế độ trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng

Trợ cấp mất sức lao động:

Bên cạnh chi chế độ hưu trí hàng tháng, cơ quan BHXH tỉnh Bắc Kạn còn phải thực hiện chi trả các chế độ trợ cấp BHXH hàng tháng khác như như trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tuất và trợ cấp mai táng.

Bảng 3.5. Tình hình chi trả trợ cấp mất sức lao động của BHXH Tỉnh Bắc Kạngiai đoạn 2017-2019

Năm Số đối tượng hưởng BQ (người) Số tiền (đồng) Số tiền BQ 1 người (đồng) Số tiền BQ 1người /tháng (đồng) Tốc độ tăng số tiền chi trả (%) Tốc độ tăng số tiền BQ 1 người (%) 2017 297 2.272.113.558 7.650.214 637.518 5,59 1,72 2018 256 2.293.800.192 8.960.157 746.680 0,95 17,12 2019 230 2.424.753.840 10.542.408 878.534 5,71 17,66

Nguồn: Báo cáo hàng năm của BHXH Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019

Các đối tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động của BHXH Tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là nghỉ mất sức do TNLĐ-BNN. Hàng năm, số đối tượng hưởng chế độ mất sức ngày càng giảm qua các năm: năm 2017 còn 297 người, năm 2017 còn 256 người, năm 2018 còn lại 230 người; nguyên nhân chính là do tử vong hoặc hết hạn hưởng, số đối tượng chuyển đến và chuyển đi không đáng kể. Xét về số biến động ta thấy, năm 2017 số đối tượng hưởng mất sức lao động do BHXH Tỉnh Bắc Kạn kiểm soát giảm so với năm 2018 giảm so với năm 2017 là 41 người, năm 2019 giảm so với năm 2018 là 26 người. Số đối tượng giảm nhưng mức lương cơ sở tăng nên số tiền chi trả biến động liên tục: năm 2018 là 2.293.800.192đ (tang 0,95%) so với năm 2017; năm 2019 là 2.424.753.840đ (tăng 5,71%) so với năm 2018. Nhưng số tiền hưởng BQ một người và số tiền BQ một người một tháng tăng liên tục với tốc độ như nhau: năm 2018 tăng 17,12% so với năm 2017; năm 2019 tăng 17,66% so với năm 2018. Có điều này là do có sự tăng lên của mức lương cơ sở từ 1.050.000đ năm 2017 lên 1.150.000đ vào cuối năm 2018 và đến đầu năm 2019 mức lương là 1.300.000đ. Mức trợ cấp này không cao nhưng đủ đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu cho NLĐ về nghỉ mất sức.

Nếu như các chế độ trên là để chi trả cho những đối tượng tham gia BHXH còn sống, còn có khả năng sử dụng khoản tiền đó, những sự trợ cấp này đôi khi giúp ích được cho gia đình họ, nhưng quan trọng nhất mà nó mang lại là giảm bớt gánh nặng khi không may người lao động bị ốm, TNLĐ-BNN... hoặc giảm bớt sự phụ thuộc vào gia đình khi người lao động về hưu. Ở đây, chế độ tử tuất mang tính chất trợ giúp tiếp cho thân nhân của người lao động tham gia BHXH khi họ không may bị tử vong. Người lao động là người đem lại thu nhập cho gia đình họ, nuôi dưỡng những người ăn theo (nếu có) trong gia đình như: người quá tuổi lao động, người chưa đến tuổi lao động. hoặc người không đủ hành vi và năng lực để làm việc để nuôi sống bản thân nên họ có vai trò quan trọng trong gia đình họ. Chính vì vậy, nếu như người lao động không may bị mất đi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vật chất, tinh thần cho người thân của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi trả bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bắc kạn (Trang 70 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)