5. Bố cục của luận văn
3.3.1. Nhân tố khách quan
Cơ sở sinh học:
Độ tuổi của con người luôn luôn có giới hạn theo đúng quy luật của tự nhiên. Mặc dù xu hướng hiện nay tuổi thọ của con người đã ngày càng tăng lên nhưng độ tuổi còn có thể làm việc bình thường trong những điều kiện bình thường có thể tăng lên nhưng với tốc độ chậm hơn. Chính vì vậy đây là cơ sở quan trọng nhất liên quan đến rất nhiều chế độ BHXH trong hệ thống.
Trên thế giới hiện nay người ta đưa ra một khái niệm mới đó là khái niệm “tuổi già sinh học” là tuổi già do quy luật sinh học chi phối như quy luật biến dị, di chuyền, đồng hóa, dị hóa, trao đổi chất đặc biệt chịu sự chi phối tổng hợp
của qua trình sinh lý của cơ thể con người. Quy trình này dần dần làm cho con người kém khả năng lao động đặc biệt là sự phản xạ về nghề nghiệp và những phản xạ bình thường trong cuộc sống giảm hẳn. Chính vì vậy do độ tuổi có giới hạn của con người chi phối trực tiếp đến chế độ trợ cấp tuổi già (hưu trí). Ngoài ra còn chi phối gián tiếp đến nhiều chế độ khác.
Giới tính: đây là một cơ sở tự nhiên liên quan đến rất nhiều chính sách kinh tế-xã hội của mỗi nước trong đó có BHXH.
Tình trạng ốm đau bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe của con người cũng được coi là một cơ sở sinh học. Nó ảnh hưởng gián tiếp đến rất nhiều chế độ ốm đau bệnh tật ai cũng mắc phải, đặc biệt là giai đoạn cuối đời do những quy luật bên trong cơ thể con người gây ra. Bởi vậy đây phải là vấn đề được tính đến khi xây dựng mỗi chế độ cũng như một số chế độ BHXH đặc thù.
Điều kiện tự nhiên tập quán mỗi nơi là khác nhau tạo nên sự khác nhau về sinh học giữa mỗi con người. Từ việc đi lại, ăn ở tới các quan niệm sống. Đây là cơ sở cần thiết để xác lập các chế độ BHXH sao cho phù hợp với đối tượng tham gia BHXH.
Điều kiện lao động và môi trường làm việc:
Hai yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và mức độ suy giảm khả năng lao động của con người. Có ngành nghề làm việc trong môi trường thuận lợi có ngành lại làm trong môi trường độc hại và dễ xảy ra tai nạn và bệnh nghề nghiệp.... Do vậy mức độ suy giảm khả năng lao động, nguy cơ bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của mỗi ngành là khác nhau. Đây là một vấn đề mang tính toàn cầu liên quan đến hầu hết các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của nhiều nước nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế xây dựng và hoàn thiện nội dung một số chế độ BHXH. Trong đó chế độ TNLĐ-BNN, ốm đau, trợ cấp khi tàn phế, chăm sóc y tế chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Phải căn cứ vào cơ sở này để xác định tuổi về hưu cho phù hợp với từng ngành nghề, phù hợp với tuổi nghỉ hưu chung của từng đối tượng.
Môi trường làm việc và điều kiện lao động thể hiện ở toàn bộ quá trình lao động, ở tất cả các khâu công việc. Môi trường lao động thể hiện cụ thể ở khía cạnh: tiếng ồn, độ bụi, nhiệt độ, không khí, sự đối xử của chủ sử dụng lao động với người lao động, sự quan tâm của những người lao động với nhau, sự công bằng trong việc trả lương...
Điều kiện lao động thể hiện ở trang thiết bị bảo hộ lao động, trang thiết bị cơ sở vật chất và một số thiết bị khác nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động chung cho toàn bộ doanh nghiệp.
Ngoài ra môi trường lao động và điều kiện làm việc ngày nay còn được đánh giá là một chuẩn mực quốc tế để các nước dần dần phấn đấu và thực hiện.
Điều kiện kinh tế xã hội:
Đây là cơ sở có tác động tổng hợp nhất đến việc xây dựng tất cả các chế độ trong hệ thống, thậm chí nó tác động đến việc thực hiện số lượng chế độ cũng như nội dung cụ thể của từng chế độ vì lý do sau:
+ Nếu điều kiện kinh tế xã hội không cho phép thì quốc gia đó không thể thực hiện đầy đủ các chế độ.
+ Nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức đóng góp, mức thụ hưởng trong từng chế độ.
+ Ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển quỹ BHXH.
Hệ thống BHXH gắn liền với tình hình kinh tế xã hội của đất nước, khi nền kinh tế phát triển đến một trình độ nhất định thì BHXH sẽ được hình thành và phát triển. Như vậy có nghĩa là việc tổ chức thực hiện BHXH cần phải căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội của đất nước. Cụ thể là:
+ Khả năng, tiềm lực phát triển của đất nước. + Trình độ kiểm soát lao động, kiểm soát xã hội. + Các chính sách dân số.
+ Chính sách lao động việc làm.
Ngoài ra cơ sở kinh tế xã hội còn là điều kiên tiên quyết để bổ sung, hoàn thiện cả hệ thống cũng như từng chế độ BHXH qua các thời kỳ.
Luật pháp và thể chế chính trị.
Bao giờ hệ thống chế độ BHXH cũng được cụ thể hóa bởi luật pháp và luật pháp BHXH cũng như các văn bản dưới luật lại có liên quan đến một loạt các bộ luật khác của quốc gia như: luật lao động, luật công chức, luật sỹ quan quân đội và công an nhân dân, luật doanh nghiệp.... Chính vì vậy mà tính chất pháp luật ở đây buộc phải đồng bộ.
Tính thống nhất, đồng bộ thể hiện ở luật BHXH và các văn bản dưới luật chủ yếu nằm ở khía cạnh sau: độ tuổi, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động là người Việt Nam hay người nước ngoài, thang bảng lương, mức lương, quân nhân là sỹ quan hay quân nhân chuyên nghiệp.
Thể chế chính trị của mỗi quốc gia cũng có tác động rất lớn đến việc hình thành và xây dựng từng chế độ BHXH. Sự tác động này thể hiện ở các khía cạnh sau:
+ Định hướng và mục tiêu phát triển hệ thống BHXH. + Đối tượng tham gia và đối tượng thừa hưởng.
+ Cơ sở để hoàn thiện cả hệ thống cũng như từng chế độ. + Triển khai thêm hoặc loại bỏ một chế độ nào đó.
+ Quyết định mức trợ cấp từ ngân sách nhà nước. + Các chế độ kiểm soát...
Thể chế chính trị của mỗi quốc gia còn góp phần thúc đẩy hệ thống BHXH cũng như hệ thống các chế độ BHXH nói riêng đi vào quỹ đạo của BHXH thế giới.