5. Bố cục của luận văn
3.2.1. Thực trạng công tác kiểm soát chi trả BHXH tại BHXH tỉnh Bắc Kạn
đoạn 2017-2019
3.2.1. Thực trạng công tác kiểm soát chi trả BHXH tại BHXH tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 giai đoạn 2017-2019
3.2.1.1. Công tác kiểm soát đối tượng hưởng và mức hưởng
Kiểm soát đối tượng hưởng và mức hưởng là công tác thường xuyên, liên tục của cơ quan BHXH tỉnh, nhằm tránh tình trạng đối tượng chi trả không
còn tồn tại mà nguồn kinh phí chi trả vẫn được cấp gây ra sự tổn thất cho quỹ , dẫn đến tình trạng trục lợi BHXH của các đơn vị và cá nhân.
Đối tượng được hưởng các chế độ BHXH có thể chính là bản thân người lao động và gia đình họ, đối tượng được trợ cấp BHXH có thể được hưởng một lần hay hàng tháng, hàng kỳ; hưởng trợ cấp nhiều lần hay ít tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp (thời gian đóng góp và mức độ đóng góp), các điều kiện lao động và biến cố rủi ro mà người lao động gặp phải.
Việc kiểm soát đối tượng hưởng và mức hưởng tại BHXH tỉnh Bắc Kạn được thực hiện thông qua công tác kiểm soát hồ sơ đối tượng. Phòng Tiếp nhận - Kiểm soát hồ sơ của BHXH tỉnh là đơn vị chịu trách nhiệm kiểm soát lưu trữ hồ sơ hưởng BHXH hàng tháng, hồ sơ hưởng BHXH một lần, hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
- Hiện nay, BHXH Bắc Kạn đang kiểm soát hơn 4 vạn hồ sơ đối tượng tham gia và hưởng BHXH. Công tác kiểm soát hồ sơ luôn được quan tâm, chú trọng và thực hiện tốt về công tác lưu trữ, sắp xếp hồ sơ đối tượng khoa học, thuận tiện cho việc tra cứu, khai thác, sử dụng. Năm 2019, đã tiếp nhận 6.676 hồ sơ giải quyết các chế độ về BHXH; trả cho đối tượng 6.329 hồ sơ; tiếp nhận 15.679 sổ BHXH; trả cho đối tượng 11.438 sổ.
- Thực hiện tốt nghị quyết số 94/QĐ- BHXH ngày 07/5/2009 về quy định quy trình thực hiên tiếp nhận và trả kết quả tham gia, giải quyết chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Bắc Kạn. Các thủ tục, hồ sơ, mẫu biểu và quy trình thời hạn giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người lao động tham gia BHXH được thực hiện niêm yết công khai theo quy định đảm bảo giải quyết nhanh gọn, đúng, đủ mọi quyền lợi cho người lao động.
- Cán bộ làm công tác lưu trữ hồ sơ được tham dự đầy đủ các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ, có đầy đủ các sổ sách theo dõi, thống kê. Tuy nhiên, việc cập nhật trên máy vi tính chưa kịp thời, hoàn thiện.
giải quyết khiếu nại - tố cáo của công dân.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lưu trữ và kiểm soát hồ sơ được áp dụng triệt để đã phục vụ hiệu quả cho việc tra cứu, khai thác, sử dụng. Trong công tác kiểm soát chi BHXH trên máy vi tính, khi có sự biến động về chế độ như tăng lương hưu, trợ cấp BHXH, việc tính lương hưu, trợ cấp BHXH theo mức mới cho đối tượng được nhanh chóng, chính xác. Ví dụ, vào đợt điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH sau khi lập xong chương trình tính toán theo phần mềm của BHXH Việt Nam, việc điều chỉnh lương hưu cho gần 40.000 người chỉ trong vòng một tuần. Việc in ấn danh sách chi trả được điều chỉnh theo mức mới cho toàn tỉnh chỉ trong 4 - 7 ngày. Hiện nay, BHXH và tất cả các đơn vị BHXH huyện, thị đều thực hiện nghiệp vụ kế toán trên máy vi tính, tiết kiệm được thời gian luân chuyển chứng từ phát sinh, lặp đi, lặp lại nhiều lần.
- BHXH Bắc Kạn đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong khâu xét duyệt hồ sơ, đảm bảo giải quyết chế độ BHXH, BHYT, BHTN chính xác, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác và ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức.
- Xây dựng Kế hoạch triển khai phân cấp cho BHXH các huyện, thành phố giải quyết hưởng BHXH một lần theo Quyết định số 777/QĐ-BHXH ngày 17/5/2010 của BHXH Việt Nam trong việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH.
- Thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH theo Nghị định số 28,29/2010/NĐ-CP; hàng tháng theo dõi danh sách tăng, giảm; lập danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho trên 4 vạn đối tượng kịp thời; lập thủ tục chuyển đi, chuyển đến cho các trường hợp đảm bảo kịp thời và đúng quy định.
- Nhằm bảo vệ quyền lợi về BHXH của người lao động được giải quyết nhanh chóng, gắn trách nhiệm vật chất của cơ quan BHXH cấp tỉnh trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả giải quyết công việc của cấp tỉnh, những hồ sơ giải quyết không đúng mà BHXH Việt Nam trả lại BHXH tỉnh phải tổ chức thu hồi phần giải quyết không
đúng, nếu không thu hồi được phải chịu trách nhiệm vật chất đối với phần giải quyết chế độ không đúng quy định theo công thức Giám đốc BHXH tỉnh 50%, Trưởng phòng chức năng 30% và cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ 20%.
3.2.1.2. Công tác kế hoạch tài chính
BHXH tỉnh Bắc Kạn thực hiện nhận kinh phí chi trả các chế độ BHXH theo 2 nguồn:
- Đối với nguồn kinh phí cấp từ NSNN để chi trả cho người nghỉ hưởng BHXH, BHYT trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 và kinh phí thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ: thực hiện lập dự toán sử dụng kinh phí và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn. Hàng tháng, ngân sách nhà nước cấp kinh phí vào Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc để Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả đủ và kịp thời lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho những đối tượng thụ hưởng ở trên.
- Đối với nguồn quỹ BHXH thực hiện lập dự toán, sử dụng kinh phí và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán và chế độ kế toán BHXH, BHYT, BHTN do Bộ Tài chính ban hành. Hằng năm, dựa trên cơ sở kế hoạch tài chính được Thủ tướng Chính phủ giao, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao nhiệm vụ chi trả về cho BHXH tỉnh.
Hiện nay, để kiểm soát công tác tài chính thống nhất BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Văn phòng BHXH Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc đăng ký mở các tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) các cấp để kiểm soát và thanh toán tiền thu, chi các quỹ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; kinh phí kiểm soát bộ máy, các quỹ cơ quan và các nguồn
kinh phí hợp pháp khác.
Chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng của BHXH tỉnh vẫn tồn tại một quy trình đã duy trì từ thời bao cấp: lập danh sách người nhận, nhận tiền từ ngân hàng về cơ quan BHXH, chuyển tiền cho các ban đại diện chi trả ở phường -xã, thông báo cho người tới nhận. Sau khi chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH xong, ban đại diện chi trả quyết toán số thực chi và chuyển lại những trường hợp chưa nhận về cơ quan BHXH. Quy trình này tốn rất nhiều thời gian công sức của nhiều người, đã bộc lộ nhiều hạn chế bất cập. Dễ phát sinh rủi ro, thậm chí tiêu cực, mất tiền bạc trong quá trình vận chuyển hoặc trong khi cất giữ và cấp phát.
3.2.1.3. Công tác kiểm soát chế độ chính sách
Từ 2017- 2019, công tác kiểm soát chi trả các chế độ, chính sách BHXH ở BHXH tỉnh Bắc Kạn luôn được thực hiện theo đúng quy trình kiểm soát. Công tác kiểm soát từ khâu xét duyệt, giám định, thẩm định đến việc lập phiếu chi trả và tiến hành chi trả đều được cán bộ phụ trách của BHXH tỉnh thực hiện cẩn trọng, nguyên tắc, đảm bảo cho việc chi đúng, chi đủ, kịp thời và an toàn số tiền chi trả cho đối tượng được hưởng. Đơn vị thực hiện kiểm soát chặt chẽ các đối tượng hưởng BHXH hàng tháng; triển khai, tổ chức tốt công tác lưu trữ hồ sơ đối tượng; tiến hành báo cáo tổng hợp tình hình chi trả theo định kỳ tháng, quý, năm theo đúng quy định.
- Riêng đối với chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe tại
BHXH tỉnh Bắc Kạn thực hiện nhất quán việc để người SDLĐ giữ lại 2% trên tổng quỹ lương đơn vị thanh quyết toán chế độ ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức hàng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội.
Công tác kiểm soát chế độ chính sách của BHXH tỉnh Bắc Kạn hiện nay vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định mà chủ yếu là do ý thức chấp hành điều lệ về BHXH của chủ các đơn vị sử dụng lao động, các cơ quan chức năng trong tỉnh. Cụ thể một số trường hợp đã xảy ra như sau:
- Các đơn vị kê khai, thống kê chưa đầy đủ số lao động làm việc trong cơ quan mình, nhất là những lao động mới được tuyển vào làm việc hoặc những người trong thời gian thử việc bị kéo dài thời gian một cách bất hợp lý nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động; đồng thời làm giảm số thu của BHXH, tăng thêm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước. Một số khác lại chưa kịp thời hoặc không báo cáo với cơ quan BHXH các trường hợp ảnh hưởng tới nguồn thu chi như: Đối tượng bị chết, mất việc làm do hết hợp đồng hoặc không còn đủ trình độ làm việc nữa.
- Đơn vị không đưa ra khoản phụ cấp khu vực của người lao động, không báo cáo tăng mức nộp BHXH với cơ quan BHXH ngay khi người lao động được nâng bậc lương hoặc không tiến hành thi tay nghề nâng bậc lương cho người lao động một cách thường xuyên như quy định. Có người lao động hàng chục năm liền không được nâng bậc lương, không thay đổi mức đóng góp BHXH.
- Một số đơn vị thực hiện hạch toán thu chi sai so với quy định của điều lệ BHXH và các văn bản pháp quy về chế độ kế toán thống kê: đơn vị thu 6% tiền lương của người lao động, nhưng không đưa những người đó vào danh sách đóng BHXH mà sử dụng số tiền này vào mục đích khác, trong khi đó người lao động vẫn tưởng rằng mình tham gia BHXH. Đối với lao động mang tính thời vụ, không đưa vào danh sách đóng BHXH, doanh nghiệp cũng không thanh toán trả 17% tiền lương của họ cùng với tiền lương theo quy định của Bộ luật lao động.
- Đơn vị không bố trí được việc làm cho người lao động, để người lao động nghỉ tự túc mà đơn vị vẫn thu tiền BHXH của những người lao động này. - Một số doanh nghiệp trích thừa phải nộp BHXH, BHYT, BHTN khi hạch toán kế toán và sử dụng phần chênh lệch vào mục đích khác.
- Số ít cán bộ làm việc không thực sự nhiệt tình, nên việc chi trả BHXH, BHYT, BHTN đôi khi còn bị chậm trễ, có trường hợp phải vài tháng mới lĩnh
được tiền hưởng BHXH, BHYT, BHTN
BHXH tỉnh Bắc Kạn đã và đang cố gắng khắc phục các tình trạng nói trên bằng mọi cách, đảm bảo mức thu luôn ngày càng tăng lên. Để thực hiện tốt chính sách BHXH không chỉ cần đến sự nỗ lực riêng của ngành BHXH , mà các cấp, các ngành và các đơn vị cũng phải nhận thức đúng đắn chính sách này.
3.2.1.4. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại
Là một ngành trực tiếp thực hiện Luật BHXH. Việc bố trí công tác tiếp dân và giải quyết kịp thời những vướng mắc của công dân được Đảng ủy và Ban lãnh đạo BHXH tỉnh đặc biệt quan tâm và thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật.
- Năm 2017 tiếp nhận 100 đơn thư ( khiếu nại là 95 đơn, tố cáo là 05 đơn) chủ yếu đề nghị, khiếu nại về chế độ mất sức lao động đã cắt trợ cấp, chế độ cán bộ xã, phường chưa giải quyết hưởng BHXH, chế độ phụ cấp thâm niên.
- Năm 2018, tiếp nhận 61 lượt công dân đảm bảo đúng quy định; tiếp nhận và giải quyết kịp thời 35 đơn thư khiếu nại, …Sau khi tiếp nhận đã giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, không để tồn đọng.
Trong năm 2019, BHXH tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức tiếp 144 lượt công dân đến đề nghị, khiếu nại, tố cáo, so với cùng kỳ năm trước tăng 75 lượt công dân. Trong đó BHXH tỉnh tiếp 86 lượt, BHXH huyện, thành phố tiếp 58 lượt. Tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo đã tiếp nhận là 57 đơn so với cùng kỳ năm trước tăng 18 đơn.
Nội dung đơn thư chủ yếu có liên quan đến việc giải quyết chế độ BHXH của người lao động và những đối tượng đang nghỉ hưởng chế độ BHXH. Mọi đơn thuộc thẩm quyền đều được giải quyết triệt để, thỏa đáng, đúng trình tự, không để tồn đọng theo đúng trình tự quy định của Luật khiếu nại - tố cáo; những đơn thư không thuộc thẩm quyền đã được chuyển cho các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.
3.2.1.5. Công tác tổ chức bộ máy, công cụ kiểm soát
Phân cấp chi trả được BHXH Việt Nam quy định cụ thể từ việc kiểm soát nguồn kinh phí, phân cấp rõ trách nhiệm giữa cơ quan BHXH các cấp trong công tác kiểm soát chi, cấp phát kịp thời nguồn kinh phí, quy định trách nhiệm rõ ràng trong hợp đồng trách nhiệm giữa cơ quan BHXH cấp huyện với các cán bộ đại diện chi trả. Trên cơ sở phân cấp chi trả của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Bắc Kạn tổ chức bộ máy kiểm soát, chi trả BHXH theo đúng thẩm quyền được phân cấp.
Tổ chức bộ máy của ngành BHXH không có cấp xã, phường vì vậy không có cán bộ chuyên trách trực tiếp để chi trả ngay trên địa bàn mà phải thông qua đại diện chi trả.
Ở BHXH tỉnh công tác chi trả do Giám đốc phụ trách trực tiếp, bộ máy chi trả gồm kế toán trưởng, kế toán viên và thủ quỹ.
Đánh giá thực trạng mô hình tổ chức bộ máy làm công tác chi trả BHXH hiện nay tại tỉnh Bắc Kạn, qua nghiên cứu, tìm hiểu cho thấy:
+ BHXH tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức bộ máy làm công tác chi trả theo đúng quy định của BHXH Việt Nam, đồng thời phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
+ Đội ngũ cán bộ đại lý chi trả nhiệt tình, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
Qua điều tra cho thấy, cán bộ đại lý chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH có thời gian làm công tác này dưới 3 năm là 14,2%, từ 3 năm đến dưới 10 năm là 19,67%, từ 10 năm đến dưới 20 năm là 59,03%, trên 20 năm là 7,1%.
Đánh giá về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của cán bộ đại lý chi trả xã, phường, qua điều tra cho thấy tỷ lệ người nghỉ hưu đánh giá chu đáo.
Nhìn chung tổ chức bộ máy kiểm soát, chi trả BHXH ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công tác này, góp phần quan trọng trong việc thực thi chính sách BHXH nói chung cũng như công tác chi trả BHXH nói riêng tại địa phương.
+ Hệ thống văn bản
Luật BHXH ra đời đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện chính sách BHXH nói chung cũng như công tác chi trả BHXH nói riêng. Trên