Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công chức cấp xã ở một số tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh bắc giang (Trang 37 - 43)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công chức cấp xã ở một số tỉnh

1.2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bạc Liêu

Là tỉnh vùng Duyên hải đồng bằng sông Cửu Long, Bạc Liêu có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, nhưng kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Năm 1997, sau khi tái lập, Bạc Liêu khó thu hút cán bộ có trình độ, có năng lực ngang tầm về cơ sở công tác, nhất là về những xã vùng sâu, vùng xa. Khó khăn này dẫn tới tình trạng đội ngũ công chức cơ sở vừa thiếu về số lượng, vừa chưa ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ của giai đoạn mới. Bạc Liêu có 61 xã, phường, thị trấn, nhưng tại thời điểm tái lập tỉnh, ở hầu hết các cơ sở đều không có đủ cán bộ, công chức theo định biên, trên 80% cán bộ, công chức cơ sở chưa đạt chuẩn. Do hạn chế về trình độ chuyên môn, lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên công chức cơ sở xử lý, giải quyết công việc gặp nhiều khó khăn, nhất là công việc đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ như tài chính, kế toán, địa chính, nông nghiệp… Quán triệt Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18-3-2002 của Hội nghị Trung ương 5 khóa IX “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu đã ban hành Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 06-3-2006 về công tác quy hoạch cán bộ, Kết luận số 41-KL/TU ngày 12-09-2008 “Về một số chính sách đối với cán bộ”. Đồng thời Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định số 18/2008/QĐ-UB ngày 29/12/2008 “Về việc ban hành quy định một số chính sách đối với cán bộ tỉnh Bạc Liêu”.

Có chủ trương đúng, chính sách cụ thể, thiết thực, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức cơ sở của Bạc Liêu đã có nhiều khởi sắc, đạt được nhiều kết quả.

Thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng công chức giai đoạn 2000-2005 và 2005- 2010, trường Chính trị tỉnh và các trung tâm đào tạo thuộc tỉnh đã tích cực hợp tác, liên kết với các Học viện, trường đại học để tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng công chức với nhiều hình thức đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của cán bộ, công chức nói chung. Trong 10 năm (1998-2008) Bạc Liêu đã có 2.682 cán bộ, công chức cơ sở đương chức và dự nguồn tốt nghiệp lý luận chính trị trung cấp; 54 cán bộ tốt nghiệp cử nhân, cao cấp lý luận chính trị; 84 cán bộ, 42 công chức tốt nghiệp đại học chuyên môn, 1.003 công chức cơ sở đương chức và dự nguồn tốt nghiệp các khóa đào tạo trung cấp luật, hành chính, thủy sản, văn thư lưu trữ, lao động tiền lương, hành chính văn phòng, kế toán… liên kết với Học viện Chính trị- Hành chính Hồ Chí Minh khu vực IV, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đào tạo lý luận chính trị-hành chính cao cấp cho 115 cử nhân xây dựng Đảng và chính quyền, cử nhân chính trị học chuyên ngành công tác tư tưởng và cử nhân triết học cho 255 cán bộ đương chức và dự nguồn chức danh chuyên trách cấp xã.

Bạc Liêu thực hiện luân chuyển cán bộ từ tỉnh, huyện về cơ sở và ngược lại. Những cán bộ luân chuyển đều trẻ, có triển vọng phát triển, được quy hoạch làm cán bộ lãnh đạo, quản lý, đã luân chuyển được 56 cán bộ từ huyện, thị xã về cơ sở; 91 cán bộ từ cơ sở lên huyện, thị xã; luân chuyển ngang 38 cán bộ từ xã này sang xã khác và luân chuyển một số cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý về làm Bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND các xã trọng điểm.

Bài học để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cơ sở tại tỉnh Bạc Liêu

được thể hiện qua các nội dung sau:

Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể về vị trí, vai trò và đặc điểm của đội ngũ công chức cơ sở.

Xây dựng tiêu chuẩn chức danh đối với đội ngũ công chức cơ sở phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội và nhất là đặc điểm của từng địa bàn vùng miền.

tượng, có địa chỉ. Gắn đào tạo lý luận với thực hành, giải quyết tình huống, giúp nâng cao năng lực thực tiễn.

Ban hành chính sách ưu đãi, thu hút nguồn công chức có chất lượng, tập trung các đối tượng là sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi các trường đại học và học viên tốt nghiệp cao học về làm việc tại địa phương.

Cần thống kê chính xác thực trạng đội ngũ công chức cơ sở. Trên cơ sở đó có kế hoạch, biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp cơ sở tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Đối với các cơ sở yếu kém, xác định đúng nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp, giải quyết dứt điểm những nơi nội bộ mất đoàn kết, yếu kém kéo dài.

Có chính sách đãi ngộ hợp lý và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính trị ở cơ sở.

1.2.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh có 10 đơn vị hành chính, trong đó có 10 huyện, thành phố. Năm 2014, tỉnh đã triển khai thực hiện đánh giá người đứng đầu theo Quyết định số 193/2014/QĐ-UBND ngày 31/5/2014 của UBND tỉnh về đánh giá, xếp loại trách nhiệm người đứng đầu, trong đó tập chung tiêu chí đánh giá chính quyền vững mạnh cho các xã, thị trấn; Thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 04/7/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh “Về chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc và nâng cao trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh” đã tăng cường công tác quản lý, điều hành; tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về cải cách hành chính; cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tăng cường công tác dân vận chính quyền; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, kế quả trên một số mặt như sau:

Chính quyền vững mạnh 110 đơn vị (chiếm 62,5%); Chính quyền loại khá 40 đơn vị (chiếm 20,83%); Chính quyền trung bình 3 đơn vị (chiếm 12,5%).

Tổng số công chức cấp xã là: 3500 người, trong đó cán bộ 590 người (chiếm 52,62%), công chức 2910 người (47,38%). Để đạt được các những kết quả trên, tỉnh Bắc Ninh đã và đang thực hiện các giải pháp:

lãnh đạo quản lý, công chức của huyện thuộc diện quy hoạch các phòng, ban, đoàn thể xuống xã, thị trấn; có chính sách cụ thể khuyến khích hỗ trợ kinh phí 1 lần 5 triệu đồng và hưởng trợ cấp thường xuyên để ổn định sinh hoạt, làm việc 250.000 đến 300.000 đồng/người/tháng, giêng nữ thêm 100.000đồng/người/tháng. Các bước thực hiện dân chủ, công khai bảo đảm thực hiện tốt các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của trung ương, tỉnh về công tác cán bộ phù hợp với tình hình thực tế địa phương và thường xuyên đánh giá đánh giá bố trí làm vị ở những chức vụ cao hơn nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Hai là, thực hiện tốt công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, phát huy tinh thần trách nhiệm của các thành viên, coi trọng chức năng, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác tổ chức cán bộ. Huyện ủy đã ban hành kế hoạch số 30-KH/HU ngày 02/02/2012 về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, cán bộ không chuyên trách cấp xã tại các phòng, ban, cơ quan cấp huyện giai đoạn 2011-2015, theo đó có quy định độ tuổi không quá 50 đối với nam, 45 đối với nữ, tham gia bồi dưỡng 3 tháng làm việc 03 ngày/tuần và đưa vào tiêu chuẩn đánh giá đối với công chức hàng năm.

Ba là: Thường xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch, thực hiện đồng bộ công tác quy hoạch từ cơ sở, quy hoạch từ cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch cấp trên, đưa những nhân tố mới đáp ứng được những điều kiện, tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ vào quy hoạch, mỗi chức danh quy hoạch từ 2-3 người và mỗi công chức có đủ điều kiện năng lực, phẩm chất đạo đức được quy hoạch từ 2- 3 chức danh. Kiên quyết đưa ra khỏi quy hoạch những công chức không đủ điều kiện về năng lực, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn.

Bốn là, đã xác định việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trong đó chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế cho công chức cấp xã. Bên cạnh đó thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với công chức cấp xã chính sách quy hoạch, chính sách đào tạo bồi dưỡng, chính sách thu hút, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, công chức dự bị cấp xã. Tích cực chăm lo đầu tư xây dựng trụ sở và trang bị các phương tiện làm việc ở cơ sở theo hướng tin học hóa.

1.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn

Qua nghiên cứu thực tiễn, tôi rút ra một số nhận xét sau:

Chất lượng của công chức cấp xã được thể hiện qua các tiêu chí: độ tuổi, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, phương pháp và kỹ năng công tác. Muốn nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức phải tiến hành phân tích, đánh giá, tìm ra nhưng yếu tố ảnh hưởng, đề xuất giải pháp liên quan đến độ tuổi, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, phương pháp và kỹ năng làm việc của công chức.

Công chức cấp xã, là người trực tiếp nhận, truyền đạt và tổ chức thực hiện những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cở sở, do vậy, muốn đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống thực sự đòi hỏi phải có đội ngũ truyền thụ mà ở đây không có ai khác chính là công chức cấp xã.

Trong những năm qua, nhất là những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm xây dựng, nâng cao trình độ của đội ngũ công chức cấp xã. Đội ngũ công chức cấp xã đã trưởng thành về mọi mặt, tăng nhanh về số lượng, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị không ngừng được nâng cao, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, đội ngũ công chức cấp xã hiện nay còn nhiều hạn chế: vẫn còn công chức chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị theo quy định của Bộ Nội vụ; phương pháp công tác, kỹ năng xử lý tình huống còn nhiều hạn chế; trình độ ngoại ngữ, tin học còn yếu, còn một bộ phận suy thóai về phẩm chất đạo đức, lối sống... không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.

Kinh nghiệm, cho thấy muốn nâng cao trình độ công chức cấp xã thì phải có các giải pháp hữu hiệu về cơ chế tuyển dụng và bổ nhiệm đánh giá, chế độ, chính sách cán bộ, công chức, khuyến khích bằng thu nhập, tiền lương và chế độ đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị để nâng cao hiệu quả làm việc của công chức cấp xã.

Hiện nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về công chức cấp xã nhưng chưa có đề tài nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức cấp xã.

Từ lý luận và thực tiễn, những yếu kém, bất cập của đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang thời gian qua, tác giả cho rằng việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các phương pháp nghiên cứu sử dụng chủ yếu là phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp đánh giá công chức có sự tham gia nhiều bên, phương pháp phỏng vấn, phương pháp hội thảo, phương pháp chuyên gia và chuyên khảo. Các phương này được vận dụng vào các bước nghiên cứu theo trình tự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh bắc giang (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)