Chuẩn hóa và đổi mới công tác bố trí, sử dụng công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh bắc giang (Trang 108 - 111)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Chuẩn hóa và đổi mới công tác bố trí, sử dụng công chức cấp xã

Tiến hành sắp xếp, bố trí lại các chức danh một cách hợp lý, đảm bảo đủ tiêu chuẩn quy định, đặc biệt là công chức đã được đào tạo nhằm phát huy được kiến thức, trình độ chuyên môn của họ, trước hết tập trung vào lựa chọn, bồi dưỡng để tạo động lực, khơi dậy trí tiến thủ trong công tác, phát huy tính sáng tạo trong công việc, hiệu quả xử lý công việc, khuyến khích tiếp cận tri thức và áp dụng công nghệ mới trong điều hành công việc như hệ thống mạng thông tin trong khai thác, điều hành, quản lý công việc. Xây dựng, thực hiện quy chế trong thực thi công vụ, bảo

đảm thực hiện nhà nước pháp quyền, để mỗi công chức thấy được quyền của từng vị trí của mình là gì, đến đâu trong thực thi nhiệm vụ và đánh giá kết quả có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời khi hoàn thành suất xắc nhiệm vụ được giao.

Có chính sách tăng thu nhập cho công chức, ngoài mức lương quy định, cần được xây dựng trên cơ sở mức sống hàng ngày, mức lương trong khu vực, mức độ công việc khó khăn, thời gian giải quyết kéo dài và trách nhiệm chức vụ cũng như chức danh, khuyến khích và tạo điều kiện khoán biên chế và chi hành chính tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho công chức.

Xây dựng các quy định và biện pháp về quản lý công chức, tiến hành rà soát, xây dựng cơ cấu theo vị trí việc làm của từng chức danh công chức trong chính quyền cấp xã, đề ra những quy định cụ thể về vị trí việc làm, từ đó có chính sách khoán biên chế, khuyến khích chế độ kiêm nhiệm theo chức danh công chức. Động viên công chức nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy năng lực, sở trường trong công tác, khuyến khích công chức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Kiên quyết không bố trí mới những người không đủ tiêu chuẩn bằng cấp chuyên môn, nghiệp vụ (cả trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức) vào các chức danh theo quy định. Thay thế những người không có bằng cấp chuyên môn, nghiệp vụ hiện đang công tác theo hình thức:

(1) Những người dưới 40 tuổi đối với nam, dưới 35 tuổi đối với nữ nếu có đủ tiêu chuẩn và có nguyện vọng thì tạo điều kiện cho đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo kế hoạch hàng năm, sau khi tốt nghiệp khóa học xem xét bố trí công tác đúng với chuyên môn và khả năng.

(2) Những người không tiếp tục học tập nâng cao trình độ, nếu có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội dưới 10 năm, được giải quyết chế độ nghỉ hưởng chế độ thôi việc theo quy định.

(3) Những người trên 55 tuổi đối với nam; trên 50 tuổi đối với nữ nếu có 10 năm tham gia BHXH trở lên nếu có nguyện vọng, có thể tự nộp BHXH thời gian còn lại đến khi đủ điều kiện nghỉ chế độ hoặc có thể nghỉ thôi việc hưởng chế độ trợ cấp 1 lần theo quy định.

(4) Đối với công chức giữ chức vụ, hiện tại đang theo học lớp lý luận chính trị và học lớp chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đã được cấp có thẩm quyền cử đi đào tạo, thì kiểm tra và yêu cầu cá nhân có cam kết nếu đến hết thời điểm cam kết mà không đạt trình độ chuẩn thì kiên quyết thay thế hoặc chuyển vị trí công tác khác phù hợp với trình độ.

(5) Đối với công chức chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định của vị trí đang đảm nhiệm mà không đủ điều kiện đi đào tạo, thì động viên nghỉ công tác theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về tinh giản biên chế hoặc đóng bảo hiểm tự nguyện hoặc hưởng trợ cấp một lần.

(6) Để động viên, khuyến khích công chức cấp xã nghỉ công tác do không đủ trình độ đạt chuẩn theo quy định, ngoài chế độ được hưởng theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn; Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, bản tổ dân phố. UBND tỉnh xây dựng Nghị quyết trình và HĐND tỉnh ban hành Quy định mức hỗ trợ cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc theo hướng như: Đối với các trường hợp nghỉ hưu trước tuổi thì cứ mỗi tháng nghỉ việc trước tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động được hỗ trợ 01 tháng tiền lương bình quân của 60 tháng trước khi nghỉ công tác, nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 150.000.000 đồng/người. Đối với các trường hợp thôi việc được hỗ trợ 03 tháng tiền lương hiện hưởng, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng, được hỗ trợ một lần tiền đóng BHXH, BHYT đến khi đủ 20 năm (phần nhà nước đóng) và mức hỗ trợ tối đa không quá 150.000.000 đồng/người. Kinh phí thực hiện hỗ trợ nghỉ hữu trước tuổi, trợ cấp thôi việc đối với công chức được trích từ nguồn ngân sách tỉnh.

Đối với công chức đã đạt chuẩn, trong diện quy hoạch:

(1) Xuất phát từ thực trạng chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh để thực hiện quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã có tầm nhìn xa, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài; các cấp ủy đảng thường xuyên uốn

nắn, tạo điều kiện tham gia những chương trình, nội dung mới, có tính dự báo, chủ trương lớn để được rèn luyện qua thực tế.

(2) Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, có kế hoạch đào tạo về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cao hơn, quản lý nhà nước theo chuyên ngành, về kỹ năng, phương pháp quản lý, điều hành; bố trí, sử dụng công chức đúng người, đúng việc. Để công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này đi vào nền nếp, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban thường vụ Đảng ủy cấp xã hàng năm phải tiến hành kiểm tra, rà soát việc thực hiện quy hoạch về tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển công chức cho phù hợp với quy hoạch.

(3) Tiếp tục chỉ đạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là cấp xã về thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của đảng và nhà nước về chính quyền cấp xã, đặc biệt là thực hiện các chế độ chính sách cho công chức cấp xã. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã phải theo hướng toàn diện để công chức vừa có đạo đức công vụ, vừa có trình độ chuyên môn và có sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ được giao đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và quản lý chính quyền cơ sở.

Thường xuyên kiểm tra, theo dõi sát sao sự biến động về tổ chức bộ máy và công chức ở cơ sở, đặc biệt là đối với các xã miền núi cao, vùng sâu, vùng xa (có đông dân tộc thiểu số sinh sống) và các xã ở ngoại thành phố để có phương án điều động, tăng cường hoặc luân chuyển công chức kịp thời đảm bảo ổn định bộ máy, chất lượng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương trong toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh bắc giang (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)