Tình hình số lượng công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh bắc giang (Trang 50 - 58)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Tình hình số lượng công chức cấp xã

Sử dụng nguồn tài liệu thu thập từ Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang, Tác giả phân tích số lượng công chức cấp xã của tỉnh Bắc Giang theo các chức danh qua 3 năm (2017, 2018, 2019), kết quả tổng hợp thể hiện bảng 3.1.

Bảng 3.1.Số lượng công chức cấp xã toàn tỉnh Bắc Giang phân theo chức danh

Các chức danh 2017 2018 2019 So sánh (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 BQ 1. Trưởng Công an 207 207 202 103,8 99,5 101,6

2. Chỉ huy trưởng Quân sự 225 226 222 103,2 100,4 101,8 3. Địa chính- xây dựng 461 467 462 107,0 99,1 103,0 4. Văn hóa- xã hội 450 446 433 107,5 98,4 102,9 5. Tư pháp- hộ tịch 430 423 419 112,7 98,3 105,5 6. Văn phòng- thống kê 502 453 487 110,7 100,6 105,6 7. Tài chính- kế toán 390 393 380 108,1 99,4 103,7

Cộng 2665 2654 2605 108,1 99,3 103,7

(Nguồn Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang)

Số liệu trên cho thấy, nhìn chung số lượng công chức cấp xã theo chức danh trong 3 năm qua không có sự biến động lớn. Các chức danh đều có sự thay đổi, biến động nhưng không nhiều như: Công chức Tư pháp - Hộ tịch, Văn phòng - Thống kê, Tài chính - Kế toán, Địa chính - Xây dựng… do một số công chức có tín nhiệm trong công tác được bố trí chuyển sang đảm nhiệm ở các chức vụ cán bộ cấp xã cao hơn; một số số lượng chức danh công chức tương đối ổn định như: Văn hóa - Xã hội, Trưởng Công an xã, Chỉ huy trưởng Quân sự…

Bảng 3.2. Phân loại công chức cấp xã toàn tỉnh Bắc Giang Diễn giải 2017 % 2018 % 2019 % So sánh (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 1. Theo độ tuổi Dưới 30 tuổi 342 12.83 303 11.42 243 9.33 0.89 0.82 30 - 45 tuổi 1700 63.79 1752 66.01 1690 64.88 1.03 0.98 45 -55 tuổi 467 17.52 460 17.33 535 20.54 0.99 1.18 Trên 55 tuổi 156 5.85 139 5.24 138 5.30 0.89 1.01 2. Theo trình độ học vấn THCS 5 0.19 4 0.15 3 0.12 0.8 0.76 THPT 2660 99.81 2650 99.8 2602 99.9 1.0 1.00 3. Theo trình độ lý luận chính trị Sơ cấp 1099 41.24 1013 38.17 992 38.08 0.93 1.00 Trung cấp 1556 58.39 1635 61.61 1607 61.69 1.06 1.00 Cao cấp, cử nhân 10 0.38 6 0.23 6 0.23 0.60 1.02 4. Theo trình độ chuyên môn

Chưa qua đào tạo 5 0,19 4 0,15 3 0,12 0,80 0,76

Trung cấp 778 29,19 611 23,02 422 16,20 0,79 0,70 Cao đẳng 266 9,98 169 6,37 176 6,76 0,64 1,06 Đại học 1583 59,40 1831 68,99 1951 74,89 1,16 1,09 Trên Đại học 33 1,24 39 1,47 53 2,03 1,19 1,38 5. Theo giới Nam 1770 66.42 1748 65.86 1705 65.45 0.99 0.99 Nữ 895 33.58 906 34.14 900 34.55 1.02 1.01 Tổng cộng 2665 2654 2605

(Nguồn Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang)

Đánh giá chất lượng đội ngũ công chức cấp xã hiện đang công tác ở tỉnh Bắc Giang, qua số liệu tổng hợp [bảng 3.2] của Sở Nội vụ, kết quả như sau:

- Về độ tuổi: công chức có sự biến động nhưng tương đối. Số tuổi công chức

tuổi tăng lên, sự trẻ hóa đội ngũ công chức có sự tiến bộ rõ rệt.

- Về giới tính: số công chức là nữ vẫn còn khiêm tốn hơn nam giới. Như vậy,

cũng giống như các cấp trong chính quyền từ trung ương đến địa phương, phụ nữ tham gia công tác xã hội luôn chiếm một tỷ lệ thấp. Vậy, vấn đề bình đẳng giới, cơ cấu giới tính trong đội ngũ công chức cấp xã cũng là một vấn đề mà chính sách nhà nước cần quan tâm hơn. Số cán bộ là nữ chiếm tỷ lệ quá thấp so với nam giới; [Bảng 3.2].

- Trình độ lý luận chính trị: số công chức được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị

được thay đổi qua các năm. Đào tạo sơ cấp chính trị giảm dần qua các năm (năm 2017: 1099; 2018: 1013, 2019: 992); Trung cấp chính trị tăng năm 2018 (1635) so với năm 2017 (1556) nhưng lại giảm vào năm 2019 (1607), đặc biệt có 10 trường hợp học cao cấp lý luận chính trị vào năm 2017, nhưng đến các năm 2018, 2019 chỉ có 6 đồng chí được cử đi học. Việc đào tạo lý luận chính trị cho công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến, mặc dù sự chuyển biến chưa được mạnh mẽ, nhưng thực tế chính quyền địa phương rất quan tâm và đạt được những kết quả rõ rệt như thống kê ở biểu 3.2.

- Trình độ chuyên môn: công chức có trình độ đại học và trên đại học tăng

dần qua các năm, trong khi số công chức có trình độ cao đẳng, trung cấp và chưa qua đào tạo giảm dần qua các năm, đây cũng là phù hợp với quy luật vì chủ yếu đối tượng công chức còn trẻ, đảm nhiệm chức danh chuyên môn, theo quy định cần có trình độ chuyên môn phù hợp do vậy khuyến khích đối tượng này đi học nâng cao trình độ.

Từ thực trạng trên cho thấy, đội ngũ công chức cấp xã có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu từ trung cấp trở lên có tăng dần qua 3 năm, chứng tỏ đã có sự quan tâm về công tác đào tạo, bồi dưỡng của các cấp lãnh đạo và nhận thức về ý nghĩa to lớn trong việc tham gia học tập nâng cao trình độ của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện.

Bảng 3.3. Phân loại công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang phân theo vùng năm 2019

Diễn giải

Toàn tỉnh Trung du, đồng bằng Miền núi

SL (người) Tỷ lệ % SL (người) Tỷ lệ % SL (người) Tỷ lệ % 1. Theo độ tuổi Dưới 30 tuổi 243 9.33 58 5.4 185 16.0 30 - 45 tuổi 1690 64.88 1092 82 598 51.6 45 -55 tuổi 535 20.54 234 12.5 301 26.0 Trên 55 tuổi 138 5.30 63 0.1 75 6.5 2. Theo trình độ học vấn THCS 3 0,12 0 0 3 0,26 THPT 2602 99,88 1446 100 1156 99,74 3. Theo trình độ lý luận chính trị

Sơ cấp và tương đương 992 38.08 554 38.3 438 37,82

Trung cấp 1607 61.69 887 61.3 720 62.1

Cao cấp, cử nhân 6 0.23 5 0.3 1 0.08

4. Theo trình độ chuyên môn

Chưa qua đào tạo 3 0,12 0 00,0 3 0,26

Trung cấp 422 16.31 157 10.9 154 13.29 Cao đẳng 176 6.76 73 5.0 9 0.8 Đại học 1951 74.89 1168 80.8 784 67.6 Trên đại học 53 2.03 48 3.3 5 0.43 5. Theo giới Nam 1705 65.45 840 58.1 865 75 Nữ 900 34.55 606 41.9 294 25 Cộng 2605 100 1446 55.5 1159 44.5

Từ kết quả bảng 3.3 Tác giả có nhận xét như sau:

Về độ tuổi: Số công chức ở khu vực đồng bằng có 1446 người chiếm 55,5%, số công chức ở khu vực miền núi là 1159 người chiếm 44,5% so với số công chức toàn tỉnh. Xem xét số công chức ở độ tuổi dưới 30 ở khu vực trung du, đồng bằng ít hơn miền núi (Trung du, đồng bằng: 58; miền núi: 185), từ 30-45 thì ngược lại, khu vực trung du, đồng bằng chiếm số đông (1092 người, chiếm 82% số công chức cấp xã của khu vực này), trong khi đó khu vực miền núi độ tuổi này chỉ là 598 người (chiếm 51,6%). Độ tuổi trên 45 của cả hai khu vực cơ bản tương đương với nhau. Như vậy số lượng công chức ở khu vực miền núi đã được thay thế bổ sung đội ngũ công chức trẻ cao hơn, đối với khu vực trung du, đồng bằng thì cơ bản ổn định.

Về trình độ học vấn toàn tỉnh chỉ còn 3 người có trình độ trung học cơ sở chiếm 0,12%, trong đó khu vực trung du, đồng bằng không còn, khu vực miền núi còn 3 người, đây là số công chức ở độ tuổi cao và đã có thời gian công tác lâu năm và độ tuổi sắp đến tuổi nghỉ hưu, do đó trong chính sách cán bộ thì còn để công tác tiếp cho đủ tuổi và năm tham gia bảo hiểm xã hội để khu nghỉ được hưởng chế độ hưu.

Về trình độ lý luận chính trị: nhìn chung số lượng công chức về cơ bản đã được đào tạo lý luận chính trị, số công chức có trình độ trung cấp trở lên đạt trên 62%, số được bồi dưỡng trình độ sơ cấp và chưa được đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao trên 38%. Ở cả hai khu vực trung du, đồng bằng và miền núi là tương đương nhau.

Về trình độ chuyên môn: Đối với số lượng công chức có trình độ trung cấp, cao đẳng ở cả hai khu vực trung du, đồng bằng và miền núi cơ bản có tỷ lệ tương đối bằng nhau và so với tỷ lệ chung của cả tỉnh. Tuy nhiên ở trình độ đại học thì ta thấy rõ hơn, trong khi tỷ lệ chung toàn tỉnh có 1951 người chiếm 74.89% thì ở khu vực đồng bằng có 1168 người chiếm 80.8%, khu vực miền núi 784 người chiếm

67.6% và số công chức có trình độ trên đại học có sự chênh lệch, ở khu vực trung du, đồng bằng có 48 người thì ở khu vực miền núi chỉ mới có 5 người.

Về giới tính: Số công chức nữ toàn tỉnh có 900 người chiếm 34.55%, trong khi đó ở khu vực trung du, đồng bằng số công chức là nữ có 606 người chiếm 41.9%, ở khu vực miền núi có 294 người chiếm 25%. Như vậy ở khu vực đồng bằng tỷ lệ nữ tham gia công tác cao hơn ở khu vực miền núi. Tỷ lệ trên cũng phản ánh thực trạng

là do điều kiện ở từng vùng miền khác nhau, văn hóa, tập quán khác nhau thì nữ giới có được tham gia công tác xã hội cũng khác nhau.

Tóm lại, đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với chất lượng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như hiện nay có nhiều mặt vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương và đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Do vậy, đặt ra vấn đề phải đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, bố trí, sử dụng công chức sao cho phù hợp, để nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động quản lý đáp ứng yêu cầu của cấp cơ sở trong thời kỳ đổi mới.

Để đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh Bắc Giang, tác giả đã lựa chọn 2 đơn vị huyện đại diện cho 2 khu vực đặc thù trên địa bàn tỉnh gồm: Khu vực huyện Miền núi có nhiều xã thuộc diện vùng cao đặc biệt khó khăn là huyện Lục Ngạn; khu vực đồng bằng gắn với miền trung du là huyện Hiệp Hòa nơi tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội.

Đối tượng cần điều tra: Luận văn tập trung vào 7 chức danh công chức cấp xã gồm: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính- nông nghiệp- xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội.

Phương pháp điều tra: Bằng cách phát phiếu điều tra, phỏng vấn một số công chức lãnh đạo ở các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, người dân sinh sống trên địa bàn và tham khảo các báo cáo về số lượng, chất lượng công chức cấp xã từ năm 2017 đến 2019 của Phòng Nội vụ huyện Lục Ngạn, Phòng Nội vụ huyện Hiệp Hòa và số liệu tổng thể của Sở Nội vụ.

Chức trách, nhiệm vụ của công chức cấp xã được quy định tại Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ vụ Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn (nay là Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ có hiệu lực từ ngày

25/12/2019).

Qua bảng 3.4 cho thấy tại 2 địa bàn mà tác giả nghiên cứu thì số lượng công chức cấp xã của huyện Lục Ngạn là 334 người chiếm 12,8%, số lượng công chức của huyện Hiệp Hòa là 293 người chiếm 11,2% so với tổng số công chức toàn tỉnh.

Về độ tuổi: Bảng tổng hợp cho thấy, ở độ tuổi dưới 30 toàn tỉnh chiếm 9,3%, của huyện Lục Ngạn chiếm 8,5% và của huyện Hiệp Hòa chiếm 9,2%; độ tuổi từ 30 – 40 toàn tỉnh chiếm 64.88%, huyện Lục Ngạn 52,5% và Hiệp Hòa chiếm 34,2%; ở độ tuổi từ 40-50 toàn tỉnh chiếm 20,54%, huyện Lục Ngạn chiếm 25,4% và Hiệp Hòa chiếm 32,2%; ở độ tuổi trên 50 toàn tỉnh 5,3%, huyện Lục Ngạn chiếm 13,6% và Hiệp Hòa chiếm 25,4%. Điều này cho thấy những số công chức có độ tuổi trẻ dưới 50 thì ở hai huyện Lục Ngạn và Hiệp Hòa cơ bản tương đương với tỷ lệ toàn tỉnh, tuy nhiên ở độ tuổi trên 50 thì hai huyện lại cao hơn nhiều so với toàn tỉnh. Như vậy số công chức cấp xã ở hai huyện trong tương lai sẽ phải nghỉ chế độ hưu nhiều và việc xem xét tạo nguồn công chức trẻ có trình độ để bổ sung là rất cần thiết.

Bảng 3.4. Thực trạng chất lượng công chức cấp xã năm 2019 của tỉnh Bắc Giang ở các huyện điều tra

Diễn giải

Chung Các huyện điều tra Hiệp Hòa Lục Ngạn SL (người) Tỷ lệ % SL (người) Tỷ lệ % SL (người) Tỷ lệ % 1. Theo độ tuổi Dưới 30 tuổi 243 9.33 27 9.2 29 8.5 30 - 40 tuổi 1690 64.88 100 34.2 175 52.5 40 -50 tuổi 535 20.54 91 31.2 85 25.4 Trên 50 tuổi 138 5.30 74 25.4 45 13.6 2. Theo trình độ học vấn THCS 3 0,12 0 0 1 0,3 THPT 2602 99,88 293 100 333 99.7 3. Theo trình độ lý luận Sơ cấp 992 38.08 88 30.1 86 25.7 Trung cấp 1607 61.69 199 67.9 235 70.35 Cao cấp 6 0.23 6 2.0 0

4. Theo trình độ chuyên môn

Diễn giải

Chung Các huyện điều tra Hiệp Hòa Lục Ngạn SL (người) Tỷ lệ % SL (người) Tỷ lệ % SL (người) Tỷ lệ % Trung cấp 422 16,20 41 13.9 75 20.94 Cao đẳng 176 6,76 25 8.5 28 4.56 Đại học 1951 74,89 222 75.7 230 64.53 Trên đại học 53 2,03 288 1.8 0 0 5. Theo giới Nam 1705 65.45 211 72 257 77 Nữ 900 34.55 82 28 77 23 Cộng 2605 293 100 334 100

(Nguồn kết quả điều tra nghiên cứu năm 2019)

Về trình độ học vấn: Số công chức chưa có bằng cấp 3 toàn tỉnh còn 3 người chiếm 0,12%, tại huyện Lục Ngạn vẫn còn 1 người chiếm 0,3%, tại huyện Hiệp Hòa 100% công chức đã tốt nghiệp PTTH.

Về trình độ lý luận chính trị: số công chức có trình độ từ trung cấp trở lên toàn tỉnh có 1613 người chiếm 61,92%, huyện Lục Ngạn có 235 người chiếm 70,35%, huyện Hiệp Hòa có 205 người chiếm 69,9%; số công chức được bồi dưỡng trình độ sơ cấp toàn tỉnh có 992 người chiếm 38,8%, huyện Lục Ngạn có 86 người chiếm 25,7% và huyện Hiệp Hòa có 88 người chiếm 30,1%.

Về trình độ chuyên môn: Đến năm 2019 toàn tỉnh vẫn còn 3 công chức chưa đạt chuẩn, đều là những công chức có tuổi đời cao và công tác ở các xã vùng sâu, vùng xa thuộc hai huyện Lục Ngạn và Sơn Động. Số công chức có trình độ trung cấp toàn tỉnh có 422 người chiếm 16,2%, huyện Lục Ngạn có 75 người chiếm 20,94 % và huyện Hiệp Hòa có 41 người chiếm 13,9 %; số công chức có trình độ cao đẳng toàn tỉnh có 176 người chiếm 6,76%, tại huyện Lục Ngạn có 28 người chiếm 4,56% và huyện Hiệp Hòa có 25 người chiếm 8,5%; số công chức có trình độ đại học toàn tỉnh có 1951 người chiếm 74,89%, tại huyện Lục Ngạn có 230 người chiếm 64,53%, Hiệp Hòa có 222 người chiếm 75,57%. Qua phân tích ở hai huyện

trên ta thấy các huyện rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ cho đội ngũ công chức cấp xã. Đa số công chức đều có trình độ đại học, cao đẳng; đặc biệt ở huyện Hiệp Hòa có những đồng chí có trình độ thạc sỹ (05 người).

Về giới tính: Số công chức là nữ toàn tỉnh chiếm 34,55%, tại huyện Lục Ngạn chiếm 23% và tại huyện Hiệp Hòa chiếm 28%. Điều này cho thấy tại huyện Lục Ngạn nữ giới ít tham gia vào công việc xã hội nhất là ở cơ sở; trong khi tại huyện Hiệp Hòa thì tỷ lệ này lại cao hơn một chút.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh bắc giang (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)