Nâng cao chất lượng công chức cấp xã có Tâm, Tầm, Tài và sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh bắc giang (Trang 118 - 120)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.7. Nâng cao chất lượng công chức cấp xã có Tâm, Tầm, Tài và sức khỏe

a) Công chức có cái Tâm trong thực thi công vụ

Như chúng ta đã biết ở nước ta, trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm, công tác giáo dục phẩm chất, tinh thần trách nhiệm cho công chức đã được cả xã hội nói chung và từng cơ quan, đơn vị quan tâm xây dựng đáp ứng được yêu cầu xây dựng con người mới con người XHCH.

Tuy nhiên, từ khi đổi mới cơ chế quản lý đến nay các hiện tượng tha hoá về phẩm chất đạo đức, lối sống, quan liêu, hách dịch, tham nhũng,… không ngừng phát sinh, nhiều trường hợp thiếu tôn trọng nhân dân, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, … còn xảy ra ở nhiều nơi thậm chí còn có tình trạng trên bảo dưới không nghe. Vì vậy tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp… là một yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của QLNN. Muốn đạt được kết quả thì cần phải thực hiện tốt các nội dung:

- Thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, mà mục tiêu là phục vụ nhân dân. Coi trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Xây dựng tinh thần trách nhiệm và tác phong làm việc công nghiệp, trung thực có ý thức đấu tranh trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhất là lãng phí thời gian lao động luôn coi trọng nguyên tắc phục vụ nhân dân là chính, là “công bộc” của dân, đây cũng một nguyên tắc của đạo đức nghề nghiệp.

- Đẩy mạnh việc phê bình, tự phê bình, mạnh dạn chỉ rõ mỗi công chức trong thực thi nhiệm vụ có hoàn thành hay không, trên cơ sở đó, nhận xét, đánh giá tinh thần trách nhiệm và xử lý với những người thiếu trách nhiệm.

- Kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, địa phương đồng thời mạnh dạn tiếp thu, vận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào thực tiễn công việc. Thường xuyên giáo dục tinh thần trách nhiệm cho công chức, nhất là người đứng đầu. Mỗi công chức cần được giao nhiệm vụ cụ thể đúng với quyền hạn, trách nhiệm, trên cơ sở đó thường xuyên giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả, chất lượng công việc để tìm nguyên nhân công việc không đạt yêu cầu; nếu do chủ quan mà họ không hoàn thành nhiệm vụ thì cần có xử lý thoả đáng; kịp thời khen thưởng, xử phạt nghiêm minh theo quy định.

- Tăng cường xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa công chức với nhân dân, quan hệ trong gia đình và quần chúng nơi cư trú. Giữ gìn đoàn kết nội bộ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, giữa công chức với nhau, lấy công tác giáo dục thế hệ trẻ về kỹ năng, phương pháp làm việc, kỹ năng xử lý tình huống,… làm tiêu chí đánh giá kết quả công chức theo quy định.

- Có lối sống, sinh hoạt lành mạnh, giản dị, gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Thực hiện quy chế, quy định của đơn vị và thực hiện ý kiến chỉ đạo của cấp trên về thời gian làm việc; trong công tác, báo cáo đầy đủ và trung thực với cấp trên.

- Luôn có tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân, tận tình chu đáo, lễ phép, đúng hẹn với dân; không hách dịch, gây khó khăn với người dân; thực hiện tốt phương châm “gần dân, trọng dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.

b) Để công chức có được cái Tầm trong thực thi công vụ

Thường xuyên giáo dục chính trị, tưởng cho công chức để có tinh thần cầu thị trong thực thi nhiệm vụ, cũng như trong cuộc sống, là trung tâm trong xử lý công việc, xử lý công việc phải khoa học, bảo đảm quy định của nhà nước, ngang tầm thời đại theo chức trách, nhiệm vụ được giao.

Nêu cao tinh thần không ngừng học tập, tự học trong thực hiện nhiệm vụ, thường xuyên rèn luyện kỹ năng, phương pháp làm việc, học dân, học những người đi trước về kinh nghiệm công tác; trong thời gian công tác mỗi công chức phải đánh giá được tự học về lĩnh vực gì, những gì cần phát huy, rút kinh nghiệm.

c) Công chức có được cái Tài

Tài của công chức được thể hiện thông qua kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao, được phản ánh về những công việc được giao thực hiện trong năm đã hoàn thành tốt; những văn bản đã được chủ trì soạn thảo mà khi đưa vào thực hiện đạt hiệu quả, được đánh giá cao.

Những công trình tự nghiên cứu hoặc tham gia thực hiện nghiên cứu, sáng kiến được áp dụng đạt hiệu quả trong thực thi công vụ, trong cuộc sống; những tham mưu, đề xuất được cấp trên chấp nhận và đưa vào thực hiện đạt kết quả thiết thực góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở.

Giải quyết công việc luôn đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng, không để công việc chậm hoặc tồn đọng. Đi cơ sở, trong quá trình công tác, phát hiện các vấn đề mới nảy sinh hoặc tồn tại kịp thời xử trí, hoặc báo cáo đề xuất với cấp trên xử lý. Những việc được giao nhưng chưa hoàn thành, có nhận thức được là những việc khó cần sự giúp sức của lãnh đạo cấp trên tạo sự đồng thuận trong giải quyết.

d) Công chức có sức khỏe hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Để mỗi công chức có nhận thức đúng đắn về quan trong của sức khỏe, không ngại ngần khi được giao nhận nhiệm vụ, nhất là những nhiệm vụ trong điều kiện khó khăn về thời tiết, khí hậu, vùng sâu, vùng xa,… bảo đảm số ngày làm việc trong năm, tránh tình trạng nghỉ do ốm, đau, bệnh tật; công chức phải lựa chọn cho mình một môn thể thao phù hợp với thể trạng để thường xuyên luyện tập thân thể để nâng cao sức khỏe, tăng cường thể chất về sức khỏe và tinh thần thư thái trong cuộc sống, trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh bắc giang (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)