6. Kết cấu của luận văn
4.2.8. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện làm việc cho công chức cấp xã
Hiện nay tỉnh Bắc Giang còn 30 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, 1 huyện vùng cao (Sơn Động ) thuộc diện 60 huyện nghèo nhất cả nước, hiện trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng được điều kiện làm việc cho công chức. Trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải thiện mội trường, điều kiện làm việc cho những xã còn khó khăn, đặc biệt những xã vùng cao như: xây dựng trụ sở kiên cố, mua sắm trang thiết bị làm việc, phương tiện thông tin liên lạc và các điều kiện hoạt động khác để nâng cao hiệu quả công tác của các công chức cơ sở, cụ thể như sau:
Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật:
Tăng cường đầu tư đảm bảo cho các xã có trụ sở làm việc đàng hoàng, tiến tới đầu tư đồng bộ các trang thiết bị và phương tiện làm việc theo hướng tin học hóa, hiện đại hóa; có cơ chế đầu tư, hỗ trợ kinh phí hợp lý cho các xã miền núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng - kỹ thuật như đường điện, đường giao thông, trạm xá, trường học, nhà văn hóa, bưu điện, tủ sách pháp luật tạo điều kiện cho cán bộ và nhân dân học tập, đi lại, khám chữa bệnh và sinh hoạt thuận lợi.
Đây là những điều kiện cần thiết để mở mang giao lưu văn hóa, học tập nâng cao dân trí và trình độ về mọi mặt cho đội ngũ công chức cấp xã. Đồng thời cũng tạo được môi trường thuận lợi cho công chức công tác, phát huy tối đa năng lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành và phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở.
Đổi mới cơ chế quản tài chính - ngân sách ở cấp xã:
Trong thời gian tới cần tiếp tục mở rộng việc thực hiện cơ chế khóan thu - chi ngân sách và trao quyền tự chủ tài chính cho cấp xã:
Đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thu - chi ngân sách và quản lý tài chính, để hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của cấp xã.
Tạo động lực để phát triển nguồn thu, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã.
Nâng cao ý thức trách nhiệm, sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý thu - chi ngân sách ở cấp xã.
Đảm bảo chi trả kịp thời các chế độ theo quy định cho công chức cấp xã. Nâng cao thu nhập của công chức trên cơ sở bố trí, sắp xếp đội ngũ công chức cấp xã phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng loại xã, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các khoản kinh phí được khoán.
KẾT LUẬN
Chính quyền cấp xã và đội ngũ công chức cấp xã là trung tâm của hệ thống chính trị cấp xã, là chỗ dựa của Đảng và Nhà nước để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, đưa đất nước ta vững bước vào thế kỷ XXI trong xu thế hòa nhập chung với thế giới. Đội ngũ công chức cấp xã là công chức gần dân nhất, là người được Đảng, Nhà nước giao cho nhiệm vụ trực tiếp truyền đạt, lãnh đạo và tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cấp cơ sở. Để cho những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống hơn lúc nào hết phải quan tâm, chăm lo, xây dựng, nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ công chức để đội ngũ công chức cấp xã giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, nói và làm đúng với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có phương pháp làm việc khoa học, ứng xử với người dân đúng mức, có văn hoá, biết cách xử lý những công việc, những tình huống đúng quy định, hợp với lòng dân, đảm bảo thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của công chức, xứng đáng là công bộc của dân, được Đảng, Nhà nước và nhân dân tín nhiệm, giao phó.
Tỉnh Bắc Giang trong những năm qua đã quan tâm xây dựng công chức, đội ngũ công chức cấp xã cơ bản có phẩm chất đạo đức, có năng lực công tác, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, từ thực tiễn và nghiên cứu của tác giả thấy đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh Bắc Giang hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, còn thiếu công chức, tỷ lệ công chức chưa đạt chuẩn về chuyên môn, lý luận chính trị theo tiêu chí của Bộ Nội vụ, số công chức tuổi cao (từ 40 tuổi trở lên) chiếm tỷ lệ cao trong tổng số công chức, phương pháp và kỹ năng công tác hạn chế, việc sử dụng máy vi tính, khai thác công nghệ thông tin còn yếu, năng lực tham mưu, tổ chức, triển khai kế hoạch còn kém, một số công chức suy thoái đạo đức, lối sống, có tình trạng tham nhũng, lãng phí... chưa đáp ứng được tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Những hạn chế của công chức cấp xã của tỉnh Bắc Giang do các yếu tố sau như: công chức cấp xã của tỉnh Bắc Giang được tuyển dụng chủ yếu từ trước năm
2004, chất lượng thấp, chưa đạt chuẩn về trình độ, tác phong, lề lối làm việc theo kiểu "nông dân", tâm lý làng xã, an bài, dĩ hoà, vi quý, chưa tích cực đi học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ hoàn thiện bản thân mình.
Công tác đánh giá công chức nhiều khi còn hình thức, chung chung, chưa tạo được sự dân chủ, khách quan trong đánh giá công chức, dẫn đến bố trí, sử dụng công chức chưa đúng, chưa phát huy được năng lực sở trường của công chức, chưa tạo được động lực học tập, rèn luyện và làm việc, nâng cao trình độ của công chức. Công tác quy hoạch tạo nguồn công chức cấp xã của tỉnh Bắc Giang còn nhiều khó khăn do thiếu nguồn công chức. Công tác đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh chưa toàn diện, còn nhiều hạn chế, kinh phí phần lớn phụ thuộc vào cấp trên. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật công chức còn hạn chế, chưa gắn trách nhiệm của của công chức trong thực thi công vụ cũng như việc học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ của công chức.
Chính sách của Nhà nước chậm hoàn thiện, chậm đổi mới, chế độ tiền lương của công chức cấp xã còn nhiều bất cập trong thời gian dài dẫn đến chưa khuyến khích được công chức cấp xã đi học tập để đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, do vậy đã làm ảnh hưởng đến trình độ, công tham mưu, thực hiện của công chức cấp xã.
Để nâng cao trình độ công chức cấp xã, tỉnh Bắc Giang trong những năm tới cần nghiên cứu và thực hiện tốt các giải pháp như: Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, tuyển dụng công chức có trình độ, thực hiện tốt công tác quy hoạch, đánh giá, phân loại và luân chuyển công chức, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên sâu theo từng ngành, lĩnh vực gắn với đề án vị trí việc làm, có chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài về công tác ở cơ sở, tăng cường đầu tư cở sở vật chất cho công sở cấp xã.
Việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã là một vấn đề rất khó khăn và phức tạp. Nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trách nhiệm của các cấp, các ngành, và đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của từng công chức cấp xã. Bởi vậy, vấn đề này không thể được giải quyết hết trong phạm vi của đề tài này. Do điều kiện thời gian hạn chế, cũng như trình độ, năng lực có hạn, những giải pháp đề xuất của tác giả mới chỉ là
bước đầu trên cơ sở gắn kết lý luận đã được học tập với thực tiễn sinh động ở địa phương, chắc chắn còn có nhiều hạn chế, cần phải được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện. Hy vọng, đây cũng là vấn đề được các cấp, các ngành, các nhà nghiên cứu khoa học và quản lý quan tâm. Tác giả mong nhận được nhiều ý kiến tham gia đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện và sớm được áp dụng vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn mới./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Lao động (năm 2019).
2. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (1999), Báo cáo kết quả điều tra cơ bản, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ
hệ thống chính trị cơ sở, Hà Nội.
3. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ - Viện Khoa học tổ chức nhà nước (2000)
chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước ở cấp xã, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Nội vụ (Thông tư 06/2012/TT-BNV) Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.
5. Bộ Nội vụ (Thông tư số 13/2019/TT-BNV) Hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn,
tổ dân phố.
6. Cục Thông kê tỉnh Bắc Giang (2017, 2018, 2019) Niên gián thống kế tỉnh Bắc Giang.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 BCH TW
Đảng (Khóa VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng cộng sản Việt Nam (2001) Văn kiện đại hội đại biểu Đảng cộng sản
Việt Nam lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng cộng sản Việt Nam (2002) Văn kiện hội nghị lần thứ năm BCH TW
Đảng(Khóa IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng cộng sản Việt Nam (2006) Văn kiện đại hội đại biểu Đảng cộng sản
Việt Nam lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đỗ Thị Thu Hằng, Luận văn thạc sĩ (2004) Nâng cao năng lực của đội ngũ công chức cấp xã trong giai đoạn hiện nay;
12. Hồ Chí Minh (1974) Bàn về vấn đề cán bộ, Nxb sự thật, Hà Nội. 13. Hồ Chí Minh (1995) Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Hồ Chí Minh (1995) Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Hồ Chí Minh (1995) Toàn tập, tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Hồ Chí Minh (1995) Toàn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2006) Giáo trình xây dựng đảng,
Nxb lý luận chính trị, Hà Nội.
18. HĐND tỉnh Bắc Giang (Nghị quyết số 46/2019/NQ-HĐND) Quy định chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức cấp xã dôi dư và cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y cơ sở nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2020-2024.
19. Học viện Hành chính Quốc gia (2003) Hành chính công, Nxb Thống kê Hà Nội.
20. Hoàng Thị Hào, Luận văn thạc sỹ, Đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính
cấp tỉnh ở tỉnh Nam Định,
21. Luật Cán bộ, công chức (năm 2008). 22. Luật Bảo hiểm xã hội (năm 2014).
23. Nguyễn Duy Phong, Luận văn thạc sĩ (2012) Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
24. Nguyễn Xuân Thảo, Luận văn thạc sĩ (2011) Giải pháp nâng cao trình độ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
25. Nguyễn Cao Sơn, Luận văn thạc sỹ, Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cơ
sở ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
26. Nguyễn Minh Phương, Luận văn thạc sĩ (2003), Xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức cơ sở đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới, Tạp chí lý luận chính trị.
27. Nghị định Chính phủ (số 09/1998/NĐ-CP) về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
28. Nghị định Chính phủ (số 114/2003/NĐ-CP) về cán bộ, công chức xã, phường thị trấn.
29. Nghị định Chính phủ (số 121/2003/NĐ-CP và số 92/2009/NĐ-CP) về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
30. Nghị định Chính phủ (số 112/2011/NĐ-CP) về công chức xã, phường, thị trấn.
31. Nghị quyết Chính phủ (số 30c/NQ-CP) về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.
một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP.
33. Nghị định Chính phủ (số 34/2019/NĐ-CP) về sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
34. Nghị định Chính phủ (số 101/2017/NĐ-CP) về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
35. Nghị định Chính phủ (số 140/2017/NĐ-CP) về chính sách thu hút, tạo nguồn
cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
36. Nghị định Chính phủ (số 108/2014/NĐ-CP) về tinh giản biên chế.
37. Nghị định Chính phủ (số 26/2015/NĐ-CP) Quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ.
38. Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang (2017, 2018, 2019) Báo cáo thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
39. Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg) về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010.
40. Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 69/2003/QĐ-TTg) Phê duyệt chương trình xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước giai đoạn 2003-2005.
41. Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 28/2007/QĐ-TTg) về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường thị trấn các tỉnh phía bắc giai đoạn 2007-2010.
42. Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 1374/2011/QĐ-TTg) Phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức giai đoạn 2011-2015.
43. Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 163/QĐ-TTg) phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025.
44. Tạp chí Cộng sản (2002), Xây dựng hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ
công chức cơ sở - Hội thảo khoa học và thực tiễn.
45. Viện nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước (2004) Hệ thống chính trị cơ sở
46. Tỉnh ủy Bắc Giang (2002) Nghị quyết của Ban chấp hành đảng bộ khóa XV
về công tác tổ chức cán bộ, Bắc Giang.
47. Tỉnh ủy Bắc Giang (2010) Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Bắc Giang.
48. Tỉnh ủy Bắc Giang (2015) Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ
XVIII, Bắc Giang.
49. Tỉnh ủy Bắc Giang (Kế hoạch số 47/KH-TU ngày 30/5/2018) về thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
50. Trần Văn Quang, Luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
51. Trần Thị Ngọc, Luận văn thạc sỹ, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc
thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Nam Định.
52. UBND tỉnh Bắc Giang (Kế hoạch số 112/UBND-KH ngày 27/6/2018) về thực hiện Kế hoạch số 47/KH-TU ngày 30/5/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang.
53. UBND tỉnh Bắc Giang (Quyết định số 236/2010/QĐ-UBND) về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với công chức ở xã, phường, thị trấn.., tỉnh Bắc Giang.
54. UBND tỉnh Bắc Giang (Quyết định số 370/2013/QĐ-UBND) Quy định tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
55. UBND tỉnh Bắc Giang (năm 2017, 2018, 2019) Báo cáo về tình hình thực
56. UBND huyện, thành phố, tỉnh Bắc Giang (2017, 2018, 2019) Báo cáo thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
PHỤ LỤC 2. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN NGƯỜI DÂN
Họ và tên người điều tra, phỏng vấn:...
Người kiểm tra:...
Ngày điều tra, phỏng vấn: ...
Rất mong nhận được sự đóng góp của ông / bà về công chức phục vụ cho việc đào tạo, nghiên cứu như sau: (Ông / bà hãy đánh dấu ( x ) vào những phương án mà ông / bà thấy nhất trí, phù hợp với ý kiến của mình). Câu 1 : Xin ông / bà vui lòng cho biết đôi nét về bản thân.