Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 46)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập thông tin thứ cấp

Để có đƣợc các nội dung đầy đủ, chính xác làm cơ sở lý luận từ đó đối chiếu với thực tế công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN của huyện, tác giả đã sử dụng thông tin thứ cấp từ các nguồn sau:

Các văn bản quy phạm pháp luật nhƣ Luật NSNN, Luật Đầu tƣ, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu,... và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.

Số liệu thu thập tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thu thập tài liệu, báo cáo về đặc điểm tự nhiên - xã hội, đất đai, lao động, việc làm, đặc biệt là các báo cáo tổng kết về đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện trong 3 năm (2017 - 2019).

Tác giả cũng tìm đọc một số luận án, luận văn nghiên cứu về quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN để hệ thống cơ sở lý thuyết và tham khảo các giải pháp quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN ở các địa phƣơng đã đƣợc nghiên cứu.

Ngoài ra, tác giả cũng tra cứu một số vấn đề liên quan đến quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN qua mạng Internet để thấy đƣợc các quan điểm, nhận xét, cái nhìn chung của xã hội hiện nay, nhất là của các chuyên gia tài chính đối với vấn đề đầu tƣ XDCB từ NSNN.

* Thu thập thông tin sơ cấp

Công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc nói chung và ngân sách huyện nói riêng luôn chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Trong đó, các yếu tố bên trong đƣợc đánh giá là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn và tác động trực tiếp đến công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB đối với các chủ đầu tƣ sử dụng vốn NSNN.

- Mục đích: Để đảm bảo tính chắc chắn và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa bàn nghiên cứu, tác giả thực hiện khảo sát và xây dựng mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB thuộc nguồn vốn NSNN cấp huyện ở địa bàn nghiên cứu.

- Cơ sở xây dựng các tiêu chí:

Dựa theo các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý vốn đầu tƣ XDCB đã phân tích ở chƣơng 1. Tác giả đề xuất mô hình đánh giá 05 yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB thuộc nguồn vốn NSNN huyện Văn Bàn bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài, cụ thể: (1) Trình độ quản lý của cơ quan Nhà nƣớc, (2) Năng lực tổ chức thực hiện dự án của chủ đầu tƣ, (3) Cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB, (4) Các tổ chức tƣ vấn đầu tƣ XDCB và nhà thầu tham gia dự án, (5) Hệ thống pháp luật quản lý vốn đầu tƣ xây dựng.

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN huyện Văn Bàn

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

- Cách thức tiến hành:

+ Đối tượng điều tra: Hoạt động quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN

có liên quan đến rất nhiều đối tƣợng. Tuy nhiên, luận văn đi sâu phỏng vấn, điều tra tại các đơn vị có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý, sử dụng vốn đầu tƣ XDCB bao gồm: (1): Ban Quản lý dự án huyện; (2) Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện; (3) Kho bạc Nhà nƣớc huyện (các cơ quan quản lý Nhà nƣớc); (4) Đại diện đơn vị thi công.

+ Quy mô mẫu:

Hiện tại: Ban quản lý dự án huyện có 20 ngƣời; Phòng tài chính huyện có 30 ngƣời, Kho bạc Nhà nƣớc huyện có 37 ngƣời, đề tài cũng phỏng vấn 10 đơn vị thi công trên địa bàn huyện, mồi đơn vị 3 ngƣời, tổng số là 30 ngƣời.

Quản lý vốn ĐT XDCB thuộc nguồn vốn NSNN huyện Văn Bàn Trình độ quản lý của cơ quan Nhà nƣớc Năng lực tổ chức thực hiện dự án của chủ đầu tƣ Các tổ chức tƣ vấn đầu tƣ XDCB và nhà

thầu tham gia dự án Cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB Hệ thống pháp luật quản lý vốn đầu tƣ xây dựng

Bảng 2.1: Quy mô mẫu điều tra

STT Đối tƣợng Quy mô mẫu

1 Ban quản lý dự án 20

2 Phòng tài chính 30

3 Kho bạc Nhà nƣớc 37

4 Đơn vị thi công 30

Tổng cộng 117

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) + Nội dung khảo sát: Căn cứ vào mô hình đánh giá tác động ở trên, tác

giả sử dụng bảng hỏi để phỏng vấn sâu các cán bộ, ngƣời lao động về hoạt động quản lý vốn đầu tƣ XDCB tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Do nội dung phiếu khảo sát chỉ tập trung phân tích các yếu tố tác động đến quản lý vốn đầu tƣ XDCB nên tác giả thiết kế mẫu phiếu chung cho cả 4 đối tƣợng phỏng vấn.

Các câu hỏi trong phiếu điều tra đƣợc thiết kế theo thang đo Likert với 5 mức độ sau: Điểm 1 2 3 4 5 Mức đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý Rất đồng ý Từ kết quả phiếu hỏi, tác giả tính điểm TB để đánh giá thực trạng nghiên cứu. Gọi X là điểm TB (1≤ X ≤5), công thức tính điểm TB nhƣ sau:

XTB =ΣXi*Ki/n Trong đó:

Xi là điểm ở mức độ i

Ki là số ngƣời tham gia đánh giá ở mức độ Xi n là số ngƣời tham gia đánh giá

Sử dụng thang đo Likert sẽ cho thấy ý nghĩa của từng giá trị TB, đối với thang đo khoảng cách trong phân tích thống kê mô tả đƣợc tính nhƣ sau:

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 - 1)/5 = 0,8 Do đó ý nghĩa các mức đƣợc xác định nhƣ sau:

Bảng 2.2: Ý nghĩa giá trị TB thang đo khoảng

Giá trị TB Ý nghĩa 1,00 - 1,80 Kém 1,81 - 2,61 Yếu 2,62 - 3,42 Trung bình 3,43 - 4,23 Khá 4,24 - 5,00 Tốt

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

Các số liệu sau khi thu thập đƣợc tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tổ thống kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu; các số liệu tính toán đƣợc xử lý trên phần mềm Excel.

2.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê, mô tả

Từ quá trình thu thập, xử lý số liệu về tình hình quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN của UBND huyện Văn Bàn, tác giả tiến hành phân tích số liệu dựa vào các chỉ tiêu số tuyệt đối; số tƣơng đối; dãy số biến động theo thời gian.

2.2.3.2 Phương pháp so sánh

Dựa vào các số liệu báo cáo của UBND huyện và các phòng chức năng về tình hình dân số, lao động, kết quả đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trong 3 năm (2017 - 2019), tác giả so sánh kết quả phân bổ vốn đầu tƣ XDCB giữa các năm, so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch, so sánh vốn đầu tƣ đƣợc duyệt quyết toán với giá trị đề nghị, so sánh kết quả thanh kiểm tra... từ đó làm căn cứ đánh giá, nhận xét.

của huyện giai đoạn 2017 - 2019 với các quy định của Pháp luật để đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN của huyện trong thời gian tới.

2.2.3.3.Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận văn. Phân tích là chia vấn đề ra thành từng phần, tiếp cận chúng ở nhiều góc độ khác nhau, tài liệu khác nhau từ đó tìm ra bản chất, quy luật của đối tƣợng nghiên cứu, rồi tổng hợp lại thành quan điểm chung.

Căn cứ cơ sở lý luận và thực trạng quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN của huyện Văn Bàn, tác giả tiến hành phân tích những kết quả đã đạt đƣợc, những hạn chế cùng với nguyên nhân của công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN của huyện Văn Bàn trong thời gian qua ở các nội dung lập, phân bổ vốn đầu tƣ; thanh toán; quyết toán; kiểm tra giám sát để làm rõ thực trạng công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN. Sau đó, tổng hợp lại thành các nội dung cần duy trì, nội dung cần phải thay đổi để tăng cƣờng công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN huyện Văn Bàn trong thời gian tới.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài đƣợc chia thành 5 nhóm sau: * Nhóm 1: Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng đầu tƣ XDCB trên địa bàn huyện.

- Tổng chi NSSS (tổng vốn đầu tƣ XDCB), bao gồm: + Chi đầu tƣ XDCB

+ Chi thƣờng xuyên

- Tổng vốn đầu tƣ XDCB, đƣợc phân chia theo các lĩnh vực sau đây: + Lĩnh vực giao thông

+ Lĩnh vực dân dụng, công nghiệp + Lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa

+ Lĩnh vực nông nghiệp + Lĩnh vực khác - Tổng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN. - Tỷ lệ vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN . Tỷ lệ vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN = Vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN x 100 Vốn đầu tƣ XDCB

* Nhóm 2: Các chỉ tiêu phản ánh công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN cấp huyện

- Vốn XDCB phân cấp cho huyện, bao gồm: + Kế hoạch giao đầu năm.

+ Kế hoạch bổ sung.

Nguồn vốn XDCB tập trung tỉnh giao: + Kế hoạch giao đầu năm

+ Kế hoạch bổ sung

* Nhóm 3: Các chỉ tiêu phản ánh công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN cấp huyện

+Vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN thực hiện theo kế hoạch: Là tỷ lệ % giữa lƣợng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN thực hiện so với giá trị tƣơng ứng kế hoạch.

Vốn đầu tƣ XDCB thực hiện theo kế hoạch =

Vốn đầu tƣ XDCB thực hiện x 100 Vốn đầu tƣ XDCB theo kế hoạch

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết giá trị vốn đầu tƣ thực hiện so với kế hoạch. Do vậy, hệ số này càng gần 100 càng tốt vì phản ánh công tác lập kế hoạch sát với thực tế.

- Công tác tạm ứng vốn đầu tư XDCB từ NSNN: Trong giai đoạn

nghiên cứu, do các công trình XDCB của huyện Văn Bàn không quá lớn, huyện không thực hiện tạm ứng vốn mà thực hiện thanh toán theo từng hạng mục công trình hoàn thành.

+ Tổng số vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN đƣợc thanh toán, đƣợc chia theo các lĩnh vực: Lĩnh vực giao thông; Lĩnh vực dân dụng, công nghiệp; Lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa; Lĩnh vực nông nghiệp; Lĩnh vực khác

+ Tổng số vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN còn nợ: Là chênh lệch giữa Tổng số vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN đã thực hiện và Tổng số vốn đầu tƣ XDCB đã đƣợc thanh toán.

Chỉ tiêu này càng nhỏ thì càng tốt vì nó phản ánh tình hình nợ đọng XDCB đã đƣợc giải quyết.

* Nhóm 4: Các chỉ tiêu phản ánh công tác quyết toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN cấp huyện

- Giá trị vốn đầu tƣ đề nghị quyết toán. - Giá trị vốn đầu tƣ đƣợc duyệt quyết toán.

* Nhóm 5: Các chỉ tiêu phản ánh công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN cấp huyện

- Số cuộc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

- Số công trình đƣợc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán. - Tổng vốn đầu tƣ đề nghị giảm và thu nộp NSNN.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai tỉnh Lào Cai

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Văn Bàn trải dài từ 21°57′B đến 22°17′B và 103°57′Đ đến 104°30′Đ, có vị trí địa lý:

+ Phía Đông giáp huyện Bảo Yên + Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu

+ Phía Nam và đông nam giáp tỉnh Yên Bái

+ Phía Bắc giáp thị xã Sa Pa và huyện Bảo Thắng.

Huyện Văn Bàn có diện tích 1.435 km². Địa hình phức tạp nằm giữa hai dãy núi lớn là dãy núi Hoàng Liên Sơn ở phía Tây - Bắc và dãy núi Con Voi ở phía Đông - Nam. Tới 90% diện tích là đồi núi cao (độ cao từ 700 - 1500m, độ dốc trung bình từ 25 - 350, có nơi trên 500). Còn lại 10% là địa hình thung lũng bồn địa ở độ cao từ 400 - 700m. Nơi cao nhất thuộc xã Nậm Chày, cao 2.875m; thấp nhất thuộc vùng hạ lƣu của suối Chăn, 85m.

Địa hình của Văn Bàn nghiêng dần theo hƣớng Tây - Tây Bắc xuống hƣớng Đông - Đông Nam.

Dân số toàn huyện là 89.167 ngƣời, gồm 11 dân tộc. Phái nữ chiếm 51,17%, nam chiếm 48,83%. Dân số ở khu vực nông thôn chiếm 90%, ở khu vực thành thị chiếm 10%.

3.1.1.2. Khí hậu

Nhiệt độ trung bình trong năm là 22,9 °C. Mùa mƣa nhiệt độ trung bình từ 20 - 25 °C, cao nhất vào tháng Bảy (28 - 32 °C). Mùa khô nhiệt độ trung bình từ 10 - 12 °C, thấp nhất vào tháng Một (8 - 12 °C).

Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm từ 1.400 đến 1.470 giờ. Số ngày nắng, giờ nắng không đều trong năm. Mùa hè số giờ nắng nhiều tập trung vào tháng 5 (180 - 200 giờ), mùa khô số giờ nắng ít, ít nhất vào tháng 2 (30 - 40 giờ). Độ ẩm không khí trung bình là 86%, và có sự chênh lệch khá lớn giữa các mùa trong năm, thấp nhất là tháng 12 (65 - 75%), cao nhất là tháng 7 (80 - 90%). Lƣợng mƣa trung bình trên năm là 1.500 mm tập trung vào tháng Bảy đến tháng Mƣời, chiếm 70% lƣợng mƣa cả năm.

Điều kiện khí hậu khá điều hòa là yếu tố thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng các cây trồng vật nuôi nhƣ các cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới nhƣ nhãn, bƣởi, hồng, chuối,...; các cây lƣơng thực nhƣ ngô, lúa,... và chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm và thủy sản.

3.1.1.3.Tài nguyên

Đất: Huyện Văn Bàn có 6 nhóm đất chính: đất phù sa sông suối (2,7%),

đất đỏ vàng (45,7%), đất mùn vàng đỏ (35,72%), đất mùn alít trên núi cao (13,55%), đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nƣớc (1,8%) và đất sói mòn trơ sỏi đá chiếm diện tích không đáng kể.

Nước: Huyện Văn Bàn có hệ thống sông ngòi khá dày, bình quân từ 1 -

1,75 km/km², gồm sông Hồng và các suối chính nhƣ: Suối Chăn (xã Dƣơng Quỳ), Suối Nậm Tha (xã Nậm Tha), Suối Thác Bay (xã Liêm Phú). Bao gồm nƣớc mặt và nƣớc ngầm, trữ lƣợng nƣớc lớn, phong phú, nguồn nƣớc treo cao dễ khai thác sử dụng.

Rừng: chiếm trên 57% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Ƣớc tính

rừng Văn Bàn có khoảng 12 triệu m³ gỗ với cây tre, nứa, vầu các loại. Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn động vật rừng còn tƣơng đối phong phú.

+ Khoáng sản gồm: Fenspat ở Thị trấn Khánh Yên, xã Làng

Giàng; quặng sắt ở xã Sơn Thủy, xã Võ Lao, Thẩm Dƣơng; vàng ở xã Minh Lƣơng, Dƣơng Quỳ, Thẩm Dƣơng. Ngoài ra trong huyện còn nơi khai thác đá

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế đạt 5.940 tỷ đồng. Trong đó cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản hơn 27%, công nghiệp - xây dựng (công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, thai thác khoáng sản,...) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện gần 44%; thƣơng mại - dịch vụ hơn 29%. Kinh tế ngành nông nghiệp - thủy sản có xu hƣớng giảm đi nhanh chóng thay vào đó là phát triển nhanh ngành công nghiệp - xây dựng và thƣơng mại - dịch vụ.

Hiện nay, có 10 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và 11/21 xã đã hoàn thành 17/19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới, huyện Văn Bàn cũng đã quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)