Thực trạng hoạt động đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 62)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Thực trạng hoạt động đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Văn

Văn Bàn, tỉnh Lào Cai và các tác động đến hiệu quả kinh tế - xã hội

3.2.1.Thực trạng hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Trong giai đoạn 2015-2019, hoạt động đầu tƣ đầu tƣ XDCB trên địa bàn huyện Mƣờng Khƣơng, tỉnh Lào Cai đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định (chi tiết bảng 3.1).

Bảng 3.1: Cơ cấu phân bổ vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Tổng vốn đầu tƣ XDCB Vốn đầu tƣ XDCB bằng NSNN Tỷ lệ (%) 2015 107,331 98,53 91,8 2016 126,439 116,83 92,4 2017 288,621 270,15 93,6 2018 232,481 218,13 93,9 2019 202,347 195,67 96,7

Về quy mô: Năm 2015, vốn đầu tƣ XDCB của huyện đạt 107,331 tỷ đồng;

đến năm 2017, kết quả này là 272,19 tỷ đồng và 204,6 tỷ đồng năm 2019. Nhƣ vậy, quy mô vốn đầu tƣ XDCB năm 2017 tăng đột biến. Nguyên nhân là do năm 2017 nguồn thu từ đấu giá giá trị quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện tăng. Đến năm 2019, vốn XDCB giảm so với năm 2017 là do suy giảm của nền kinh tế, nguồn thu từ đấu giá giá trị quyền sử dụng đất giảm do thị trƣờng bất động sản trầm lắng, giá đất xuống thấp, không có ngƣời tham gia để đấu giá, một số cuộc đấu giá xong nhƣng ngƣời trúng thầu không nộp tiền.

Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN so với tổng nguồn vốn XDCB: Tƣơng tự nhƣ các địa phƣơng khác trong cả nƣớc, với đặc thù XDCB

là lĩnh vực có vốn đầu tƣ lớn, thời gian thu hồi vốn lâu thậm chí không thể đo lƣợng đƣợc hiệu quả kinh tế thì nguồn vốn chủ yếu đầu tƣ vào XDCB là vốn NSNN. Năm 2015, NSNN chiếm 91,8% 93,6% vốn đầu tƣ XDCB. Kết quả này năm 2017 và 2019 lần lƣợt là 93,9% và 96,7% năm 2019. Nhƣ vậy, tỷ trọng vốn NSNN trong lĩnh vực XDCB ngày càng gia tăng.

Nguồn vốn đầu tƣ NSNN của huyện Văn Bàn trong giai đoạn vừa qua chủ yếu từ hai nguồn lớn: nguồn tăng thu thƣờng xuyên theo phân cấp (50% chi đầu tƣ XDCB) và nguồn để lại địa phƣơng chủ yếu là tiền đấu giá quyền sử dụng đất (tiền đấu giá quyền sử dụng đất đƣợc thanh toán theo tỷ lệ 6:2:2 - giữ lại ngân sách xã 60%, nộp ngân sách huyện 20%, nộp ngân sách tỉnh 20%). Ngoài ra còn có các nguồn khác nhƣ thu từ giải phóng mặt bằng công trình của huyện, tài trợ, huy động vốn theo hình thức Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm,...

Ngƣợc lại với NSNN, nguồn vốn ngoài Nhà nƣớc chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ chiếm xấp xỉ 6%. Vốn ngoài NSNN chủ yếu là nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới (dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc); vốn của các tổ chức tài trợ nhƣ: Tổng công ty Thép Việt Nam, Ngân hàng Vietinbank...;

Về cơ cấu chi đầu XDCB từ NSNN so với tổng chi NSNN: Kết quả đƣợc

Mặc dù giá trị có xu hƣớng giảm sút, nhƣng nguồn vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN của huyện Văn Bàn đã góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện.

Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn chi ngân sách của huyện Văn Bàn

Năm 2015 Năm 2017 Năm 2019 So sánh (%)

Các khoản Chi Số tiền (Tỷ đồng) cấu (%) Số tiền (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số tiền (Tỷ đồng) cấu (%) 2017/ 2015 2019/ 2017 Tổng chi NSNN 279,75 100,0 510,91 100,0 512,76 100,0 182,63 100,36 Chi đầu tƣ XDCB 98,53 35,22 270,15 52,99 195,67 38,17 271,18 72,43 Chi thƣờng xuyên 181,22 64,78 240,76 47,11 317,09 61,83 132,85 131,70

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Văn Bàn năm 2015-2019) Về lĩnh vực đầu tư XDCB:

Trong giai đoạn 2015-2019, ngân sách huyện Văn Bàn đã đầu tƣ mạnh cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế của huyện, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu sau (chi tiết bảng 3.4).

Bảng 3.3: Kết quả phân bổ vốn phân theo ngành/lĩnh vực XDCB

Ngành/lĩnh vực đầu tư

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu

- Lĩnh vực giao thông 34,26 35,12 40,71 34,50 83,69 32,85 22,62 10,54 71,56 36,17 - Lĩnh vực dân dụng, công nghiệp 7,20 7,38 10,23 8,67 14,15 5,55 13,39 6,24 13,52 6,83 - Lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa 22,51 23,07 30,24 25,63 60,34 23,68 52,94 24,67 16,24 8,21 - Lĩnh vực nông nghiệp 26,67 27,34 23,27 19,72 15,72 6,18 110,00 51,27 83,61 42,26 - Lĩnh vực khác 6,92 7,09 13,56 11,48 80,87 31,74 15,62 7,28 12,92 6,53 Tổng cộng 98,53 100,00 116,83 100,00 218,13 100,00 218,13 100,00 195,67 100,00

Thực hiện chính sách phát triển kinh tế của huyện, trong những năm qua đặc biệt là 3 năm trở lại đây (2015-2019), lĩnh vực giao thông; giáo dục, y tế, văn hóa; nông nghiệp đƣợc huyện quan tâm đầu tƣ.

Về lĩnh vực giao thông: Năm 2015 vốn đầu tƣ cho sự nghiệp giao thông

là 34,26 tỷ đồng, chiếm 35,12% tổng số vốn đầu tƣ XDCB. Năm 2017, kết quả này là 83,69 tỷ đồng (tƣơng ứng 32,85%). Năm 2019 con số này là 71,56 tỷ đồng ( tƣơng đƣơng 36,17%). Với các nguồn vốn đầu tƣ XDCB, UBND huyện đã đầu tƣ các dự án lớn, dự án trọng điểm nhƣ: Trụ sở các cơ quan huyện Văn Bàn; Đƣờng trục chính huyện Văn Bàn; Xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại các khu đô thị phía Tây thị trấn Khánh Yên, khu đô thị Tân An và Võ Lao; xây dựng và nâng cấp các nhà văn hóa xã tại các xã, khu thể thao,... ;

Về lĩnh vực nông nghiệp: Nếu năm 2015 vốn đầu tƣ XDCB đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ đạt 26,67 tỷ đồng thì đến năm 2017 là 15,72 tỷ đồng và 83,61 tỷ đồng năm 2019. Tính đến cuối năm 2019, huyện đầu tƣ xây dựng 219,5km đƣờng giao thông nông thôn với quy mô: mở mới, rải cấp phối và bê tông xi măng; xây dựng kiên cố hóa trên 91km kênh bê tông xi măng phụ vụ nƣớc tƣới cho trên 852ha lúa; đầu tƣ 18 công trình cấp nƣớc sinh hoạt tập trung, cấp nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh cho trên 6.259 hộ trên địa bàn các xã,... Các công trình đầu tƣ đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho đời sống nhân dân trên địa bàn huyện và góp phần vào hoàn thành các tiêu trí trong xây dựng nông thôn mới.

Về lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa: Đây cũng là một trong những lĩnh

vực chiếm lƣợng vốn đầu tƣ không nhỏ. Năm 2015, lƣợng vốn đầu tƣ là 22,51 tỷ đồng, năm 2017 là 60,34 tỷ đồng và năm 2019 đạt 16,24 tỷ đồng. Giai đoạn 2015-2019 nguồn vốn ngân sách huyện kết hợp với nguồn vốn trái phiếu chính phủ theo đề án kiên cố hoá trƣờng lớp học để đầu tƣ kết cấu hạ tầng giáo dục, đào tạo, y tế bao gồm: hệ thống các trƣờng học (Trung học cơ

sở, Tiểu học, Mầm non), trung tâm dạy nghề trên địa bàn huyện đƣợc phân bổ không nhiều nguyên nhân là do sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế và văn hóa các năm trƣớc đã đƣợc đầu tƣ đồng bộ, tập trung. 100% các trƣờng đƣợc xây dựng kiên cố hoá để đạt chuẩn phổ cập giáo dục, chuẩn Quốc gia về y tế. Đến năm 2019 toàn huyện đã có 71/80 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia; 22/22 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

Xuất phát từ yêu cầu chung về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện trong giai đoạn hiện nay, vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN của huyện đƣợc phân bổ một phần cho sự nghiệp văn hoá, cải tạo cơ sở vật chất trụ sở làm việc khối huyện. Đến hết năm 2019, các xã, thị trấn trong toàn huyện đã hoàn thành xây dựng nhà văn hóa tại các thôn, xóm (180/195 thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa). Hàng năm nguồn vốn đầu tƣ XDCB của huyện đã dành một phần để xây dựng điểm vui chơi ở các xã, thị trấn. Nhờ vậy đời sống tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện ngày càng đƣợc nâng cao.

Không chỉ tập trung vào các lĩnh vực kể trên, hàng năm nguồn vốn đầu tƣ XDCB của huyện Văn Bàn còn phân bổ vào một số sự nghiệp khác nhƣ: quản lý Nhà nƣớc, hỗ trợ các xã, thị trấn xây dựng nông thôn mới. Nhƣ vậy, nguồn vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Văn Bàn đã đƣợc phân bổ cho tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế cơ bản đảm bảo trọng tâm, trọng điểm. Bên cạnh mục tiêu chủ yếu là phát triển kinh tế, nguồn vốn đầu tƣ XDCB của huyện cũng đã dành một phần không nhỏ để đầu tƣ xây dựng các công trình thực hiện mục tiêu đảm bảo xã hội. Tỷ trọng đầu tƣ vào các xã nghèo của huyện cũng tăng so với những năm trƣớc, góp phần nâng cao đồng đều đời sống của nhân dân trong huyện.

Công tác quản lý các dự án đầu tƣ XDCB trên địa bàn huyện Văn Bàn đã đƣợc quan tâm hơn trƣớc. Chủ đầu tƣ đƣợc giao toàn quyền trong quá trình thực hiện đầu tƣ XDCB từ khâu chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ, thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công, phê duyệt dự toán công trình. UBND huyện đã

thành lập ban quản lý dự án để thực hiện chức năng chủ đầu tƣ các dự án theo ngành, lĩnh vực cụ thể, từ đó chất lƣợng quản lý dự án đang ngày càng đƣợc nâng cao, tạo nên sự chuyên nghiệp và chủ động trong quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản.

3.2.2. Tác động của vốn đầu tư XDCB từ NSNN đến hiệu quả kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Văn Bàn

3.2.2.1. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2017 – 2019 đƣợc thế hiện thông qua bảng dƣới đây:

Bảng 3.4: Cơ cấu kinh tế huyện Văn Bàn giai đoạn 2015-2019

Đơn vị tính: %

Ngành 2015 2016 2017 2018 2019

Nông - lâm nghiệp 38,5 33,7 31,8 29,3 27,2

Công nghiệp - Xây dựng 38,7 39,6 40,5 42,8 43,7 Thƣơng mại - Dịch vụ 22,8 26,7 27,7 27,9 29,1

Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Văn Bàn)

Bảng trên cho thấy, ta thấy công tác đầu tƣ XDCB của huyện Văn Bản đã đạt đƣợc hiệu quả cao khi cơ cấu kinh tế các ngành đƣợc chuyển dịch theo đúng mục đích: cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm nghiệp giảm dần từ 38,5% năm 2015 xuống còn 27,2% năm 2019; cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng tăng tỷ trọng từ 38,7% năm 2015 lên 43,7% năm 2019 và cơ cấu ngành thƣơng mại - dịch vụ tăng từ 22,8% năm 2015 lên 29,1%.

Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực chế biến nông sản (tinh bột sắn, sắn khô...), khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng (đá, gạch không nung, gạch Tynel...); khai thác mỏ quặng; chế biên lâm sản (ván xây dựng, bàn, ghế, giƣờng, tủ, ván bóc...); thực phẩm

Trong đó, riêng sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã tạo công ăn việc làm cho trên 10.220 lao động địa phƣơng. Năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đạt 1.596 tỷ đồng, đạt 130,9% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó tiểu thủ công nghiệp đạt 320 tỷ đồng.

Ngành nông lâm nghiệp: Mặc dù giảm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế nhƣng tăng liên tục về giá trị sản lƣợng từ năm 2015-2019. Giá trị sản phẩm thu hoạch các sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản năm 2019: thóc: 38.189 tấn; ngô: 18.787 tấn, đậu tƣơng: 469 tấn; lạc cả năm: 351 tấn; chè búp tƣơi: 381 tấn. Tích cực triển khai kế hoạch trồng rừng, đến nay đã trồng đƣợc 430/825 ha rừng trồng mới. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 64,5%. Chăn nuôi: tổng đàn gia súc năm 2019 đạt 94.524 con (trâu: 22.736 con, bò: 4.236 con, lợn: 67.552 con); gia cầm: 450.670 con; sản lƣợng thịt hơi chủ yếu: 6.394 tấn, kiểm soát giết mổ gia súc: 4.350 con. Thuỷ sản: diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên ao, hồ nhỏ đạt 320 ha, năng suất 33,2 tấn; sản lƣợng thủy sản các loại đạt 1.061 tấn.

Đạt đƣợc các thành tựu đó, phần lớn là do địa phƣơng đã chú trọng công tác XDCB tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng đƣờng giao thông thuận lợi đến các thôn bản nhằm tạo điều kiện phát triển cho các ngành, nhất là ngành công thƣơng nghiệp. Tiếp đó là chú trọng XDCB các công trình thuỷ lợi phục vụ cho tuới tiêu, phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản nhằm tăng năng suất lao động và giá trị sản xuất kinh tế cho địa phƣơng. Nhƣ vậy, công tác phân bổ nguồn vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN của huyện Văn Bàn đã bám sát mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ giai đoạn 2017 - 2019 và các công trình đã thực sự phát huy hiệu quả, tạo tiền đề cho kinh tế địa phƣơng phát triển rõ nét nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời dân. Thời gian gần đây đã bắt đầu có sự ƣu tiên đầu tƣ vào các trọng điểm theo ngành.

3.2.2.2. Tác động đến thu nhập và đời sống dân cư * Đối với quá trình xây dựng nông thôn mới:

Quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan.

Bảng 3.5: Phát triển nông thôn mới huyện Văn Bàn từ 2015-2019

Ngành 2015 2016 2017 2018 2019

Số xã đạt chỉ tiêu nông thôn

mới (xã) 0 1 1 2 2

Số tiêu chí nông thôn mới

bình quân trên xã (tiêu chí) 5,12 7,43 10,21 10,73 11,64

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015- 2019 huyện Văn Bàn)

Tính đến 31/12/2019, huyện Văn Bàn đạt 256 tiêu chí nông thôn mới, bình quân 14,2 tiêu chí/xã, đạt 93,7% kế hoạch tỉnh giao. Số xã đạt chỉ tiêu nông thôn mới là 2 xã năm 2019. Để có đƣợc kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động đầu tƣ XDCB với các công trình xây dựng và hệ thống đƣờng giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, kiên cố hóa kênh mƣơng…. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, giao lƣu kinh tế của nhân dân trên địa bàn huyện.

* Đối với giảm tỷ lệ hộ nghèo và giải quyết việc làm cho ngƣời dân: Kết quả cụ thể đƣợc trình bày qua bảng sau:

Bảng 3.6: Lao động, giảm nghèo huyện Văn Bàn giai đoạn 2015-2019

Ngành 2015 2016 2017 2018 2019

Giảm tỷ lệ hộ nghèo

trong năm (%) 3,62 3,89 4,30 4,35 5,95

Giải quyết việc làm

(ngƣời) 997 1.022 1.330 1.320 1.375

Năm 2019, tổng số hộ dân trên địa bàn là 19.771 hộ; Trong đó: số hộ nghèo giảm: 392 hộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm: 5,95%, đạt 136,8% so với tỷ lệ giảm nghèo năm 2018. Số ngƣời đƣợc giải quyết việc làm: 1.375 ngƣời trong năm 2019, đạt tỷ lệ 101,2% so với kế hoạch.

Đạt đƣợc thành quả lớn trong công tác xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm ở huyện Văn Bàn bên cạnh nhờ các chính sách hỗ trợ tín dụng phát triển sản xuất của Ngân hàng chính sách xã hội, định hƣớng của huyện còn có một phần do tác động tích cực từ hoạt động đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN. Hoạt động đầu tƣ XDCB tập trung vào các công trình giao thông, thủy lợi giúp tăng năng suất lao động và tăng sản lƣợng sản xuất, từ đó tăng thu nhập cho ngƣời dân, tạo tiền đề cho các hoạt động kinh tế của ngƣời dân đƣợc thuận tiện hơn.

Nhƣ vậy, nguồn vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Văn Bàn đã đƣợc phân bổ cho tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế cơ bản đảm bảo trọng tâm, trọng điểm. Bên cạnh mục tiêu chủ yếu là phát triển kinh tế, nguồn vốn đầu tƣ XDCB của huyện cũng đã dành một phần không nhỏ để đầu tƣ xây dựng các công trình thực hiện mục tiêu đảm bảo xã hội. Tỷ trọng đầu tƣ vào các xã nghèo của huyện cũng tăng so với những năm trƣớc, góp phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)