Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 96)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.5.2.1. Hạn chế

Mặc dù trong những năm gần đây công tác quản lý NSNN nói chung và công tác quản lý đầu tƣ XDCB trên địa bàn huyện Văn Bàn nói riêng đã có tiến bộ, đạt đƣợc những kết quả nhất định,... Tuy nhiên, công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, có thể khái quát chung lại, đó là:

* Công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư XDCB

- Kế hoạch đầu tƣ XDCB còn mang tính ngắn hạn, dàn trải, chƣa sát với thực tế. Do vậy, vốn đầu tƣ kế hoạch có chênh lệch nhiều so với thực tế. Điều này đã dẫn đến tình trạng một số dự án bị gián đoạn hoặc không thể triển khai.

- Cơ cấu phân bổ vốn chƣa hợp lý giữa các lĩnh vực, còn chạy theo phong trào nhƣ quá chú trọng làm đƣờng nông thôn, chợ và trạm y tế xã quá lớn trong khi các công trình nƣớc sạch, xử lý rác thải chƣa đƣợc quan tâm phân bổ vốn đúng mức. Quyết định phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ chƣa gắn với trách nhiệm cá nhân và chƣa chú ý đến năng lực quản lý của chủ đầu tƣ nên hiệu quả công trình

* Công tác tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư

Việc thanh toán vốn còn chậm và dồn nhiều vào quý IV, đặc biệt là tháng cuối năm (khoảng 60-70% giá trị thanh toán cả năm) gây áp lực cho KBNN và các đơn vị liên quan.

* Công tác quyết toán vốn đầu tư

Công tác quyết toán vốn đầu tƣ XDCB chƣa đƣợc chú trọng, còn nhiều công trình, dự án đã đƣa vào sử dụng nhƣng chƣa đƣợc quyết toán. Đồng thời việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán còn mang tính hình thức, chƣa chuyên sâu do thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn.

* Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán vốn đầu tư XDCB

Công tác kiểm tra, thanh tra chƣa toàn diện, đầy đủ mà còn trùng lắp, chồng chéo nên chƣa phát huy hết hiệu quả trong việc quản lý NSNN; chế tài xử phạt chƣa nghiêm, chủ yếu là xử lý hành chính nên chƣa đủ sức răn đe đối với những sai phạm.

3.5.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

* Thứ nhất: Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật còn nhiều hạn chế

Nhƣ đã phân tích, hoạt động đầu tƣ XDCB chịu ảnh hƣởng rất lớn của hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật. Do đặc điểm là huyện miền núi còn nhiều khó khăn nên trong những năm qua, mặc dù đã thực hiện nhiều chính sách ƣu đãi, song hệ thống hạ tầng của huyện Văn Bản vẫn còn nhiều hạn chế, lại trong tình trạng manh mún, phân tán. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp tới hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện.

Nguyên nhân đầu tiên mang tính chất rất quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn huyện Văn Bàn là do công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tƣ còn mang tính cá nhân, hay chính là hiện tƣợng “xin - cho”, chủ đầu tƣ nào có mối quan hệ tốt với ngƣời ra quyết định đầu tƣ thì xin phân bổ đƣợc nhiều vốn đầu tƣ. Từ đó dẫn đến tình trạng đầu tƣ dàn trải, phân tán; việc khai thác, sử dụng sau đầu tƣ đạt hiệu

quả chƣa cao và thƣờng xuyên phải điều chỉnh kế hoạch đầu tƣ.

* Thứ hai: Năng lực, trình độ quản lý của cán bộ cơ quan quản lý Nhà nước còn chưa cao

Đây là yếu tố chủ quan, có tác động quan trọng đến hiệu quả quản lý nguồn vốn. Hiện tại, đội ngũ cán bộ quản lý của huyện Văn Bàn chủ yếu là kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ về đầu tƣ XDCB còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng lập quy hoạch không có tính dài hạn, công trình sau làm phá vỡ quy hoạch của công trình trƣớc và lựa chọn đơn vị thi công, đơn vị tƣ vấn chƣa hiệu quả, thậm chí kém chất lƣợng.

Ngoài ra, một số cán bộ quản lý có biểu hiện thông đồng với chủ đầu tƣ và đơn vị thi công lựa chọn phƣơng án thi công không sát thực tế gây lãng phí hoặc lợi dụng sự phân cấp định mức đầu tƣ để chia nhỏ dự án thành nhiều hạng mục, công trình nhỏ gây khó khăn cho công tác quản lý.

Bên cạnh đó, do có tƣ duy nhiệm kỳ nên một số lãnh đạo đã nóng vội ra quyết định đầu tƣ ở nhiều lĩnh vực mà chƣa có vốn thanh toán nên cũng làm tăng công nợ của huyện. Cũng vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý đầu tƣ XDCB bị sa sút về phẩm chất đạo đức, lợi dụng chức quyền, vị trí công tác để thông đồng, móc ngoặc, gian lận dẫn đến tham nhũng, lãng phí.

* Thứ ba: Năng lực tổ chức thực hiện dự án của một số chủ đầu tư còn thấp

Mặc dù kết quả đánh giá, khảo sát cho thấy trình độ, năng lực trong đầu tƣ xây dựng của phần lớn các chủ đầu tƣ đã đáp ứng đƣợc yêu cầu trong thời đại mới, tuy nhiên trách nhiệm của nhà quản lý vốn đầu tƣ thấp, quyết định đầu tƣ không bám sát nguồn vốn thanh toán gây tình trạng nợ đọng lớn; chất lƣợng công trình chƣa cao, nhanh xuống cấp và chƣa chú trọng đến công tác duy tu, sửa chữa sau đầu tƣ.

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI 4.1. Định hƣớng và mục tiêu quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đến năm 2025

4.1.1. Định hướng

* Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai:

Ngày 24 tháng 6 năm 2015, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 1907/QĐ-UBND v/v Phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Nội dung cụ thể nhƣ sau:

Một là, đổi mới mô hình tăng trƣởng theo hƣớng chú trọng đến chất

lƣợng, nâng cao hiệu quả hoạt động, quan tâm phát triển bền vững. Đẩy mạnh việc xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN trên địa bàn tỉnh. Tạo lập môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng... Tháo gỡ các rào cản, tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lƣợng sản xuất, năng suất lao động đạt 100 triệu đồng/lao động/năm.

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế địa phƣơng, của doanh nghiệp và của từng sản phẩm, nhất là các sản phẩm chủ lực. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thành phần kinh tế và thực hiện “công nghiệp hóa sạch”.

Hai là, chú trọng phát triển kinh tế du lịch theo quy hoạch tổng thể kinh

tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch ngành và đề án phát triển du lịch đã đƣợc phê duyệt. Chuẩn bị tốt các điều kiện để sớm đƣa kinh tế du lịch vào thời kỳ phát triển mạnh, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

có chƣơng trình hành động xây dựng nông thôn mới.

Bốn là, nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo, chất lƣợng nguồn nhân

lực; chú trọng đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho các lĩnh vực trọng yếu của kinh tế địa phƣơng nhƣ nhân lực hoạch định chính sách, quản lý doanh nghiệp, công nhân kỹ thuật bậc cao đối với những ngành kinh tế mũi nhọn trọng điểm...; tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo và qua đào tạo nghề, cơ cấu đào tạo chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ, dần tiếp cận với cơ cấu lao động chuyên nghiệp, tinh nhuệ.

Năm là, phát triển mạnh hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là một số

công trình hạ tầng có quy mô lớn, hiện đại; tập trung vào hệ thống giao thông, hạ tầng đô thị, các khu du lịch trọng điểm; hệ thống cấp, thoát nƣớc, hệ thống các công trình thuỷ lợi, đê điều cấp bách, hệ thống xử lý chất thải rắn, hạ tầng phục vụ văn hoá - xã hội.

Sáu là, nâng cao chất lƣợng cuộc sống và sức khoẻ của nhân dân, đảm

bảo công bằng xã hội; ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá địa phƣơng; phát triển thể dục thể thao để tăng cƣờng sức khoẻ thể chất và tinh thần của ngƣời dân. Đẩy mạnh phát triển và chuyển giao công nghệ, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch trong sản xuất.

Bảy là, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tăng cƣờng công tác bảo vệ và cải thiện môi trƣờng. Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Tám là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu

quả hoạt động của bộ máy chính quyền ở địa phƣơng, tiếp tục tăng cƣờng công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trên mọi lĩnh vực; công tác phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí.

Chín là, tăng cƣờng quốc phòng an ninh địa phƣơng, củng cố vững

Định hướng quản lý nguồn vốn từ NSNN của huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai:

Bám sát các mục tiêu đặt ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 - 2025 trong Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XII; thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị Thủ tƣớng Chính phủ, văn bản chi đạo của Tỉnh ủy Lào Cai, và các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính liên quan tới công tác tăng cƣờng quản lý đầu tƣ vốn NSNN; quản lý tốt tiến độ thi công các công trình và tiến độ giải ngân vốn đầu tƣ XDCB, đảm bảo không để phát sinh nợ đọng XDCB; đặc biệt thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30/4/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng các biện pháp xử lý nợ đọng XDCB, các đơn vị chủ đầu tƣ không đƣợc phép cho doanh nghiệp tự bỏ vốn chuẩn bị đầu tƣ, thi công dự án khi chƣa đƣợc bố trí vốn, làm phát sinh nợ đọng XDCB.

Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn và hình thức đầu tƣ, ƣu tiên phát triển hình thức đầu tƣ đối tác công tƣ PPP; tranh thủ các nguồn vốn vay ƣu đãi, vốn ODA, các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ƣơng

Thực hiện nghiêm túc các thủ tục, quy trình đầu tƣ công cũng nhƣ đảm bảo chất lƣợng công trình, xác định các dự án đƣợc phân bổ vốn đầu tƣ trong năm nhƣng chƣa giải ngân hết qua đó thực hiện chuyển nguồn sang thực hiện sang năm tiếp theo đúng quy định. Khắc phục tình trạng các chủ đầu tƣ không thực hiện công tác quyết toán các công trình, hạng mục đã hoàn thành, bàn giao đƣa vào sử dụng; lập danh mục các chủ đầu tƣ thƣờng xuyên có công trình chậm lập quyết toán, báo cáo và có biện pháp xử lý.

Thực hiện rà soát toàn bộ các dự án đang đƣợc sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách trung ƣơng (TPCP, NSTW HTMT, ODA) qua đó lựa chọn các hạng mục cần thiết để tập trung các nguồn lực từ ngân sách trung ƣơng và ngân sách tỉnh đối ứng để đầu tƣ đƣa vào sử dụng.

Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lƣợng công trình; quản lý tốt tiến độ thi công các công trình và tiến độ giải ngân vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản. Tiến hành các cuộc kiểm tra tiến độ thi công đối với các dự án chƣa triển khai từ đầu năm, yêu cầu các nhà thầu cam kết tiến độ xây dựng theo kế hoạch.

UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban chỉ đạo Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới chỉ đạo UBND các xã, các đơn vị có liên quan chấn chỉnh công tác quản lý đầu tƣ XDCB, thực hiện chuyển chủ đầu tƣ cho Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cấp huyện đối với các công trình, hạng mục có quy mô lớn để nâng cao hiệu quả quản lý.

4.1.2. Mục tiêu

Quyết định Phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai đã xây dựng một số mục tiêu tổng quát trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn và những mục tiêu cụ thể trong quản lý và xây dựng các công trình XDCB của tỉnh nhƣ sau:

* Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế theo hƣớng hàng hóa, chất lƣợng, hiệu quả; chuyển dịch mạnh cơ cấu nội ngành theo hƣớng tích cực. Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới, khai thác tối đa lợi thế so sánh của huyện để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Từng bƣớc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; giải quyết tốt các vấn đề xã hội; quan tâm đúng mức bảo vệ môi trƣờng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa. Nâng cao chất lƣợng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; củng cố quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng hệ thống chính trị ngày một trong sạch, vững mạnh. Xây dựng huyện Văn Bàn trở thành huyện phát triển khá của tỉnh.

* Mục tiêu cụ thể:

- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, xây dựng và chỉnh trang bộ mặt đô thị đƣợc coi là khâu đột phá để một mặt Văn Bàn sớm trở thành một huyện

có hệ thống hạ tầng khá trong hệ thống các huyện, thành phố của tỉnh Lào Cai; mặt khác, tạo sức thu hút cho phát triển kinh tế, trƣớc hết là xây dựng, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện: Trên 95% số hộ đƣợc dùng điện lƣới vào năm 2020.

- Phƣơng hƣớng phát triển và quy hoạch kết cấu hạ tầng

+ Mục tiêu phát triển:

Giai đoạn đến năm 2020: 100% số km đƣờng huyện đƣợc nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 80% số km đƣờng trục xã, liên xã đƣợc nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 50% số km đƣờng GTNT (nội thôn, bản) đƣợc cứng hóa.

Giai đoạn đến năm 2030: 100% số km đƣờng trục xã, liên xã đƣợc nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 80% số km đƣờng GTNT đƣợc cứng hóa.

+ Hạ tầng giao thông:

Xây dựng, nâng cấp các tuyến Quốc lộ và đƣờng tỉnh chạy qua địa bàn huyện (theo quy hoạch chung của Trung ƣơng và tỉnh Lào Cai). Cụ thể:

Nâng cấp: Rải nhựa, bê tông nhựa một số tuyến đƣờng từ trung tâm huyện đến các xã.

Đầu tƣ xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp một số tuyến đƣờng giao thông liên thôn.

+ Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh:

Quy hoạch xây dựng điểm đỗ, đón trả khách tại nút giao IC16 với đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Điểm đỗ phải đảm bảo thuận lợi và an toàn cho hành khách.

Ngoài ra, tại các điểm du lịch có đông khách lui tới (Đền Cô Tân An, Đền Ken), cần xây dựng các bãi đỗ xe phù hợp.

Hoàn thành xây dựng bến xe khách Văn Bàn, huyện Văn Bàn theo tiêu chuẩn bến xe loại 3.

4.2. Những giải pháp nâng cao quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

4.2.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư XDCB

Để công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN đạt hiệu quả cao trong điều kiện nguồn vốn thanh toán hạn hẹp thì UBND huyện cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Thứ nhất: Lập kế hoạch tiến độ các dự án đầu tư XDCB cho từng giai đoạn.

Kế hoạch tiến độ đƣợc xây dựng, đồng thời rà soát, bổ sung cho các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 96)