6. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Bài học rút ra cho huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về NSNN và những yêu cầu cơ bản về quản lý NSNN huyện có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo vận dụng vào việc quản lý NSNN ở một số huyện như sau:
Một là huyện cần tuân thủ và thực hiện quản lý NSNN theo luật và các văn bản hướng dẫn; cần được tổ chức chặt chẽ chú trọng tất cả các khâu trong đó đặc biệt là khâu giám sát. Tăng cường nguồn lực nhân lực lựa chọn nhân sự tốt cho khâu này. Bên cạnh đó cần quản lý chặt chẽ các khoản thu phát sinh trên địa bàn các địa phương phối hợp để quản lý các nguồn thu vãng lai.
Hai là luôn gắn NSNN với mục tiêu phát triển KT-XH của huyện cũng như của tỉnh. Trong phân bổ dự toán NS cần quan tâm đến những lĩnh vực có tính chiến lược như cơ sở hạ tầng giao thông, các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, các chương trình mục tiêu nhằm thúc đẩy kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân.
Ba là cần quan tâm, kiểm soát chặt chẽ chu trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSNN và trong kiểm tra quyết toán thu, chi cần chú trọng đến hiệu quả của công tác quản lý thu, chi NSNN.
Bốn là cải tiến công tác thu thuế, ứng dụng công nghệ trong quản lý thu, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn triển khai công tác thu thuế với sự tham gia của các ngân hàng thương mại,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế.
Năm là thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ thu chi ngân sách xuyên suốt chu trình quản lý ngân sách từ lập dự toán chấp hành dự toán quyết toán và kiểm tra thanh tra số liệu báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm.
Sáu là luôn gắn NSNN với mục tiêu phát triển KT-XH của huyện cũng như của tỉnh. Trong phân bổ dự toán NS cần quan tâm đến những lĩnh vực có tính chiến lược như cơ sở hạ tầng giao thông các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp các chương trình mục tiêu nhằm thúc đẩy kinh tế nâng cao đời sống của nhân dân.
Từ các vấn đề được nêu trên ta thấy việc quản lý ngân sách huyện cần làm rõ nội dung quản lý nguồn thu và nhiệm vụ chi trong từng khâu lập dự toán ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách, quyết toán và công tác thanh kiểm tra số liệu quyết toán ngân sách huyện.
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau đây:
(1) Thực trạng công tác quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang ra sao?
(2) Những nguyên nhân nào hạn chế công tác quản lý thu – chi ngân sách trên địa bàn huyện Lục Ngạn?
(3) Giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các thông tin thứ cấp được thu thập từ:
- Sách, báo, giáo trình, công trình nghiên cứu có liên quan về quản lý ngân sách trên địa bàn.
- Các tài liệu thống kê đã công bố về quyết toán thu chi ngân sách trên địa bàn từ năm 2016-2018.
- Báo cáo về tình hình phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang từ năm 2016- 2018.
- Quan điểm mục tiêu định hướng về hoàn thiện quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập bằng phương pháp chuyên gia. Quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện bao gồm các bước:
a. Xác định mục tiêu phỏng vấn:
Mục tiêu của phỏng vấn trong nghiên cứu này là tìm hiểu thực trạng quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Nhằm lấy ýkiến đánh giá của cán bộ quản lý về các nội dung trong công tác quản lý ngân sách huyện
và ý kiến đánh giá của cán bộ nhân viên tài chính về tình hình quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Lục Ngạn.
b. Xác đinh nội dung phỏng vấn
Phiếu phỏng vấn bao gồm hai phần chính: Phần I nêu các thông tin chung về người được phỏng vấn; phần II là đánh giá của cán bộ quản lý, cán bộ kế toán về các nội dung liên quan đến công tác quản lý ngân sách bao gồm công tác lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm tra giám sát.
c. Xác định số lượng phiếu phỏng vấn:
Tác giả tiến hành phỏng vấn toàn bộ cán bộ phụ trách quản lý ngân sách huyện. Trong đó tác giả tiến hành phỏng vấn đội ngũ lãnh đạo huyện gồm 01 chủ tịch huyện và 03 phó chủ tịch huyện, cán bộ chi cục thuế 03 người, cán bộ kho bạc nhà nước huyện lục ngạn 03 người là những người trực tiếp liên quan đến thu chi, quyết toán ngân sách huyện và toàn bộ 08 cán bộ phòng Tài chính – Kế hoạch huyện. Tổng số phiếu là 18 phiếu.
d. Phương thức tiến hành thu thập dữ liệu
Các cuộc phỏng vấn được thực hiện tại nơi làm việc của đối tượng phỏng vấn. Mỗi cuộc phỏng vấn trung bình dài 20 phút cho tất cả các câu hỏi trong bảng hỏi. Các đối tượng tham gia phỏng vấn đều rất quan tâm ủng hộ nghiên cứu và sẵn sàng chia sẻ các quan điểm riêng của cá nhân cũng như cung cấp thông tin khi được đề nghị. Kỹ thuật thực hiện là phỏng vấn trực tiếp. Các đối tượng điều tra được phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Trong bảng hỏi tác giả sử dụng thang đo likert 5 mức độ: Rất hài lòng(5); Hài lòng (4); Không ý kiến (3); Không hài lòng (2); Rất không hài lòng (1).
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) /n = (5-1)/5=0.8 Ý nghĩa của mức điểm trung bình như sau:
Mức
điểm Ý kiến
Trung bình
khoảng cách Ý nghĩa
1 Rất không đồng ý 1.00 – 1.80 Nội dung được quản lý kém 2 Không đồng ý 1.81 – 2.60 Nội dung được quản lý yếu
3 Phân vân 2.61 – 3.40 Nội dung được quản lý đạt ở mức
trung bình
4 Đồng ý 3.41 – 4.20 Nội dung được quản lý đạt ở mức
khá
5 Rất không đồng ý 4.21 – 5.00 Nội dung được quản lý đạt ở mức tốt
Câu hỏi phỏng vấn được đề cập trong Phụ lục số 1.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích luận văn như: tỷ lệ thu, chi ngân sách, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch…. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên phần mềm chuyên dụng như Excel. Công cụ phần mềm này được kết hợp với việc tính toán xử lý và tổng hợp thành các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế- xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ các báo cáo khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản nó giúp chúng tạo phân tích định lượng về số liệu.
Dựa vào các số liệu thống kê để mô tả sự biến động, xu hướng quản lý ngân sách Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Qua đó thấy được những kết quả
đạt được, những hạn chế của hoạt động này, từ đó tìm ra nguyên nhân của những hạn chế và giải pháp phù hợp.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này cần có sự thống nhất về không gian nội dung tính chất. Tùy theo mục đích ta có thể xác định gốc so sánh. Gốc so sánh cụ thể là về thời gian không gian kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch. Giá trị so sánh là số tuyệt đối, số tương đối.
Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự
Sử dụng phương pháp so sánh trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả hoạt động thu chi ngân sách nhà nước cấp huyện giữa các năm, các thời kỳ...
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở kết quả thu được từ tổng hợp thông tin, số liệu; để nghiên cứu đề tài cần căn cứ vào các chỉ tiêu nghiên cứu sau:
- Chỉ tiêu về kinh phí được giao, nguồn thu các năm. - Chỉ tiêu về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch chi: Chỉ tiêu này phản ánh thực trạng công tác chấp hành và quyết toán chi của đơn vị.
- Chênh lệch thu, chi NSNN. - Dự toán thu chi ngân sách - Quyết toán thu chi ngân sách
2.3.1. Lập dự toán thu chi ngân sách qua các năm
Trong công tác quản lý NSNN công tác lập dự toán có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả quản lý NSNN. Để làm tốt công tác lập dự toán UBND huyện phải đánh giá cơ cấu nguồn vốn thu - chi NSNN.Việc đánh giá được cụ thể hóa
qua các con số so sánh giữa nguồn vốn được giao giữa các năm.
Tỷ lệ tăng thu–chi dự toán NS =𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑛ă𝑚 𝑛 − 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑛ă𝑚 (𝑛−1)
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑛ă𝑚 (𝑛−1) x 100
Chỉ tiêu này cho biết: tốc độ tăng hoặc giảm dự toán thu - chi NSNN
2.3.2. Chỉ tiêu chấp hành dự toán thu chi ngân sách qua các năm của huyện Lục Ngạn Lục Ngạn
* Thu ngân sách
+ Tổng thu NSNN qua các năm;
+ Thu ngân sách trên địa bàn: Thu trong cân đối (thu nội địa: Thu từ xí nghiệp quốc doanh trung ương, thu từ xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ xí nghiệp quốc doanh địa phương, thu từ khu vực công thương nghiệp và ngoài quốc doanh, thu phí lệ phí, thu lệ phí trước bạ, thu chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu tiền sử dụng đất, thu từ ngân sách khác; thu xuất nhập khẩu).
+ Thu theo sắc thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập DN, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân thu phí và lệ phí thu tiền sử dụng đất thu khác.
+ Thu theo ngành kinh tế quốc dân: Công nghiệp - Xây dựng , Nông lâm nghiệp - Ngư nghiệp và Thương mại - Du lịch.
+ Số thu bổ sung ngân sách kết dư ngân sách... + Số thu quản lý qua ngân sách nhà nước;
* Chi ngân sách
+ Tổng số các khoản chi NSNN...;
+ Chi trong cân đối: Chi thường xuyên (chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp văn hóa - thông tin, chi phát triển nông nghiệp và nông thôn, chi sự nghiệp giáo dục, chi sự nghiệp bảo trợ xã hội, chi sự nghiệp y tế, chi quản lý hành chính, chi bổ sung ngân sách xã, chi an ninh quốc phòng, chi dự phòng chi khác); Chi đầu tư phát triển.
+ Chi quản lý qua ngân sách. + Tạm ứng chi ngoài ngân sách.
+ Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới... + Chi quản lý qua NSNN...
2.3.3. Chỉ tiêu quyết toán thu chi ngân sách qua các năm tại huyện Lục Ngạn
- Quyết toán thu ngân sách: Là khoản thu đúng quy định của nhà nước, được đơn vị tài chính phụ trách xác nhận và đồng ý tiếp nhận.
- Quyết toán chi ngân sách: Là khoản chi đúng quy định của nhà nước, được đơn vị tài chính phụ trách đồng ý và xác nhận.
- Quyết toán thu chi ngân sách thể hiện qua: + Kết quả quyết toán ngân sách các năm
+ Số đơn vị kiểm tra quá trình thực hiện ngân sách + Kết quả thanh tra thực hiện thu - chi ngân sách.
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI HUYỆN LỤC NGẠN TỈNH BẮC GIANG
3.1. Khái quát địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Lục Ngạn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang và là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bắc Giang nằm trên trục đường Quốc lộ 31 có địa giới hành chính như sau: “Phía Bắc giáp với huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn phía Đông giáp với huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. Trung tâm huyện lỵ cách trung tâm thành phố Bắc Giang 40 km có tổng diện tích tự nhiên là 101.22372 ha với 30 đơn vị hành chính được chia thành 2 vùng rõ rệt : Vùng thấp gồm 17 xã và 1 thị trấn vùng cao gồm 12 xã. Nhiệt độ trung bình là 235 °C ít chịu ảnh hưởng của bão. Có nguồn nước dồi dào từ sông Lục Nam hồ Cấm Sơn Khuôn Thần và đập Thum...” (UBND Huyện Lục Ngạn)
Theo niêm giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2018 huyện Lục Ngạn có tổng diện tích đất tự nhiên là 101.223,72 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 63.979,05 ha chiếm 63,21%; đất lâm nghiệp là 35.817,85 ha chiếm 35,38 %; đất chuyên dùng là 18.493,91 ha chiếm 18,27% và đất ở chiếm 1.677,66 ha chiếm 1,66%.
3.1.2. Điều kiện kinh tế
“Kinh tế tập trung vào ngành nông nghiệp với thế mạnh là trồng trọt cây ăn quả điển hình là vải thiều, nhãn, hồng, na... Có nhà máy chế biến hoa quả trên địa bàn đã xuất khẩu rau quả tươi và đóng hộp sang các nước. Huyện cũng có tiềm năng du lịch sinh thái: miệt vườn khu sinh thái hồ Cấm Sơn Khuôn Thần... Ngoài ra có danh lam thắng cảnh như đền Hả chùa Khánh Vân chùa Am Vãi (Khả Lã xã Tân Lập). Thị trấn Chũ là trung tâm huyện lỵ của Lục Ngạn đang được mở rộng xây dựng những công trình lớn như bệnh viện khu vực
công viện cây xanh khu dân cư cụm công nghiệp...nhằm đưa Chũ lên thành thị xã. Lục Ngạn đang đứng trước nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Giờ đây sự hợp nhất ba ngành Văn hoá - Thể Thao - Du lịch cũng là sự gắn kết tương hỗ lẫn nhau mở ra một hướng đi mới thời cơ vận hội mới đã mang lại cho Lục Ngạn những thuận lợi song cũng đặt ra trước mắt những thách thức mới(UBND Huyện Lục Ngạn).
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế giai đoạn 2016 -2018 trong điều kiện thuận lợi: Kinh tế trong nước và của tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá; các chính sách giải pháp của Chính phủ của tỉnh được triển khai đồng bộ và chỉ đạo quyết liệt. Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp có hiệu quả của các sở ban ngành của tỉnh; sự lãnh chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, HĐND huyện và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành các tổ chức chính trị xã hội; thu hút đầu tư vào địa bàn có nhiều khởi sắc các dự án được triển khai theo đúng kế hoạch tạo việc làm mới cho người lao động; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đầu tư phát huy hiệu quả; an sinh xã hội đảm bảo đời sống nhân dân được nâng cao. Tuy nhiên vẫn gặp không ít khó khăn thách thức như: Nguồn vốn đầu tư công còn hạn chế; bão lốc xảy ra trên địa bàn làm ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân... Song dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy các cấp chính quyền đã triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nỗ lực khắc phục khó khăn thúc đẩy sản xuất. Vì vậy kinh tế - xã hội của huyện có những chuyển biến tích cực và đạt được tốc độ tăng trưởng khá.
3.1.3. Điều kiện xã hội
Dân số huyện trên 200.000 người. Lao động chủ yếu chưa qua đào tạo. Người Kinh chiếm 53% còn lại là các dân tộc khác như Sán Dìu Nùng Cao Lan Hoa. “Những giá trị văn hoá phi vật thể của các dân tộc vẫn còn được lưu