Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước ở huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 95 - 98)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá kết quả đạt được mặt hạn chế trong công tác quản lý ngân sách

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Chất lượng của công tác lập dự toán còn thấp, chưa bám sát quy hoạch phát triển KT-XH của huyện. Dự toán thu chưa bao quát hết được nguồn thu nên phần nào đó ảnh hưởng tới công tác cân đối ngân sách để thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên. Đặc biệt, chu trình trình phân bổ nguồn lực tài chính Nhà nước thiếu mối liên hệ chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển KT – XH trung hạn (3-5 năm) với nguồn lực trong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô được dự báo; chưa thực hiện lập, giao dự toán theo kết quả đầu ra; các kế hoạch phát triển 5- 10 năm của phòng, ban, xã, thị trấn chưa gắn chặt với các nguồn lực có thể huy động được, hay sự thay đổi về chính sách và tổ chức cần thiết để thực hiện. Do đó, xây dựng, phân bổ giao dự toán NSNN mang lại hiệu quả chưa cao.

Thứ hai: Cơ chế chính sách của tỉnh còn chậm được ban hành gây ảnh hưởng tiêu cực đến quản lý NSNN cấp huyện nói chung và huyện Lục Ngạn nói riêng.

Thứ ba: Phương án phân bổ nguồn thu, nhiệm vụ chi, nhất là chi thường xuyên NSNN cấp huyện phụ thuộc hoàn toàn vào phân cấp ngân sách, tỷ lệ (%) điều tiết giữa NSTW và NSĐP. Hơn nữa, định mức phân bổ ngân sách của cấp trên thường cứng nhắc, bị động, gây khó khăn trong việc cân đối chi NSNN. Từ đó tạo tính ỷ lại cho bột số cơ quan, đơn vị trong công tác lập dự toán chưa bao quát hết nhiệm vụ thu, chi trong năm kế hoạch.

Thứ tư: việc kiểm tra xử lý các sai phạm trong hoạt động thu chi ngân sách thực hiện chưa nghiêm. Đối với các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh

thì chưa có giải pháp cụ thể để giảm gian lận trong khai thuế, khi phát hiện sai phạm thì xử lý chưa nghiêm, khi xử lý thì chưa giám sát kết quả thực hiện, còn để nợ thuế kéo dài gây thất thoát NSNN nói chung và NSNN huyện nói riêng.

Việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán nhằm ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách còn nhiều hạn chế, khi phát hiện sai phạm thì xử lý chưa triệt để và chưa có chế tài đủ mạnh đối với những sai phạm của đội ngũ cán bộ, công chức và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và địa phương.

Các cơ quan thanh, kiểm tra phát hiện những bất cập trong chế độ chính sách ápdụng đã quá cũ không còn phù hợp với thực tế hiện nay, nhưng việc kiến nghị các cấp thẩm quyền cấp trên để hoàn chỉnh hành lang pháp lý theo nhu cầu thực tế chưa được thường xuyên, chính vì vậy đơn vị sử dụng ngân sách còn vận dụng chế độ và tăng thời gian, số lượng để tăng chi nhằm đáp ứng nhu cầu chi theo thực tế hiện nay.

Thứ năm: Công tác cải cách hành chính cơ bản đã được triển khai nhưng chưa đi sâu vào hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật cho bộ máy quản lý NSNN còn hạn chế; hệ thống thông tin chưa liên tục và kịp thời và vẫn còn nặng hình thức văn bản giấy; trình độ CBCC, viên chức chưa ứng dụng được các máy móc trang thiết bị tiên tiến vào quản lý NSNN.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: huyện Lục Ngạn là một huyện có địa bàn rộng, với nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, nguồn thu NSNN trên địa bàn chưa cao, phân tán, đáp ứng được gần 30% nhu cầu chi ngân sách. Do vậy việc điều hành ngân sách chưa được linh động. Chỉ một sự biến đổi về thu, chi NS hoặc trợ cấp của NSTW đã ảnh hưởng đến việc cân đối và quản lý điều hành NS địa phương.

Thứ hai: Vẫn còn những bất cập về hệ thống chính sách, quy định pháp luật là một yếu tố cản trở lớn tới việc thu và chi ngân sách.

Thứ ba: Đối với chi ngân sách thì giá cả ổn định là mục tiêu phát triển của nền kinh tế, giá cả không ổn định như hiện nay là tác hại nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế quốc gia cũng như mức sinh hoạt của từng cá nhân, hộ gia đình làm ngưng trệ hoạt động của các tổ chức sản xuất kinh doanh vì giá tăng dẫn đến cầu về hàng hóa giảm. Do giá cả tăng nên Nhà nước ban hành chế độ chính sách bổ sung, sửa đổi cho phù hợp, như chế độ thanh toán công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị và chế độ phụ cấp trong một số ngành,... vì vậy, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn vì thiếu cơ sở khoa học và thường là không ổn định.

Những nhận xét, đánh giá về hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc quản lý NSNN huyện là cơ sở quan trọng để tiếp tục đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn hiện công tác quản lý NSNN huyện, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương trong thời gian tới.

Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI HUYỆN LỤC NGẠN TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước ở huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)