CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm phương hướng và mục tiêu hoàn thiện quản lý thu chi ngân
sách tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang
4.1.1. Quan điểm phương hướng
Những thành tích đã đạt được trong 3 năm qua (2016 - 2018) cùng với sự phục hồi, phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và của tỉnh Bắc Giang nói riêng, đặc biệt là các khu công nghiệp đang hoạt động có hiệu quả và ngày càng phát triển sẽ tiếp tục tác động tích cực đến sự phát triển KT-XH của tỉnh cũng như của huyện Lục Ngạn. Trong những năm sắp tới, công tác quản lý NSNN ở huyện theo những định hướng sau:
Làm tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch: thường xuyên cập nhật hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện tầm nhìn đến năm 2030. Trên cơ sở quy hoạch chung, triển khai kịp thời, có chất lượng các quy hoạch phát triển vùng, lĩnh vực một cách đồng bộ. Thực hiện tốt quy chế quản lý quy hoạch cả về công bố, cắm mốc, cấp phép xây dựng, đầu tư,… Rà soát, điều chỉnh và công bố quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo quy định, trong đó chú trọng khu trung tâm xã, các khu dân cư, khu thương mại dịch vụ, y tế, văn hóa, phúc lợi xã hội, giáo dục đào tạo, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, hệ thống cây xanh, bãi rác, nghĩa trang,… đảm bảo hợp lý, bền vững. Triển khai có hiệu quả quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2020 – 2025, đồng thời thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phù hợp với sự phát triển chung; khai thác và sử dụng có hiệu quả các loại tài nguyên như đất, rừng, khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nước gắn với đảm bảo cảnh quan môi trường và phát triển bền vững. Quy hoạch phát triển hợp lý tại các chợ, năm 2020 chuyển đổi lại các chợ trên địa bàn hoạt động có hiệu quả.
Chủ động bố trí các nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, nguồn thu được để lại theo quy định để thực hiện cải cách tiền lương.
Tiếp tục thực hiện ra soát lại các đề án, chính sách, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng phù hợp với yêu cầu phát triển và khả năng cân đối của ngân sách địa phương trong thời kỳ mới.
Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thu ngân sách, tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận thuế, nợ đọng thuế trên địa bàn.
4.1.2. Mục tiêu
Lục Ngạn là một huyện có nhiều lợi thế để phát triển một cách toàn diện từ công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ. Vì vậy mục tiêu phát triển trước mắt cũng như lâu dài phải phù hợp với quy hoạch phát triển chung của tỉnh. Huyện Lục Ngạn đã xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, văn hóa của huyện trong thời gian tới. Đây là cơ sở quan trọng để chỉ đạo và điều hành quản lý quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng khai thác tiềm năng và lợi thế của đại bàn nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nói chung và của huyện Lục Ngạn nói riêng.
Chính sách động viên tài chính hợp lý nhằm giải phóng triệt để và khơi thông các nguồn lực trong xã hội, tháo gỡ vướng mắc thực hiện chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, giải phóng sức sản xuất, tạo năng lực sản xuất mới, trên cơ sở đó nâng cao tiềm lực tài chính của huyện, thực hiện cơ chế, chính sách tài chính đồng bộ, thống nhất giữa các thành phần kinh tế, tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh, tăng tính hấp dẫn nhằm thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tiếp tục tập trung phát triển kinh tế, giai đoạn 2020 – 2025, trên cơ sở đẩy mạnh phát triển các khâu đột phá: tái cơ cấu nông nghiệp theo chiều sâu, sản xuất hiệu quả, tập trung phát triển thương mại – dịch vụ, tăng cường cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục triển khai có hiệu quả, quyết liệt chương trình xây dựng nông thôn
mới. Đẩy mạnh thực hiện các chỉ tiêu phát triển văn hóa, giáo dục, y tế; đảm bảo quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.