CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các thông tin thứ cấp được thu thập từ:
- Sách, báo, giáo trình, công trình nghiên cứu có liên quan về quản lý ngân sách trên địa bàn.
- Các tài liệu thống kê đã công bố về quyết toán thu chi ngân sách trên địa bàn từ năm 2016-2018.
- Báo cáo về tình hình phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang từ năm 2016- 2018.
- Quan điểm mục tiêu định hướng về hoàn thiện quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập bằng phương pháp chuyên gia. Quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện bao gồm các bước:
a. Xác định mục tiêu phỏng vấn:
Mục tiêu của phỏng vấn trong nghiên cứu này là tìm hiểu thực trạng quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Nhằm lấy ýkiến đánh giá của cán bộ quản lý về các nội dung trong công tác quản lý ngân sách huyện
và ý kiến đánh giá của cán bộ nhân viên tài chính về tình hình quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Lục Ngạn.
b. Xác đinh nội dung phỏng vấn
Phiếu phỏng vấn bao gồm hai phần chính: Phần I nêu các thông tin chung về người được phỏng vấn; phần II là đánh giá của cán bộ quản lý, cán bộ kế toán về các nội dung liên quan đến công tác quản lý ngân sách bao gồm công tác lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm tra giám sát.
c. Xác định số lượng phiếu phỏng vấn:
Tác giả tiến hành phỏng vấn toàn bộ cán bộ phụ trách quản lý ngân sách huyện. Trong đó tác giả tiến hành phỏng vấn đội ngũ lãnh đạo huyện gồm 01 chủ tịch huyện và 03 phó chủ tịch huyện, cán bộ chi cục thuế 03 người, cán bộ kho bạc nhà nước huyện lục ngạn 03 người là những người trực tiếp liên quan đến thu chi, quyết toán ngân sách huyện và toàn bộ 08 cán bộ phòng Tài chính – Kế hoạch huyện. Tổng số phiếu là 18 phiếu.
d. Phương thức tiến hành thu thập dữ liệu
Các cuộc phỏng vấn được thực hiện tại nơi làm việc của đối tượng phỏng vấn. Mỗi cuộc phỏng vấn trung bình dài 20 phút cho tất cả các câu hỏi trong bảng hỏi. Các đối tượng tham gia phỏng vấn đều rất quan tâm ủng hộ nghiên cứu và sẵn sàng chia sẻ các quan điểm riêng của cá nhân cũng như cung cấp thông tin khi được đề nghị. Kỹ thuật thực hiện là phỏng vấn trực tiếp. Các đối tượng điều tra được phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Trong bảng hỏi tác giả sử dụng thang đo likert 5 mức độ: Rất hài lòng(5); Hài lòng (4); Không ý kiến (3); Không hài lòng (2); Rất không hài lòng (1).
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) /n = (5-1)/5=0.8 Ý nghĩa của mức điểm trung bình như sau:
Mức
điểm Ý kiến
Trung bình
khoảng cách Ý nghĩa
1 Rất không đồng ý 1.00 – 1.80 Nội dung được quản lý kém 2 Không đồng ý 1.81 – 2.60 Nội dung được quản lý yếu
3 Phân vân 2.61 – 3.40 Nội dung được quản lý đạt ở mức
trung bình
4 Đồng ý 3.41 – 4.20 Nội dung được quản lý đạt ở mức
khá
5 Rất không đồng ý 4.21 – 5.00 Nội dung được quản lý đạt ở mức tốt
Câu hỏi phỏng vấn được đề cập trong Phụ lục số 1.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích luận văn như: tỷ lệ thu, chi ngân sách, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch…. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên phần mềm chuyên dụng như Excel. Công cụ phần mềm này được kết hợp với việc tính toán xử lý và tổng hợp thành các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế- xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ các báo cáo khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản nó giúp chúng tạo phân tích định lượng về số liệu.
Dựa vào các số liệu thống kê để mô tả sự biến động, xu hướng quản lý ngân sách Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Qua đó thấy được những kết quả
đạt được, những hạn chế của hoạt động này, từ đó tìm ra nguyên nhân của những hạn chế và giải pháp phù hợp.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này cần có sự thống nhất về không gian nội dung tính chất. Tùy theo mục đích ta có thể xác định gốc so sánh. Gốc so sánh cụ thể là về thời gian không gian kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch. Giá trị so sánh là số tuyệt đối, số tương đối.
Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự
Sử dụng phương pháp so sánh trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả hoạt động thu chi ngân sách nhà nước cấp huyện giữa các năm, các thời kỳ...