6. Cấu trúc của luận văn
4.2.3. Hoàn thiện công tác quyết toán ngân sách nhà nước cấp huyện
Công tác quyết toán ngân sách là cơ sở đánh giá hiệu quả triển khai thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách trong năm. Để thực hiện tốt công tác quyết toán ngân sách hàng năm, tác giả xin đề xuất một số ý kiến sau:
-“Kiểm tra, đối chiếu số liệu hạch toán, kế toán trong năm đảm bảo khớp đúng giữa đơn vị sử dụng ngân sách và KBNN nơi giao dịch nhằm cung cấp số liệu chính xác cho báo cáo quyết toán hàng năm của đơn vị và phục vụ cho công tác tổng hợp báo cáo quyết toán của ngân sách huyện.
- Tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách và Thủ trưởng các cơ quan quản lý ngân sách cấp huyện: Phòng TC-KH, Chi cục thuế, KBNN huyện và UBND huyện, xã, thị trấn đối với công tác quản lý, điều hành ngân sách huyện.
- Phòng TC-KH có kế hoạch xét duyệt, thẩm định số liệu quyết toán từ quý I đến quý III trong năm, khi kết thúc năm chỉ xét duyệt, thẩm định số liệu quyết toán quý IV và thời gian chỉnh lý quyết toán và cộng với số liệu đã xét duyệt, thẩm định của các quý trong năm sẽ hoàn tất công tác thẩm tra số liệu báo cáo quyết toán năm đúng tiến độ và số liệu quyết toán được chính xác và kịp thời.”
4.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách nhà nước cấp huyện
Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện và thời gian giải quyết các thủ tục về thuế ở các cơ quan thuế.
Trường hợp có vi phạm trong việc thực hiện và thời gian giải quyết các thủ tục về thuế ở cơ quan thuế cần có phương án xử lý dứt điểm, tránh tình trạng gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp cũng như sai phạm các quy định của pháp luật
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thuế để nắm bắt thực trạng tình hình kinh doanh, khắc phục tình trạng khai giảm doanh thu, đồng thời phát
hiện vi phạm pháp luật thuế thông qua đó xử lý nghiêm những đối tượng cố tình vi phạm luật thuế, chống đối không nộp thuế, từ đó tác dụng răn đe đối với những hiện tượng tiêu cực có thể nảy sinh.
Các cơ quan thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, thanh tra khu thực hiện phải thường xuyên phối hợp với nhau trong thực hiện nhiệm vụ, trước hết là trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch để tránh chồng chéo, từ dó phát huy sức mạnh toàn hệ thống là khâu đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó, các cơ quan thanh tra phải luôn luôn phối hợp để xác minh, trao đổi thông tin về những sai phạm phổ biến xảy ra trong mọi lĩnh vực quản lý NSNN, nhằm ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật.
Cần đào tạo để nâng cao trình độ cũng như phẩm chất đạo đức cho toàn bộ CBCC, viên chức về quản lý nhà nước và quản lý kinh tế nói chung, đội ngũ cán bộ thanh tra nói riêng. Đòi hỏi, từng cơ quan thanh tra đều phải thường xuyên có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ thanh tra một cách chuyên nghiệp, tinh nhuệ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Hơn nữa, cần tăng cường giao lưu học tập kinh nghiệm với các đơn vị thanh tra trong nước, thậm chí là nƣớc ngoài (nếu có), những đơn vị đã gặt hái được nhiều thành công, chống được tham nhũng, lãng phí NSNN sẽ tạo hiệu quả trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Nâng cao năng lực CBCC khi tham gia tiếp công dân, hướng dẫn cho công dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo theo đúng địa chỉ, thẩm quyền, tránh vượt cấp, giảm khiếu kiện; tập trung nghiên cứu phát hiện và bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính còn bất cập, nhất là lĩnh vực đang phát sinh nhiều đơn thư khiêu nại, tố cáo như: đền bù giải phóng mặt bằng, đất đai,… để giảm bớt đơn thư, nhằm ổn định xã hội trên địa bàn.
Nâng cao vai trò giám sát của HĐND các cấp vào việc quản lý, chỉ đạo điều hành quản lý NSNN. Để một hệ thống giám sát thực hiện thực sự hiệu quả phải xác định rõ mục tiêu, quy định cụ thể về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền
hạn của từng bộ phận, từng CBCC, viên chức; tập trung vào chất lượng các cuộc giám sát chung bằng hình thức xem xét báo cáo và chất vấn trực tiếp tại các kỳ họp HĐND tăng cường giám sát theo chuyên đề và giám sát đột xuất.
4.3. Kiến nghị