5. Kết cấu của đề tài
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Ba Bể là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn cách tỉnh lỵ 60 km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 67.412ha.
Phía Đông giáp huyện Ngân Sơn Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang
Phía Nam giáp huyện Chợ Đồn và huyện Bạch Thông Phía Bắc Giáp huyện Pác Nặm và tỉnh Cao Bằng
Địa hình
Ba Bể chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm trên 80%, đất nông nghiệp chiếm 10%. Huyện có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi sông, suối, núi nên giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các thôn bản vùng cao. Ở đây chủ yếu là núi cao xen lẫn những khối núi đá vôi hiểm trở, phân lớp dầy, trong quá trình cacxtơ tạo thành những hình dạng kỳ thú, đặc trưng là dãy núi Phja Bjooc có độ cao 1.578m, là mái nhà của 03 huyện: Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông. Cùng với đó, trên địa bàn huyện có 2 con sông Năng và Chợ Lùng chảy qua. Sông Năng bắt nguồn từ dãy núi cao Phja Giạ (thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng) chảy vào địa phận huyện Ba Bể từ xã Bành Trạch theo hướng Đông - Tây; sông Chợ Lùng bắt nguồn từ phía Nam huyện Ba Bể theo hường Đông Nam - Tây Bắc sau đó đổ vào hồ Ba Bể rồi thông ra sông Năng; cách cung sông Gâm chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, xuyên suốt địa giới của huyện với nhiều ngọn núi cao trùng điệp đã tạo nên địa hình hiểm trở rất đặc trưng của huyện Ba Bể.
Khí hậu
Nhiệt độ trung bình năm từ 21oC - 23oC, vào mùa đông thường xuất hiện sương muối, ở khu vực khe núi đôi khi có băng giá. Là vùng khuất gió
mùa đông bắc, nhưng lại đón gió mùa Tây Nam nên mưa nhiều, lượng mưa trung bình hơn 1.600 mm và có thảm thực vật phong phú.
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở độ cao từ 500 - 1000m so với mặt biển, Ba Bể có đủ nhiệt độ, nắng, mưa... thích hợp cho sự phát triển của động vật, thực vật. Tuy nhiên đôi khi thời tiết cũng rất khắc nghiệt. Mùa đông ở Ba Bể thường có sương muối, băng giá hoặc có những đợt mưa phùn, gió bấc kéo dài không có lợi cho sự sinh trưởng của động, thực vật, ảnh hưởng tới hoạt động, sức khoẻ con người. Mùa mưa nhiều xã ven sông Năng thường bị ngập lụt
Sông ngòi
Ba Bể có nhiều sông, suối, lòng sông suối thường sâu, để có nước tưới cho đồng ruồng, nhất là các chân ruộng bậc thang, đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm làm mương, phai, bắc máng, làm guồng nước. Đồng bào còn lợi dụng sức nước để phục vụ sản xuất, đời sống như cối giã gạo, máy bật bông, làm thuỷ điện mi ni, xuôi mảng... Đường thuỷ sông Năng phối hợp với các đường bộ tạo nên hệ thống giao thông tương đối thuận lợi thông thương giữa các huyện Ba Bể, huyện Chợ Đồn, Na Hang (Tuyên Quang).
Tài nguyên thiên nhiên
Huyện Ba Bể tập trung nhiều loại khoáng sản như: Vàng gốc (nguyên sinh) và vàng sa khoáng, khoáng sắt và sắt - mangan, đá vôi biến chất thành đá hoa như xung quanh hồ Ba Bể, sắt, mangan ở Bản Nùng. Ngoài ra còn có đá quý ở Bản Đuống, Bản Vàng…
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân số và lao động
Huyện Ba Bể có 14 xã và 01 thị trấn: Bành Trạch, Cao Thượng, Chu Hương, Địa Linh, Đồng Phúc, Hà Hiệu, Hoàng Trĩ, Khang Ninh, Mỹ Phương, Nam Mẫu, Phúc Lộc, Quảng Khê, Thượng Giáo, Yến Dương và thị trấn Chợ Rã. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Ba Bể là 678 Km2; tổng dân số của huyện 51.123 người, gồm 06 dân tộc anh em cùng sinh sống. Gồm các dân tộc: Kinh, Nùng, Tày, Dao, H’Mông, Hoa.
Bảng 3.1. Dân số và lao động huyện Ba Bể giai đoạn 2017-2019 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 18/17 19/18 BQ I.Tổng số hộ Hộ 10.815 10.827 10.832 100,11 100,05 100,08 Thành thị Hộ 1.564 1.795 1.917 114,77 106,80 110,71 Nông thôn Hộ 9.251 9.032 8.915 97,63 98,70 98,17
II.Tổng số nhân khẩu Người 48.697 50.624 51.123 103,96 100,99 102,46
Thành thị Người 6.124 6.335 6.512 103,45 102,79 103,12 Nông thôn Người 42.573 44.289 44.611 104,03 100,73 102,37
III.Tổng số lao động Người 30.162 30.173 30.197 100,04 100,08 100,06
Thành thị Người 2.136 2.356 2.452 110,30 104,07 107,14 Nông thôn Người 28.026 27.817 27.745 99,25 99,74 99,50
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Bể năm 2019
Số liệu thống kê cho thấy số hộ trên địa bàn huyện Ba Bể tăng nhẹ từ 10.815 hộ năm 2017 lên 10.832 hộ năm 2019. Tổ số nhân khẩu trên địa bàn huyện tăng bình quân 2, 46% từ 48.697 người năm 2017 lên 51.123 người năm 2019. Tổng số lao động bình quân chiếm gần 60% dân số. Ngoài ra ta có thể nhận hơn 90% dân số và lao động sống ở khu vực nông thôn.
- Tình hình phát triển kinh tế
Giai đoạn 2017-2019, mặc dù kinh tế của huyện còn gặp nhiều khó khăn do thời tiết khí hậu bất thường làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất, nhưng kinh tế vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định. Giá trị sản xuất (theo giá cố định) tăng bình quân 16,81%/năm, giá trị sản xuất tăng từ 1.253.882 triệu đồng năm 2017 lên 1.710.757 triệu đồng năm 2019, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là ngành công nghiệp xây dựng tăng bình quân 23,75%/năm, thương mại dịch vụ tăng 19,29%/năm, nông lâm thuỷ sản tăng bình quân thấp nhất là 4,84%/năm.
Tăng trưởng kinh tế của huyện vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ba Bể đề ra, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, GDP bình quân đầu người năm 2019 đạt 18,55 triệu đồng/người .
Bảng 3.2. Tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 18/17 19/18 BQ
1. Nông - lâm, thuỷ sản 372.717 393.847 409.691 105,67 104,02 104,84 2. Công nghiệp - XD 435.234 544.132 666.553 125,02 122,50 123,75 3. Thương mại DV 445.871 548.72 634.513 123,07 115,64 119,29
Tổng GTSX 1.253.822 1.486.699 1.710.757 118,57 115,07 116,81
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đại Từ)
Nhìn chung trong giai đoạn vừa qua, kinh tế của huyện duy trì khả năng tăng trưởng khá và tương đối ổn định, hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế được thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra. Các nguồn lực tập trung cho phát triển được huy động trong những năm qua khá tốt, kết cấu hạ tầng KT-XH phát triển cả về lượng và chất, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm tăng, hoạt động văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được ổn định. Đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân được cải thiện.
- Cơ sở hạ tầng
Trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng được đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng. Đến năm 2019, toàn huyện đã đầu tư xây dựng gần 210 km đường, nâng số km mặt đường nhựa và đường bê tông lên 350 km trên tổng số 604 km đường hiện có (năm 2017 Huyện mới cải tạo, nâng cấp được 120 km đường giao thông). Về hạ tầng thủy lợi, đầu tư xây dựng cho 09 công trình đập dâng nhỏ và kiên cố hóa 238 km các tuyến kênh tưới chính tại các vùng sản xuất trọng điểm trên địa bàn, nâng tổng diện tích tưới chủ động lên đạt gần 70% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Về giáo dục, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho 12 trường đạt chuẩn quốc gia và cải tạo sửa chữa duy trì cơ sở vật chất cho các
trường đã đạt chuẩn; nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 49/73 trường (năm 2017, Huyện có 37/73 trường đạt chuẩn quốc gia).
Về thiết chế văn hóa, trong nhiệm kỳ toàn huyện đã xây dựng được 02 nhà văn hóa xã, 97 nhà văn hóa thôn bản nâng tổng số 14/14 xã và 214/335 thôn bản có nhà văn hóa. Về hạ tầng y tế cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của huyện Ba Bể trong quản lý chi Ngân sách nhà nước
- Huyện Ba Bể có tiềm năng về tài nguyên: khoáng sản, vật liệu xây dựng với các cụm công nghiệp phát triển là địa bàn hấp dẫn thu hút đầu tư.
- Huyện có tiềm năng lớn về du lịch, có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và cảnh quan đẹp, có khu du lịch hồ Ba Bể. Toàn huyện có 120 điểm di tích trong đó di tích lịch sử cách mạng có 30 điểm, kháng chiến có 42 điểm và nhiều cảnh đẹp tự nhiên khác... trong tương lai nếu thu hút đầu tư sẽ mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách.
- Huyện Ba Bể nằm trong tỉnh Bắc Kạn là tỉnh công nghiệp, người dân có truyền thống lao động cần cù và sớm được tiếp cận với văn hoá công nghiệp.
- Các điều kiện về tự nhiên và xã hội cho thấy, Ba Bể là địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế theo hướng tổng hợp và đa dạng. Về kinh tế, huyện có xuất phát điểm tương đối thuận lợi hơn so với một số huyện trong tỉnh, thuộc loại trung bình khá so với tỉnh. Thời kỳ 2017-2019, kinh tế của huyện có những bước tiến đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tăng dần công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp. Đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện, số hộ nghèo giảm nhanh, hộ trung bình và khá tăng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn có những thay đổi cơ bản.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển cả về lượng và chất, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm tăng đáng kể. Hầu hết các công trình trọng điểm đã và đang được triển khai, nhiều công trình đã hoàn thành và phát huy
hiệu quả, tăng bước nâng cao tiềm lực kinh tế xã hội, góp phần nâng tỷ lệ tăng nguồn thu ngân sách hàng năm.
3.1.3.2. Một số tồn tại hạn chế
- Kinh tế tăng trưởng khá song còn chậm so với mặt bằng chung và chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa có bước đột phá. Kinh tế của huyện phát triển dựa chủ yếu vào nông, lâm nghiệp, trình độ lao động còn lạc hậu chưa đáp ứng được sản xuất.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng còn thấp đặc biệt ở những xã đồi núi xa trục đường quốc lộ, tỉnh lộ. Trong số diện tích đất nông lâm nghiệp, đất dốc từ 8 độ trở lên chiếm trên 70%, vì vậy khó khăn cho phát triển kinh tế và xây dựng kết cấu hạ tầng.
- Trong nông nghiệp công tác chuyển giao ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất còn nhiều hạn chế, chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm còn thấp, chưa có nhiều mô hình sản xuất điển hình tiên tiến mang lại hiệu quả cao.
- Tiến độ thực hiện một số đề án còn chậm, công nghiệp - TTCN chưa có chuyển biến tích cực, phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN và dịch vụ nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp.
- Trình độ quản lý và trình độ khoa học - công nghệ còn thấp, trình độ sản xuất chưa cao.
- Trong đầu tư XDCB của huyện, đầu xây dựng các thiết chế vốn hóa từ huyện đến cơ sở còn hạn chế.
3.2. Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn
3.2.1. Giới thiệu về đơn vị tham mưu quản lý chi ngân sách ngân sách huyện Ba Bể Ba Bể
3.2.1.1.Giới thiệu về Phòng Kế hoạch - Tài chính huyện Ba Bể
Vị trí và chức năng
- Phòng Tài chính và Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện
quản lý nhà nước về: quy hoạch, kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân; tài chính, tài sản theo theo quy định của pháp luật
- Phòng Tài chính và Kế hoạch có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực tài chính của Sở Tài chính.
Nhiệm vụ và quyền hạn
* Đối với lĩnh vực kế hoạch và đầu tư:
- Trình Ủy ban nhân dân huyện:
+ Dự thảo các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của huyện; đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trên địa bàn huyện, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Dự thảo các quyết định, chỉ thị, văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật và các quy định của Ủy ban nhân dân huyện, Sở Kế hoạch và Đầu tư về công tác kế hoạch và Đầu tư trên địa bàn huyện.
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện các chương trình, danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn; thẩm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đầu tư phát triển trên địa bàn thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do cấp huyện quyết định đầu tư; thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ
sơ dự thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do Ủy ban nhân dân huyện là chủ đầu tư;
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trên địa bàn.
- Cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư, phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn huyện; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác kế hoạch và đầu tư cấp xã.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát và đánh giá đầu tư; kiểm tra việc thi hành pháp luật về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn huyện; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
- Quản lý và chịu trách nhiệm về cán bộ, công chức, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện.
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật.
* Đối với lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản
- Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy