5. Kết cấu của đề tài
3.2.2. Quản lý công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước
Quy trình lập dự toán chi ngân sách trên địa bàn Huyện Ba Bể được thực hiện thông qua các bước như sau:
UBND Đơn vị Cơ quan Phòng UBND HĐND
huyện chủ TCKH huyện huyện
quản huyện
Hướng dẫn Xem xét, Tổng hợp
và thông báo Lập dự tổng hợp toàn bộ dự Tổng Nghị số kiểm tra toán chi dự toán toán chi hợp, báo quyết giao
dự toán năm của đơn của ĐV ngân Cáo dự toán
sau đến đơn vị mình trực sách,báo HĐND
vị dự toán thuộc cáo UBND
Hình 3.1: Quy trình lập dự toán chi thường xuyên NSNN Huyện Ba Bể
Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch huyện Ba Bể
Ủy ban nhân dân huyện: từ tháng 4 đến tháng 5 hằng năm Ủy ban nhân dân huyện sẽ gửi hướng dẫn và thông báo số kiểm tra dự toán năm sau đến đơn vị trên địa bàn Huyện Ba Bể. Đây là căn cứ và là cơ sở cho các đơn vị trên địa bàn huyện lập dự toán cho đơn vị mình năm sau.
Các đơn vị trên địa bàn lập dự toán: căn cứ vào thông báo số kiểm tra dự toán do Ủy ban nhân dân huyện gửi, căn cứ vào tình hình phát triển, cũng như kế hoạch hoạt động, mục tiêu thực hiện trong năm tiếp theo, các đơn vị phải lập dự toán chi tiêu của mình thuộc quyền hạn, trách nhiệm của từng đơn vị. Việc lập dự toán này thường được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 6. Sau khi các đơn vị đã lập xong dự toán các khoản chi của đơn vị mình trong năm sau. Các đơn vị trình cho cơ quan chủ quản.
Cơ quản chủ quản: Các đơn vị thuộc cơ quan chủ quản tổng hợp dự toán của các đơn vị: Tại đây cơ quan chủ quản sẽ ra soát các khoản chi các khoản chi nào có tính bất thường, hoặc đặc biệt. Cơ quan chủ quản yêu cầu các đơn vị xem xét và chỉnh sửa. Sau khi các các đơn vị đã chỉnh sửa theo các yêu cầu của đơn vị chủ quản. Đơn vị chủ quản tổng hợp nộp dự toán chi ngân sách cho Phòng tài chính kế hoạch Huyện Ba Bể. Thời gian thực hiện công việc này từ tháng 6 đến đầu tháng 7 hằng năm.
Phòng Tài chính kế hoạch Huyện Ba Bể: dựa trên bản tổng hợp dự toán chi của các cơ quan chủ quản Phòng tài chính kế hoạch huyện Ba Bể tổng hợp để trình hội đồng nhân dân Huyện Ba Bể trước ngày 20 tháng 7.
Kết quả lập dự toán chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2017-2019 của huyện Ba Bể được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.3. Dự toán chi ngân sách nhà nước huyện Ba Bể giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 18/17 19/18 BQ
I Tổng chi NS địa phương 273.253 284.488 292.583 104,11 102,85 103,48 1 Chi đầu tư phát triển 119.125 124.274 128.241 104,32 103,19 103,76 2 Chi thường xuyên 154.128 160.214 164.342 103,95 102,58 103,26 II Chi dự phòng NS 4.127 6.321 5.975 153,16 94,53 123,84 III Chi từ nguồn để lại QL qua NS 3.481 4.315 5.233 123,96 121,27 122,62
Tổng (I+II+III) 280.861 295.124 303.791 105,08 102,94 104,01
Qua bảng trên ta thấy tổng dự toán chi ngân sách huyện Ba Bể giai đoạn 2017-2019 có xu hướng tăng nhưng tăng không ổn định, năm 2018 so với năm 2017 tăng 5,08% tương ứng tăng 14.263 triệu đồng; năm 2019 so với năm 2018 tăng 2,94% tương ứng tăng 8.667 triệu đồng nguyên nhân do thực hiện chỉ đạo của Chính phủ cắt giảm chi tiêu công và thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.
Trong tổng dự toán chi NSNN huyện Ba Bể, chi ngân sách địa phương là chủ yếu năm 2019 là 133.424 triệu đồng chiếm 96,31% tổng dự toán chi ngân sách, các nguồn chi dự phòng ngân sách và chi từ nguồn để lại quản lý qua ngân sách chiếm tỷ lệ rất nhỏ và các nguồn chi này không ổn định.
Công tác lập dự toán chi ngân sách huyện Ba Bể đảm bảo giữa cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và các lĩnh vực khác tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Cụ thể:
* Dự toán chi đầu tư phát triển
Bảng 3.4. Dự toán chi đầu tư phát triển huyện Ba Bể giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 18/17 19/18 BQ I Tổng chi 119.125 124.274 128.241 104,32 103,19 103,76 1 Nguồn vốn tập trung 79.869 90.119 91.026 112,83 101,01 106,92 - Trong đó: Chi GD-ĐT 15.974 18.024 18.205 112,83 101,01 106,92 2 Nguồn vốn từ quỹ đất 39.256 34.155 37.215 87,01 108,96 97,98 - Trong đó: Chi trả vốn vay 4.014 5.251 4.325 130,79 82,38 106,59
Nguồn: Dự toán ngân sách huyện Ba Bể giai đoạn 2017-2019
Dự toán chi đầu tư phát triển của huyện chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách tập trung của tỉnh, chiếm trên 80% nguồn vốn đầu tư phát triển cấp huyện.
Dự toán đầu tư phát triển từ nguồn thu tiền sử dụng đất cấp huyện trong 3 năm từ 2017-2019 không ổn định và đạt thấp. Nguyên nhân là do các xã xây
dựng nông thôn mới không điều tiết nguồn thu cho ngân sách cấp huyện, chỉ có ngân sách thị trấn thực hiện điều tiết cho huyện 40%, nhưng những năm gần đây, thị trấn Chợ Rã ứng vốn để đầu tư hạ tầng khu dân cư mới nên tiền đất thu được phải ưu tiên để trả nợ, sau đó mới thực hiện điều tiết theo quy định.
Khi lập dự toán đầu tư phát triển, huyện Ba Bể đã dành ưu tiên bố trí nguồn vốn cho Giáo dục - Đào tạo trên 20% tổng vốn theo đúng quy định của UBND tỉnh. Bên cạnh đó còn bố trí vốn để trả nợ vốn vay kiên cố hóa kênh mương đến hạn phải trả.
* Dự toán chi thường xuyên
Bảng 3.5. Dự toán chi thường xuyên huyện Ba Bể giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 18/17 19/18 Bq I Tổng chi 154.128 16214 164.342 103,95 102,58 103,26 1 Chi quốc phòng 1.521 1.687 1.785 110,91 105,81 108,36 2 Chi an ninh 1.921 2.321 2.414 120,82 104,01 112,41 3 Chi sự nghiệp GD-ĐT 97.212 99.248 101.012 102,09 101,78 101,94 4 Chi sự nghiệp y tế 6.214 6.581 7.125 105,91 108,27 107,09 5 Chi sự nghiệp KH&CN 325 421 414 129,54 98,34 113,94 6 Chi sự nghiệp VHTT 847 925 958 109,21 103,57 106,39 7 Chi bảo đảm xã hội 13.825 14.691 15.362 106,26 104,57 105,42 8 Chi sự nghiệp kinh tế 14.814 15.621 16.129 105,45 103,25 104,35 9 Chi trợ giá các mặt
hàng chính sách 125 136 144 108,80 105,88 107,34 10 Chi quản lý hành chính 16.213 17.718 18.318 109,28 103,39 106,33 11 Chi sự nghiệp BVMT 514 518 232 100,78 44,79 72,78 12 Chi khác ngân sách 597 347 449 58,12 129,39 93,76
Nguồn: Dự toán ngân sách huyện Ba Bể giai đoạn 2017-2019
Dự toán chi thường xuyên huyện Ba Bể được lập căn cứ theo vào Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND ngày 22/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Bắc Kạn năm 2015 và thời kỳ ổn định ngân sách mới của Luật ngân sách nhà nước.
- Chi sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo thực hiện theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Chi hoạt động thường xuyên của các trường học theo định mức tỉnh quy định tính trên từng học sinh: Các trường của xã Chu Hương 425.000 đồng/học sinh/năm; các trường của xã Địa Linh 410.000 đồng/học sinh/năm; các trường còn lại 320.000 đồng/học sinh/năm. Dự toán sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo ổn định trong 3 năm, chỉ tăng thêm phần thực hiện chế độ cải cách tiền lương, các chế độ tiền ăn, học bổng cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học đạt chuẩn Quốc gia và kinh phí mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ chính trị cho cán bộ, đảng viên tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện.
- Chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể và các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ. Chi hoạt động thường xuyên phân bổ theo chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị: đơn vị trên 20 biên chế phân bổ 12 triệu đồng/biên chế/năm; đơn vị từ 10 đến 20 biên chế phân bổ 13 triệu đồng/biên chế/năm; đơn vị dưới 10 biên chế phân bổ 14 triệu đồng/biên chế/năm.
Nhìn chung, công tác lập dự toán chi NSNN của huyện Ba Bể cơ bản đảm bảo đúng trình tự theo quy định của Luật NSNN, bám sát Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của HĐND các cấp và trên cơ sở tình hình KT-XH của địa phương. Dự toán NSNN được lập căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của huyện; tình hình thực hiện ngân sách của các năm trước, đặc biệt là năm hiện hành; các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Nhà nước. Đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa Lãnh đạo huyện, phòng TC-KH huyện và các đơn vị sử dụng ngân sách trong công tác xây dựng dự toán chi NSNN hàng năm. Công tác này được HĐND huyện
thông qua tại kỳ họp HĐND huyện cuối năm và được các thành viên HĐND huyện giám sát việc thực hiện.
Trong lập dự toán chi đầu tư phát triển, huyện đã căn cứ vào nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh giao và dự kiến nguồn thu tiền sử dụng đất của năm kế hoạch để xây dựng dự toán. Danh mục công trình, dự án đầu tư được lập trên cơ sở nguồn kinh phí địa phương được phân cấp, ưu tiên trả nợ các công trình đã hoàn thành còn thiếu vốn, các công trình trọng điểm cấp bách của huyện và theo Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 Dự toán chi thường xuyên hàng năm được lập căn cứ vào các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách của nhà nước và ổn định trong từng giai đoạn 5 năm theo quy định của Luật NSNN, chỉ bố trí tăng thêm đối với các chế độ chính sách mới phát sinh hoặc có điều chỉnh.
Tuy nhiên, công tác lập dự toán ở một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, năng lực lập dự toán của các đơn vị còn yếu dẫn đến việc lập dự toán không đảm bảo cả về thời gian, nội dung và biểu mẫu; phần lớn chỉ là lập dự toán lương, các khoản phụ cấp theo lương cho các biên chế trong đơn vị còn các khoản chi không tự chủ khác thì do UBND huyện giao. Vì vậy, công tác lập và thảo luận dự toán còn mang nặng tính hình thức thiếu dân chủ, áp đặt một chiều từ trên xuống. Định mức phân bổ chi thường xuyên do UBND tỉnh ban hành thấp và mang tính bình quân nên để xảy ra tình trạng phân bổ nguồn lực không hợp lý, bị động trong quản lý chi NSNN. Các định mức chi phần lớn căn cứ theo dân số, đơn vị hành chính, giữ ổn định trong cả thời kỳ dài mà chưa xem xét đến tình hình KT- XH và các yếu tố đặc thù của từng địa phương. Đây là một bất lợi lớn đối với huyện Ba Bể do dân số và số lượng đơn vị hành chính cấp xã ít, vì vậy ngân sách tỉnh giao hàng năm cho huyện không đáp ứng được nhu cầu chi của địa phương. Việc giao dự toán cho các cơ quan đơn vị chưa sát với thực tế, hầu hết mới chỉ giao dự toán lương, phụ cấp lương và chi hoạt động theo biên chế được giao. Các khoản chi không tự chủ phần lớn được bổ sung khi có nhu cầu đột xuất, vô hình chung tạo nên cơ
khuyến khích được việc tiết kiệm chi thường xuyên để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức
Để đánh giá công tác lập dự toán của huyện Ba Bể tác giả tiến hành 68 cán bộ tham gia quản lý ngân sách tại huyện Ba Bể. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.6. Đánh giá công tác lập dự toán ngân sách nhà nước huyện Ba Bể
STT Tiêu chí Điểm Ý nghĩa
1 Thực hiện đúng theo chế độ, chính sách và theo sự
hướng dẫn của cơ quan tài chính 2,69 Khá
2 Thực hiện đúng theo quy trình và các bước tiến hành
dự toán chi 2,72 Khá
3 Lập dự toán đã bám sát tình hình thực tế và phương
hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 2,62 Khá 4 Dự toán chi được lập đúng tiến độ 2,34 Trung bình 5 Chất lượng dự toán sát với thực tế 2,38 Trung bình
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả
Kết quả khảo sát cho công tác lập dự toán chi tại huyện Ba Bể thực hiện tương đối tốt các tiêu chí “Thực hiện đúng theo chế độ, chính sách và theo sự hướng dẫn của cơ quan tài chính”; “Thực hiện đúng theo quy trình và các bước tiến hành dự toán chi” và “ Lập dự toán đã bám sát tình hình thực tế và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương” đều đánh giá mức khá với số điểm lần lượt là 2,69; 2,72 và 2,62.
Tuy nhiên, qua xem xét cho thấy chất lượng dự toán vẫn còn nhiều bất cập, chưa sát với nhu cầu thực tế của các đơn vị, từ đó dẫn đến tình trạng xin bổ sung kinh phí hàng năm tăng cao và làm cho các đơn vị không chủ động được trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của mình. Thực tế, việc lập dự toán có nơi, có lúc chưa được nhận thức đầy đủ, số kiểm tra nhỏ hơn so với nhu cầu thực tế nên dự toán được xây dựng chưa sát với thực tế của năm kế hoạch. Điều đó gây khó khăn rất lớn cho khâu chấp hành dự toán và khiến cho việc phân bổ kinh phí không đạt hiệu quả cao. Sự kết hợp giữa các bộ phận chưa cao trong công tác lập và giao dự toán chi thể hiện qua 2 tiêu chí: “Dự toán chi được lập đúng tiến độ” và “Chất lượng dự toán sát với thực tế”
chỉ được đánh giá ở mức trung bình với số điểm lần lượt là 2,34 và 2,38. Nguyên nhân gây nên những hạn chế trên là do địa phương giao số kế hoạch hàng năm cho các đơn vị quá chậm, dẫn đến việc lập dự toán ngân sách không chủ động, kịp thời, chất lượng kém. Mặt khác, trình độ cũng như nhận thức của cán bộ về công tác kế hoạch ngân sách còn nhiều hạn chế, chưa có sự đầu tư và quan tâm đúng mức. Do đó, việc lập dự toán chi thường xuyên còn chưa thật sát với tình hình thực tế và chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra tại các phòng, ban, ngành, đơn vị thuộc huyện.