Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 84)

5. Kết cấu của đề tài

3.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước

huyện Ba Bể

3.3.1. Các yếu tố khách quan

3.3.1.1. Điều kiện kinh tế xã hội

NSNN là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế xã hội, do vậy nó luôn chịu sự tác động của các yếu tố đó, cũng như các chính sách kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý tương ứng, cụ thể:

* Về kinh tế:

Việc quản lý thu, chi ngân sách luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Do đó, ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, người ta luôn quan tâm chú trọng đến nhân tố này, trong quá trình quản lý hoạch định của chính sách thu chi NSNN.

Thực tế cho thấy, khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bàn còn thấp cũng như ý thức về sử dụng các khoản chi chưa được đúng mức còn có tư tưởng ỷ lại Nhà nước thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN. Khi chúng ta thực hiện tốt những vấn đề thu ngân sách trong đó có nhiều nhân tố tác động nhưng trình độ mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước có thể rất dễ dàng. Trường hợp nếu trình độ và mức sống còn thấp thì việc thu thuế cũng rất khó khăn.

Tại huyện Ba Bể , tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế ngày một bền vững, trong 3 năm đạt mức 12,35%, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 15,27 triệu đồng năm 2017 lên 18,55 triệu đồng năm 2019; cơ cấu kinh tế

chuyển dịch đúng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

* Về xã hội:

Nhìn chung tình hình xã hội của huyện Ba Bể khá ổn định. Công tác giáo dục, đào tạo được quan tâm và đầu tư. Duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục đúng độ tuổi bậc tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi,

Công tác y tế được đảm bảo với 100% số xã có trạm y tế và cơ sở vật chất y tế được đảm bảo.

Bảng 3.16. Đánh giá về điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội

STT Tiêu chí Điểm Ý nghĩa

1 Điều kiện tự nhiên thuận lợi 2,04 Trung bình

2 Kinh tế địa phương tăng trưởng cao 2,14 Trung bình

3 Trình độ dân trí cao 2,36 Trung bình

4 Luôn được sự ủng hộ của người dân trong triển khai

chương trình, dự án 3,43 Tốt

Người dân luôn giám sát, phản ánh kịp thời những sai

phạm trong quản lý 3,47 Tốt

Nguồn: Tổng hợp kết quả điêu tra của tác giả

Là một huyện thuộc trung du miền núi phía bắc có địa hình gồm nhiều đồi núi cao, khí hậu nhiệt đới gió mùa nên điều kiện phát triển nông nghiệp và công nghiệp của huyện khá khó khăn. Chính vì lý do đó tiêu chí cho rằng “Điều kiện tự nhiên thuận lợi” với số điểm trung bình là 2,04 đạt mức trung bình.

Mặc dù huyện có nhiều cải cách về thủ tục hành chính để thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước nhưng việc thu hút đầu tư trên địa bàn huyện gặp khá nhiều khó khăn do điều kiện giao thông không thuận lợi và lao động trên địa bàn có trình độ khá thấp nên 2 tiêu chí “Kinh tế địa

phương tăng trưởng cao” và “Trình độ dân trí cao” chỉ đánh giá ở mức trung bình với số điểm lần lượt là 2,14 và 2,36.

Tiêu chí “Luôn được sự ủng hộ của người dân trong triển khai chương trình, dự án” và “Người dân luôn giám sát, phản ánh kịp thời những sai phạm trong quản lý” là hai tiêu chí được đánh giá cao nhất với số điểm là 3,43 và 3,47 đạt mức tốt cho thấy huyện Pác Nặm có sự tín nhiệm cao của người dân trong quản lý thực hiện chi NSNN.

3.3.1.2. Chính sách và thể chế kinh tế

Do là một huyện đặc biệt có vị trí chiến lược của Tỉnh, nhưng đời sống người nông dân lại vô cùng khó khăn. Vì vậy, Nhà nước và Tỉnh đã có những chính sách khuyến khích hỗ trợ cho người nông dân.

Theo đó, căn cứ Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thông tư số 120/2011/TT-BTC ngày 16/08/2011 của Bộ Tài chính Hướng dẫn Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; thì người dân tại các xã huyện Ba Bể không phải nộp thuế nông nghiệp.

Quản lý thu, chi ngân sách là hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chính ngân sách. Quá trình quản lý thu, chi ngân sách thường bị chi phối bởi các nhân tố sau:

Thể chế tài chính quy định phạm vi, đối tượng thu, chi của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ

quan nhà nước trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách, sử dụng quỹ ngân sách. Thể chế tài chính quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Do vậy, nói đến nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu, chi ngân sách trước hết phải nói đến thể chế tài chính. Vì nó chính là những văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách. Thực tế cho thấy nhân tố về thể chế tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thu chi ngân sách trên một lãnh thổ địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi phải ban hành những thể chế tài chính đúng đắn phù hợp mới tạo điều kiện cho công tác nói trên đạt được hiệu quả

Bảng 3.17. Đánh giá về cơ chế chính sách và các quy định về quản lý ngân sách nhà nước

STT Tiêu chí Điểm Ý nghĩa

1 Cơ chế chính sách rõ ràng, thông thoáng 2,84 Khá

2 Văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể 2,34 Trung bình

3 Ít có văn bản nội dung chồng chéo 2,38 Trung bình

Nguồn: Tổng hợp kết quả điêu tra của tác giả

Bộ máy chính quyền địa phương đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc thay đổi cơ chế chính sách đưa các văn bản đến với cán bộ ngân sách hơn để người dân dễ hiểu và thực hiện nên khi được hỏi về tiêu chí “ Cơ chế chính sách rõ ràng, thông thoáng” được đánh giá cao nhất với số điểm trung bình là 2,84 đạt mức khá.

Hiện nay nhiều văn bản hướng dẫn còn mang tính chất chung chung, chưa cụ thể nên việc áp dụng còn nhiều khó khăn nên tiêu chí “Văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể” được đánh giá mức trung bình với số điểm 2,34. Chính vì lý do đó nên tiêu chí “Ít có văn bản nội dung chồng chéo” được đánh giá số điểm khá thấp là 2,38 đây là những điểm lưu ý cần sớm khắc phục vừa

khó cho cán bộ quản lý và vừa hoang mang cho cán bộ ngân sách không biết thực hiện thể nào.

3.3.1.3.Nguồn lực tài chính công

Nguồn lực tài chính có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện quản lý chi từ NSNN trong điều kiện nguồn lực dồi dào việc thực hiện các chiến lược, các mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương trở lên dễ dàng nhưng với nguồn lực hạn hẹp thì phải phân bổ một cách hợp lý để chi cho các khoản quan trọng có mức ảnh hưởng sâu rộng.

Bảng 3.18. Đánh giá về nguồn lực tài chính công

STT Tiêu chí Điểm Ý nghĩa

1 Nguồn lực tài chính dồi dào 2,34 Khá

2 Phân bổ tài chính hợp lý 2,38 Trung bình

3 Quy trình duyệt kinh phí ít phức tạp 2,18 Trung bình

4 Hoạch định chiến lược phù hợp 2,66 Khá

Nguồn: Tổng hợp kết quả điêu tra của tác giả

Do điều kiện kinh tế của huyện gặp khá nhiều khó khăn nên nguồn thu ngân sách của huyện chủ yếu từ ngân sách nhà nước, nguồn thu thuế từ các doanh nghiệp trên địa bàn khá thấp nên tiêu chí “ Nguồn lực tài chính dồi dào” chỉ đánh giá mức yếu với số điểm 2,34.

Bên cạnh đó sự chồng chéo của các văn bản quản lý nên 2 tiêu chí và “Phân bổ tài chính hợp lý” và “Quy trình duyệt kinh phí ít phức tạp” đánh giá ở mức trung bình với số điểm lần lượt là 2,38 và 2,18.

Tiêu chí “Hoạch đính chiến lược phù hợp” được đánh giá khá cao với số điểm là 2,66 đây là một thành công trong đội ngũ lãnh đạo của cán bộ huyện trong việc hoạch định phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện.

3.3.2. Các yếu tố chủ quan

3.3.2.1. Trình độ cán bộ quản lý ngân sách:

Theo số liệu của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, hiện nay trên toàn huyện gồm 20 phòng, cơ quan, đơn vị chuyên môn quản lý nhà nước; 23 tổ

chức cơ sở Đảng, đoàn thể; 23 đơn vị sự nghiệp và 15 xã, thị trấn thuộc huyện quản lý và thụ hưởng từ ngân sách cấp huyện (có 21 đơn vị dự toán thuộc ngân sách huyện, 17 đơn vị dự toán thuộc ngân sách xã) Hầu hết cán bộ làm công tác quản lý ngân sách tại các phòng, cơ quan, đơn vị cấp huyện, cấp xã đều có trình độ Đại học, trên Đại học (Thạc sĩ: 1,1%; 67,4% Đại học; 31,5% trình độ Cao đẳng,Trung cấp); 13,53% cán bộ có thâm niên trong ngành từ 5 năm trở nên; 41,35% có thâm niên trong ngành từ 3 đến 5 năm; 45,12% cán bộ mới tham gia QLNS dưới 3 năm.

Bảng 3.19. Đánh giá về trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước

STT Tiêu chí Điểm Ý nghĩa

1 Cán bộ quản lý có trình độ cao 2,04 Trung bình

2 Luôn nắm chắc nghiệp vụ, chuyên môn 2,28 Trung bình

3 Sẵn sàng giải đáp thắc mắc 2,48 Trung bình

4 Hướng dẫn nhiệt tình với công việc 2,56 Trung bình

Nguồn: Tổng hợp kết quả điêu tra của tác giả

Qua kết quả khảo sát thấy trình độ cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Ba Bể chỉ ở mức trung bình với số điểm nằm trong khoảng từ 2,04-2,56 trong đó tiêu chí “Hướng dẫn nhiệt tình với công việc” đạt số điểm cao nhất là 2,56 và tiêu chí “Cán bộ quản lý có trình độ cao” đạt số điểm thấp nhất là 2,04.

3.3.2.2. Bộ máy quản lý

Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý chi ngân sách người ta thường đề cập đến quy mô nhân sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý chi ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này. Hay nói cách khác, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập cụ thể rõ

ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và các “mối quan hệ dọc”. Sự thiết lập ấy được biểu hiện thông qua qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu chi ngân sách. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp huyện không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi ngân sách. Nếu bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách. Do đó tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý thu, chi ngân sách.

Bảng 3.20. Đánh giá về bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước

STT Tiêu chí Điểm Ý nghĩa

1 Bộ máy gọn nhẹ, ít phức tạp 2,64 Khá

2 Quyền hạn trách nhiệm của từng bộ phận được quy

định rõ ràng 2,68 Khá

3 Hoạt động đúng theo quy định của nhà nước 2,17 Trung bình

4 Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị 2,06 Trung bình

Nguồn: Tổng hợp kết quả điêu tra của tác giả

Bằng quyết tâm thay đổi bộ máy hành chính, lĩnh vực quản lý chi NSNN huyện Ba Bể đã được nhiều thành công theo tiêu chí “Bộ máy gọn nhẹ, ít phức tạp” và “Quyền hạn trách nhiệm của từng bộ phận được quy định rõ ràng” đều được đánh giá mức khá với số điểm lần lượt là 2,64 và 2,68. Ngoài ra một số tiêu chí còn lại vẫn đánh giá ở mức trung bình là “Hoạt động đúng theo quy định của nhà nước” và “Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị” với số điểm lần lượt là 2,17 và 2,06.

3.3.2.3. Công nghệ quản lý chi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý nói chung và quản lý ngân sách nói riêng là đặc biệt quan trọng, nhất là khi công việc gắn liền với giá trị tiền rất lớn là một việc vô cùng quan trọng.

Thực tế hiện nay có rất nhiều các phần mềm máy tính có chất lượng tốt giúp quản lý ngân sách một cách hiệu quả như PX 2.0, Misa, phần mềm quản lý ngân sách xã, quản lý tài sản... Tuy nhiên, do ngân sách còn nhiều hạn chế, chính vì vậy hiện tại huyện đã đầu tư phần mềm kế toán Misa, chưa có phần mềm quản lý ngân sách xã, quản lý tài sản. Chính vì vậy, công tác quản lý, đối chiếu số liệu kế toán giữa cơ quan Kho bạc và cơ quan tài chính rất dễ sai sót, nhầm lẫn, dẫn đến sai số và hiệu quả không cao. Vì vậy, việc trang bị phần mềm quản lý ngân sách xã và các công nghệ khác phục vụ quản lý ngân sách là vô cùng cần thiết.

Bảng 3.21. Đánh giá về công nghệ quản lý chi ngân sách nhà nước

STT Tiêu chí Điểm Ý nghĩa

1 Ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi 2,77 Khá 2 Dễ dàng tiếp cận công nghệ thông tin 2,79 Khá 3 Dễ dàng phản hồi thắc mắc qua kênh công nghệ thông

tin (Email, Web, Facebook) 2,11 Trung bình

4 Thời gian giải quyết thủ tục rõ ràng (thông qua tin

nhắn, web) 2,22 Trung bình

Nguồn: Tổng hợp kết quả điêu tra của tác giả

Những năm gần đây công nghệ thông tin được đầu tư trên địa bàn huyện ngày càng nhiều huyện đã thành lập trang điện tử là https://babe.backan.gov.vn/ để giải đáp các mắc về thủ tục quản lý hành chính nên tiêu chí “Ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi” và “Dễ dàng tiếp cận công nghệ thông tin” được đánh giá mức khá với số điểm lần lượt là 2,77 và 2,79.

Bên cạnh đó do nhiều phần mềm và các trang web mới được đưa vào áp dụng chưa thực sự đồng bộ gây mất nhiều thời gian cho việc giải quyết các công việc hành chính nên 2 tiêu chí “Dễ dàng phản hồi thắc mắc qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)