Công tác thanh tra, kiểm tra quá trình quản lý và sử dụng ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 79 - 84)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra quá trình quản lý và sử dụng ngân sách

nhà nước tại huyện Ba Bể

Hoạt động quản lý Nhà nước chính là sự tác động có định hướng của chủ thể quản lý tới các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu nhất định trong quản lý NSNN. Do vậy, công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra chính là một công đoạn và là một yếu tố cấu thành của hoạt động quản lý Nhà nước. Hoạt động quản lý NSNN bao gồm từ việc xây dựng các mục tiêu kế hoạch trong giai đoạn nhất định đến việc tổ chức để thực hiện các mục tiêu kế hoạch đó và sau cùng là tiến hành kiểm tra, thanh tra, việc thực hiện đó như thế nào để từ đó tác động ngược trở lại từ khâu xác định chủ trương kế hoạch có hợp lý hay không nhằm đảm bảo cho hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước đạt được hiệu quả cao.

Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý chi NSNN nước theo mô hình chức năng. Kiểm tra, thanh tra là một biện pháp hữu hiệu có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm trong quản lý chi NSNN, nhằm ngăn ngừa vi phạm và có những biện pháp xử lý kịp thời, và phát huy nhân tố tích cực.

Căn cứ vào những kiến nghị của kết quả kiểm tra, thanh tra, cơ quan QLNN các cấp có thể đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện, đưa pháp luật vào cuộc sống thực tế, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện, đồng thời cải cách được các quy trình quản lý chi NSNN ngày càng hợp lý hơn. Thông qua công tác giám sát thanh tra nội bộ nhằm kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa những hành vi tiêu cực, tham nhũng phát sinh, để xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh với đội ngũ cán bộ về phẩm chất đạo đức, giỏi về nghiệp vụ chuyên môn.

Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của huyện Ba Bể đã có những bước chuyển biến tích cực, để duy trì được việc giám sát, thanh tra, kiểm tra đúng quyền hạn và trách nhiệm. UBND huyện Ba Bể đã thực hiện và đảm bảo theo những nguyên tắc sau:

+ Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra huyện đã dựa trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan, đánh giá việc chấp hành pháp luật của các đối tượng thanh tra, kiểm tra, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật.

+Trong quá trình kiểm tra, thanh tra huyện đã tuân thủ theo pháp luật, đảm bảo tính đúng đắn khách quan, công khai, dân chủ, khi kết luận vấn đề đã có chứng lý, không suy diễn.

+ Giám sát, kiểm tra, thanh tra đã thực hiện đúng quy trình do ngành đã quy định.

+ Việc tiến hành giám sát, kiểm tra, thanh tra đã thực hiện theo kế hoạch và nội dung đề cương được duyệt.

+ Trong khi giám sát, kiểm tra, thanh tra huyện Ba Bể đã tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, phát huy dân chủ động viên tham gia cung cấp tài liệu, số liệu thông tin cho cơ quan quản lý.

+ Nghiêm cấm cán bộ làm công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra cố ý làm sai lệch nội dung vụ việc hoặc mở rộng nội dung, phạm vi thanh tra, kiểm

tra; lợi dụng quyền hạn để sách nhiễu gây phiền hà cho đơn vị, bao che người vi phạm hoặc truy ép đơn vị trong việc giải trình, trả lời chất vấn.

Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của huyện Ba Bể đã góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật về quản lý chi NSNN, đây là nơi cung cấp các căn cứ, các bằng chứng cụ thể phản ánh một cách chân thực, sống động các hoạt động diễn ra trong thực tế, để phục vụ cho việc hoàn thiện, bổ sung các chính sách cho phù hợp. Hơn nữa, công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra là phương tiện phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm nảy sinh trong hoạt động quản lý chi NSNN. Với tư cách là công cụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, công tác này chính là việc xem xét tại chỗ việc làm của các tổ chức, cơ quan và các cá nhân có đúng quy định của chính sách, pháp luật hay không? Qua đó sử dụng các biện pháp chế tài bằng mệnh lệnh hoặc các quyết định hành chính nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật.

Giám sát, kiểm tra, thanh tra có vai trò quan trọng giúp huyện Ba Bể trong việc cải cách thủ tục hành chính cả về quy chế và tổ chức thực hiện. Thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra giúp giảm đến mức tối đa các thủ tục, quy chế không cần thiết gây phiền hà đến nhân dân và cơ quan quản lý chi NSNN.

Công tác giám sát, kiểm tra và thanh tra trong quản lý chi NSN là rất quan trọng. Hàng năm UBND huyện Ba Bể đều chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan chuyên môn trực thuộc quyền quản lý như: Phòng TC-KH tiến hành kiểm tra thu, chi NSNN của các đơn vị phòng, ban và các trường học trực thuộc huyện quản lý; các xã, thị trấn trên địa bàn. Cơ quan thanh tra huyện lập kế hoạch và tiến hành thanh tra theo chuyên đề về chi đầu tư ở một vài dự án cụ thể hoặc thanh tra tổng thể tình hình thu, chi NSNN ở một số các xã, thị trấn. Chi cục thuế huyện, xã tăng cường kiểm tra các hoạt động thu NSNN ở các đơn vị, các doanh nghiệp thuộc quyền hoặc được ủy quyền quản lý, KBNN huyện thực hiện

kiểm soát các khoản chi theo quy định, đồng thời phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước cấp trên tiến hành thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng NSNN các đơn vị dự toán thuộc huyện và các xã, thị trấn. Thanh tra theo đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân…Qua đó nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các vi phạm trong QLNS nhà nước nhằm mục tiêu phòng chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, chiếm dụng tiền của, tài sản của nhà nước bất hợp pháp. Đảm bảo công bằng, minh bạch, rõ ràng các khoản thu, nhiệm vụ chi NSNN đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh Bắc Kạn nói chung và của từng cơ quan, đơn vị QLNSNN tại huyện Ba Bể nói riêng.

Bảng 3.14. Tình hình thanh tra, kiểm tra ngân sách Nhà nước tại huyện Ba Bể giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: Lần

Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

I. Thanh tra 5 6 7

Thanh tra cấp trên 2 1 3

Thanh tra UBND huyện 3 5 4

II. Kiểm tra 6 8 6

Kiểm tra thường xuyên 4 5 3

Kiểm tra đột xuất 2 3 3

Nguồn: Phòng Thanh tra huyện Ba Bể

Năm 2017: Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý tài chính được triển khai thực hiện nghiêm túc và hoàn thành vượt kế hoạch cụ thể đã thực hiện 07 thanh tra và 6 lần kiểm tra. Nội dung thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trong việc thực hiện pháp luật về Khiếu nại, tố cáo.

Năm 2018: Công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý chi ngân sách là 14 lần. Qua thanh tra về chi thường xuyên, phát hiện sai phạm, xử lý, nộp ngân

sách là 214 triệu đồng; giảm trừ quyết toán là 138 triệu đồng. Kiểm điểm xử lí hành chính đối vối với 7 tập thể và 12 cá nhân.

Năm 2019: Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý chi ngân sách, phòng chống tham nhũng được triển khai thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch, tiến hành 13 đợt thanh, kiểm tra. Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện tổng số tiền sai phạm về kinh tế 561 triệu đồng. Riêng đối với mục chi thường xuyên đã phát hiện sai phạm, xử lý, nộp ngân sách là 274 triệu đồng; giảm trừ quyết toán là 136 triệu đồng; kiểm điểm xử lí hành chính đối với 03 tập thể và 08 cá nhân

Bảng 3.15. Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra quản lý chi ngân sách

STT Tiêu chí Điểm Ý nghĩa

1 Cán bộ, thanh tra thực hiện đúng quy trình 2,65 Khá

2 Cán bộ giải thích rõ sai phạm 2,75 Khá

3 Các hình thức thanh tra, kiểm tra linh hoạt phù hợp với

tình hình thực tế 3,58 Tốt

4 Hình thức xử lý sai phạm có sự đồng thuận giữa các bên 3,07 Khá

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Nhìn chung công tác thanh tra kiểm tra chi thường xuyên được đánh giá tương đối cao. Với chỉ tiêu “Các hình thức thanh tra, kiểm tra linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế” đánh giá mức tốt với số điểm là 3,58. Thanh tra, kiểm tra được thực hiện đúng quy trình nhưng vẫn đảm bảo cơ quan hoạt động bình thường. Trong quá trình thanh tra, cán bộ thanh tra cũng đã phát hiện nhiều sai phạm của cơ quan kiểm tra nhưng đã được cán bộ thanh tra giải thích rõ ràng và hướng dẫn cán bộ thực hiện chi thực. Do đó tiêu chí “Hình thức xử lý sai phạm có sự đồng thuận giữa các bên” có số điểm đánh giá khá cao là 3,07. Hai tiêu chí còn lại là “Cán bộ, thanh tra thực hiện đúng quy trình” và “Cán bộ giải thích rõ sai phạm” đều đánh giá mức khá với số điểm là 2,65 và 2,75.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)