6. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Mục tiêu quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Ủy
nhân dân cấp huyện
Mục tiêu trong việc điều hành ngân sách nhà nước nói chung hay Quản lý chi thường xuyên ngân sách của UBND đối với các cơ quan chức năng trực thuộc của UBND cấp huyện đối với các cơ quan chức năng nói riêng, sử dụng nguồn lực hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện công bằng xã hội và đảm bảo các mục tiêu chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại.
Quản lý chi thường xuyên ngân sách của UBND đối với các cơ quan chức năng trực thuộc của UBND cấp huyện đối với các cơ quan chức năng trực thuộc có thể kể đến một số nội dung cụ thể như sau:
Đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của các cơ quan chức năng trực thuộc một cách đầy đủ, hiệu quả và kịp thời.
Đảm bảo kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội, các chính sách, chế độ nhiệm vụ phát sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo nhiệm vụ chức năng của các cơ quan.
Đảm bảo công tác lập, xét duyệt, cấp phát dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách huyện của các cơ quan chức năng trực thuộc kịp thời, đúng chế độ.
Hạn chế việc sử dụng dự toán chi sai mục đích ban đầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.2.3. Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của uỷ ban nhân dân cấp huyện
“Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN của UBND cấp huyện đối với các cơ quan chức năng trực thuộc được thể hiện bằng chu trình quản lý thông qua ba khâu: Lập dự toán ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Nội dung từng khâu thể hiện như sau:“
1.2.3.1. Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với các cơ quan chức năng trực thuộc
“Lập dự toán chi thường xuyên là bước bắt đầu và mang tính chất quan trọng, quyết định đến hiệu quả trong quá trình quản lý chi thường xuyên NSNN của năm ngân sách đó. Chính vì vậy, để quá trình quản lý chi thường xuyên NSNN của UBND đối với các cơ quan chức năng trực thuộc được hiệu quả cần phải thực hiện theo các bước như sau:“
“Bước 1. Căn cứ vào hướng dẫn và số giao dự toán của Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tiến hành giao số kiểm tra dự toán làm căn cứ cho các cơ quan chức năng trực thuộc xây dựng dự toán của đơn vị mình (Vào đầu quý 3 hàng năm trên cơ sở hướng dẫn của Sở Tài chính và theo Thông tư 344/2016/TT-BTC, phòng Tài chính - Kế hoạch hướng dẫn cho các
cơ quan chức năng trực thuộc lập dự toán chi thường xuyên NSNN của đơn vị mình cho năm sau)“
Bước 2. Các đơn vị thụ hưởng tiến hành lập dự toán chi thường xuyên để trình UBND huyện (qua phòng Tài chính - Kế hoạch huyện).
Bước 3. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tiến hành tổng hợp dự toán chi thường xuyên trình UBND huyện.
Bước 4. Sau khi phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp xong công tác lập dự toán, UBND huyện trình ban kinh tế - xã hội HĐND huyện thẩm định để trình HĐND huyện thông qua tại kỳ họp HĐND huyện.
Bước 5: sau khi được HĐND huyện thông qua, UBND huyện tiến hành phân bổ ngân sách nhà nước đối với các cơ quan chức năng trực thuộc
1.2.3.2. Chấp hành dự toán chi thường xuyên của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với các cơ quan chức năng trực thuộc
- Sau khi được UBND huyện giao dự toán chi, căn cứ dự toán ngân sách của đơn vị đã xây dựng từ đầu năm, Ban lãnh đạo các cơ quan chức năng chỉ đạo phụ trách kế toán phân bổ chi tiết dự toán chi thường xuyên của đơn vị mình gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi.
“- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện yêu cầu kế toán các đơn vị căn cứ vào dự toán cả năm và nhu cầu chi của từng quý, lập dự toán ngân sách bổ sung từ cấp trên theo quý, tháng để làm căn cứ nhập bổ sung dự toán trên hệ thống. Các đơn vị cần nghiêm túc thực hiện rút dự dự toán theo kế hoạch phân bổ dự toán đã xây dựng theo tháng, quý, năm để ngân sách huyện có thể đáp ứng được đầy đủ các nhiệm vụ chi. Trong nhưng năm qua, kế toán các đơn vị đã chấp hành các báo cáo nhưng vẫn chưa thực sự sát sao với nhu cầu đơn vị mình, vẫn còn tồn tại một số đơn vị nộp chậm. Với các khoản bổ sung dự toán đầu năm của các cơ quan chức năng, phòng Tài chính - Kế hoạch nhập dự toán đủ theo Quyết định giao dự toán được UBND huyện phê duyệt đầu năm, đối
với các khoản bổ sung trong năm nếu nhỏ thì nhập một lần, nếu lớn thì nhập theo tiến độ để đảm bảo nguồn ngân sách huyện luôn đáp ứng được.“
Để thực hiện quá trình chấp hành dự toán, phòng Tài chính Kế hoạch huyện phân có phân công cán bộ chuyên quản các đơn vị, thường xuyên nắm bắt tình hình thực hiện chi thường xuyên NSNN của các đơn vị để kịp thời báo cáo lãnh đạo kịp thời chấn chỉnh.
- Điều kiện thực hiện chi thường xuyên NSNN đối với các cơ quan chức năng:
+ Có trong dự toán NSNN được giao đầu năm và giao bổ sung trong năm. + Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định + Được thủ trưởng đơn vị, phụ trách kế toán đơn vị duyệt chi.
- Chấp hành chi thường xuyên NSNN đối với các cơ quan chức năng được coi là tốt nếu đảm bảo chi đúng, chi đủ và chi tiết kiệm.
1.2.3.3. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với các cơ quan chức năng trực thuộc huyện
“Quyết toán chi thường xuyên NSNN là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý chi thường xuyên NSNN của UBND cấp huyện đối với các cơ quan chức năng trực thuộc huyện, từ việc tổng hợp, phân tích, đánh giá các khoản chi thường xuyên NSNN của UBND cấp huyện đối với các cơ quan chức năng trực thuộc. Phòng Tài chính cấp huyện phải lập báo cáo quyết toán chi thường xuyên NSNN của UBND huyện. Quyết toán chi thường xuyên NSNN là bảng số liệu tổng hợp về số tiền thực chi từ nguồn NSNN trên cơ sở so sánh với dự toán chi NSNN được HĐND huyện phê duyệt.“
Quyết toán chi thường xuyên NSNN bao gồm hai nội dung là:
- Công tác lập báo cáo quyết toán: phòng Tài chính trực thuộc UBND huyện lập báo cáo quyết toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện. Việc lập báo cáo quyết toán chi thường xuyên ngân sách được thực hiện sau khi thực hiện xong công tác khóa sổ cuối năm. Các đơn vị thụ hưởng ngân sách lập
đầy đủ báo cáo tài chính theo mẫu quy định và gửi về phòng Tài chính huyện tập hợp trình UBND cấp huyện xem xét phê duyệt. Các số liệu trên sổ sách kế toán của mỗi đơn vị phải đảm bảo cân đối và khớp đúng với số liệu của cơ quan tài chính vào KBNN huyện cả về tổng số và chi tiết.
- Công tác phê chuẩn báo cáo quyết toán chi thường xuyên NSNN: việc xét duyệt và phê chuẩn quyết toán chi NSNN được thực hiện từ cấp dưới lên cấp trên. Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt dự toán chi thường xuyên NSNN thì cơ quan đó có thẩm quyền lập báo cáo quyết toán chi thường xuyên NSNN của chính quyền cấp huyện
1.2.3.4. Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước của ủy ban nhân dân cấp huyện đối với các cơ quan chức năng trực thuộc
Công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN của UBND huyện hàng năm, định kỳ hoặc đột xuất. UBND huyện thông qua phòng Thanh tra huyện và phòng Tài chính huyện tiến hành kiểm tra, giám sát việc tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN của các cơ quan chức năng trực thuộc UBND huyện Mường Khương của các cơ quan chức năng. Hoạt động kiểm tra, giám sát này nhằm mục đích để các cơ quan, ban ngành trực thuộc nâng cao ý thức tuân thủ trong quá trình tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN trên địa bàn.
- Kiểm tra chấp hành chi thường xuyên của UBND cấp huyện đối với các cơ quan chức năng trực thuộc
Kiểm tra chi thường xuyên NSNN của UBND huyện được thực hiện bởi Chủ tịch huyện. Việc kiểm tra chủ yếu thông qua xem xét lại và phê duyệt dự toán, chỉ đạo các cơ quan thuộc UBND huyện kiểm tra tình hình chấp hành dự toán chi thường xuyên.
- Kiểm tra của phòng Tài chính huyện
Phòng Tài chính huyện thực hiện kiểm tra giám sát việc sử dụng, hạch toán theo đúng nội dung chi, khoản mục chi theo dự toán ngân sách của các
cơ quan chức năng trực thuộc thuộc UBND huyện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Thanh tra của phòng thanh tra huyện
Phòng Thanh tra huyện có nhiệm vụ tiến hành hoạt động kiểm tra, thanh tra việc sử dụng NSNN theo đúng quy định của pháp luật. Hoạt động kiểm tra, thanh tra của phòng Thanh tra có thể tiến hành định kỳ, hoặc đột xuất theo yêu cầu, chỉ đạo của UBND huyện hoặc đề nghị của Ban kinh tế - ngân sách của HĐND huyện. Phòng Thanh tra có thể đề nghị UBND huyện tạm dừng việc sử dụng NSNN. Nếu thấy vi phạm, trường hợp có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng trong việc sử dụng NSNN, Thanh tra huyện có thể đề nghị cơ quan Công an tiến hành điều tra để làm rõ mức độ vi phạm để có hình thức xử lý hợp lý theo đúng quy định của pháp luật.