Bài học kinh nghiệm cho huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của ủy ban nhân dân huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 36)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước; kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN tại một số huyện, có thể rút ra một số bài học có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào quản lý chi thường xuyên ngân sách của huyện Mường

- Phải coi trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý ngân sách, nhất là cải cách cơ chế quản lý chi thường xuyên ngân sách cho phù hợp với tiến trình phát triển; cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính và tinh giản bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách ở các cấp; hướng quản lý chi thường xuyên ngân sách theo kết quả đầu ra; tăng cường khoán chi.

- Chú trọng công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc hoạch định chính sách kinh tế và các chính sách liên quan đến chi thường xuyên ngân sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện và vững chắc (vì Ngân sách Nhà nước nói chung và ngân sách địa phương nói riêng liên quan đến nhiều tổ chức; nhiều đối tượng; chịu tác động của nhiều nhân tố ảnh hưởng, đặc biệt là các chính sách vĩ mô của Nhà nước).

- Thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý kinh tế đi đôi với phân cấp quản lý chi thường xuyên ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho cho các đơn vị sử dụng ngân sách phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng linh hoạt nguồn lực tài chính, phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.

- Tập trung thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, có hiệu quả chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước trên toàn bộ các khâu của chu trình ngân sách (từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN).

- Việc triển khai các hoạt động quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện phải xuất phát từ điều kiện thực tế về kinh tế xã hội của huyện và phải liên tục hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý ngân sách theo mức độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Có chính sách khuyến khích đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý NSNN có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. Đảm bảo thực hiện đúng chính sách Nhà nước trong công tác lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách và thanh tra, kiểm tra quá trình chấp hành chi thường xuyên từ NSNN.

Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý chi thường xuyên của các huyện khác là rất quý báu, và bổ ích, tuy nhiên, do cơ chế quản lý, điều hành, đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương trong từng thời kỳ là khác nhau nên việc vận dụng kinh nghiệm của địa phương khác cần áp dụng một cách hợp lý, tránh dập khuôn, máy móc.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý chi TX từ NSNN của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 - 2019?

- Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi TX từ NSNN của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai ?

- Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi TX từ NSNN của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2020 - 2025?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp để tổng hợp những vấn đề về quản lý chi thường xuyên từ NSNN tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, học hỏi kinh nghiệm ở một số cơ quan đơn vị; đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên từ NSNN tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Qua những số liệu thực tế thu thập được để đánh giá kết quả đạt được, đồng thời đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên từ NSNN.

Để thu thập các thông tin thứ cấp, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn và sử dụng các nguồn tài liệu sau:

Các tài liệu từ sách, giáo trình, bài báo, các công trình nghiên cứu khoa học, đề tài luận văn đã công bố, và tra cứu những thông tin trên internet có liên quan đến công tác quản lý thu chi ngân sách.

Tài liệu về tỉnh Lào Cai từ website của tỉnh, các văn bản, nghị quyết, kế hoạch của các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động quản lý chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước; các báo cáo của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai … Trên cơ sở những thông tin thu thập được, học viên sẽ hệ thống hóa, phân tích, so sánh giữa lý luận với thực tiễn nhằm phục vụ cho đối tượng nghiên cứu.

2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Để đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên từ NSNN của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai luận văn sử dụng số liệu sơ cấp thông qua việc điều tra, phỏng vấn các đối tượng liên quan nhằm giải quyết các vấn đề như sau: đánh giá quá trình kiểm soát lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và công tác kiểm tra, kiểm soát chi thường xuyên từ NSNN tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 - 2019. Đồng thời đánh giá mức độ đồng ý về các yếu tố trong phiếu điều tra ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên từ NSNN của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai từ ý kiến người được phỏng vấn. Từ đó, làm căn cứ đưa ra giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên từ NSNN tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.

Để thu thập thông tin sơ cấp, tác giả dùng phương pháp điều tra, khảo sát để thu thập thông tin về thực trạng quản lý chi thường xuyên từ NSNN của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai; sau đó tiến hành xử lý số liệu.

Cách thức tiến hành:

Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua việc khảo sát bảng câu hỏi theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Thiết kế phiếu khảo sát.

Bước 2: Phỏng vấn thử để điều chỉnh phiếu khảo sát. Bước 3: Tiến hành khảo sát.

Bước 4: Xử lý dữ liệu khảo sát.

+ Chọn mẫu điều tra:

- Đối tượng điều tra bao gồm: Lãnh đạo quản lý, cán bộ chuyên trách trong hệ thống bộ máy quản lý chi thường xuyên tại Phòng Tài chính Kế hoạch huyện…Các đơn vị được cấp ngân sách chi thường xuyên từ phòng TCKH huyện. Như vậy, đề tài sẽ thực hiện điều tra trên 02 đối tượng chính là cán bộ của Phòng TCKH huyện Mường Khương và cán bộ tại các đơn vị

được cấp ngân sách từ Phòng TCKH huyện có liên quan đến công tác quản lý chi thường xuyên từ NSNN.

Với tổng thể có quy mô lớn, học viên sử dụng công thức Slovin để xác định quy mô mẫu điều tra, công thức như sau:

n = N/(1+N*e2)

Trong đó:

n: Số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu e: Sai số cho phép

Nhóm đối tượng là cán bộ của Phòng TCKH huyện tính đến ngày 31/12/2019 là 15 người. Học viên sẽ tiến hành điều tra toàn bộ những người này. Nhóm đối tượng là: cán bộ tại các đơn vị được cấp ngân sách có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý NSNN của Phòng TCKH huyện Mường Khương là: Tổng số đối tượng tính đến 31/12/2019 là: 90 người. Sử dụng công thức Slovin ta có:

n = 90/(1 + 90 x 0,052) = 71,7

Theo nguyên tắc làm tròn, học viên lấy mẫu là 72 người.

Cuộc điều tra nhằm đánh giá quá trình quản lý của Phòng TCKH huyện từ khâu: tham mưu cho cấp trên trong quản lý chi thường xuyên từ NSNN và quản lý chu trình chi thường xuyên từ NSNN.

+ Nội dung phiếu điều tra: (phụ lục 8) + Thang đo của bảng hỏi:

Trong nghiên cứu này, học viên sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Thang đo được tính như sau:

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Rất không đồng ý

2 1,81 đến 2,6 Không đồng ý

3 2,61 đến 3,4 Đồng ý một phần

4 3,41 đến 4,2 Đồng ý

2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

Sau khi thu thập được số liệu sơ cấp và thứ cấp, bằng phương pháp phân tổ thống kê luận văn tiến hành phân chia các số liệu thành các nhóm, các tổ khác nhau nhằm làm rõ thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên từ NSNN tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Kết quả của tổng hợp các số liệu sẽ được trình bày vào bảng biểu, đồ thị để dễ dàng đánh giá cũng như đưa ra được những đặc điểm riêng biệt thông qua các số liệu đã thu thập.

2.2.3. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: Đây là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu như chỉ tiêu tuyệt đối, chỉ tiêu nhỏ nhất, chỉ tiêu lớn nhất, chỉ tiêu bình quân,… nhằm mô tả về thực trạng quản lý chi thường xuyên từ NSNN của Phòng TCKH.

- Phương pháp so sánh: được sử dụng để chỉ ra xu hướng và mức độ biến động của các hệ thống chỉ tiêu. Trong phạm vi luận văn, phương pháp này được dùng để so sánh dự toán, quyết toán chi theo năm, theo địa bàn,…để có những đánh giá phù hợp.

2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động quản lý chi thường xuyên từ NSNN NSNN

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng chi thường xuyên NSNN cấp huyện

- Quản lý lập, phân bổ dự toán chi TX: Hướng dẫn quy trình lập dự

toán rõ ràng, chi tiết và dễ thực hiện; Dự toán chi thường xuyên từ NSNN đúng quy định của pháp luật về quản lý chi ngân sách trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán NSNN, quán triệt chủ trương triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu lập dự toán.

- Quản lý công tác điều hành, chấp hành dự toán chi thường xuyên: Công tác triển khai chấp hành dự toán được UBND huyện thực hiện đúng quy định của Chính phủ, của tỉnh; Thời gian cấp phát NS đúng thời điểm, tuân thủ chặt chẽ quy định; Công tác chấp hành dự toán của các đơn vị sử dụng NSNN được thực hiện đúng quy định của Nhà nước.

- Quản lý quyết toán và kiểm tra, kiểm toán chi thường xuyên: Các đơn vị dự toán lập và gửi báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán đúng quy định; Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động chi TX được thực hiện thường xuyên, đúng quy trình và đúng phạm vi thẩm quyền; Quá trình xử lý sai phạm kịp thời, đúng người, đúng tội; Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định, xét duyệt quyết toán, tổng hợp lập báo cáo quyết toán ngân sách địa phương đúng hướng dẫn của Sở Tài chính, đảm bảo trình tự, thủ tục, thời gian theo quy định của nhà nước; UBND huyện trình HĐND phê chuẩn quyết toán ngân sách đảm bảo thời gian, mẫu biểu theo quy định hiện hành.

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện cấp huyện

- Lập dự toán chi ngân sách nhà nước của UBND huyện đối với các cơ quan chức năng trực thuộc: Đảm bảo tiến độ báo cáo xây dựng dự toán của các đơn vị chức năng trực thuộc, đảm bảo dự toán đúng, đủ và sát với nhu cầu thực tế.

Tỷ lệ tăng dự toán ngân sách Nhà nước (%) =

Dự toán năm n- Dự toán năm (n-1) Dự toán năm n-1

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ tăng chi dự toán ngân sách tăng hoặc giảm bao nhiêu lần so với năm trước đó.

Tỷ lệ hoàn thành dự toán ngân sách Nhà nước (%) =

Thực hiện thu chi ngân sách năm n Dự toán ngân sách năm n

Chỉ tiêu này cho biết quá trình thực hiện chi ngân sách hoàn thành bao nhiêu phần trăm so với dự toán đề ra.

- Quản lý việc chấp hành chi thường xuyên từ NSNN: Tỷ lệ thực hiện chi TX NSNN trong năm so với tổng NSNN của tỉnh trong năm. Kết quả này phản ánh mức độ quan trọng và mức chi TX NSNN cấp tỉnh hiện nay như thế nào. Đảm bảo việc quyết toán chi thường xuyên NSNN theo đúng kế hoạch và số bổ sung được phê duyệt

Việc xác định mức độ thực hiện dự toán chi được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ thực hiện

so với dự toán =

Tổng chi theo quyết toán

x 100% Tổng chi theo dự toán

Tỷ lệ thực hiện so với dự toán chi đạt giá trị lớn hơn 100% thể hiện tổng số chi theo quyết toán lớn hơn tổng số chi theo dự toán; Tỷ lệ này bằng 100% thể hiện tổng chi theo quyết toán bằng tổng chi theo dự toán; Và tỷ lệ này nhỏ hơn 100% thể hiện tổng chi theo quyết toán nhỏ hơn tổng chi theo dự toán.

- Quản lý công tác quyết toán, thanh tra, kiểm tra các khoản chi thường xuyên từ NSNN: Phát hiện, thu hồi xử lý những khoản chi không đúng quy định góp phần giúp cho các cơ quan tài chính, cơ quan thanh tra tăng thu cho ngân sách nhà nước; khắc phục những tồn tại hạn chế trong quản lý điều hành ngân sách tại các đơn vị được thanh tra, kiểm tra xét duyệt quyết toán; tránh thất thoát, tham nhũng, lãng phí.

- Giá trị quyết toán chi tại các đơn vị (triệu đồng) - Thời gian quyết toán (năm)

Chương 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ

CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI 3.1. Khái quát chung về huyện Mường Khương

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Mường Khương

Mường Khương là huyện miền núi, vùng cao nằm ở phía Bắc tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 55 km về phía đông bắc, nằm trên độ cao trên 950 m so với mặt nước biển. Tổng diện tích tự nhiên là 556,15km2, phía Bắc của Huyện giáp huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, phía Đông bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới Việt- Trung dài 86,5km, trong đó có 55km đất liền, phía Tây và phía nam huyện giáp huyện Bảo Thắng.

Huyện Mường Khương có 15 xã, 01 thị trấn; quản lý 27 đơn vị dự toán ngân sách huyện; có 52 đối tượng nộp thuế thuộc Chi cục Thuế quản lý trên địa bàn (doanh nghiệp ngoài quốc doanh 46, HTX 6).

Bảng 3.1: Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Mường Khương giai đoạn 2017 - 2019 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh Tăng trưởng 2019/2017 1 Dân số người 60.090 61.193 63.500 3.410 2 Tổng sản phẩm XH (GRDP) tr.đồng 1.363.042 1.429.197 1.484.598 121.556 3 Tốc độ tăng trưởng GRDP % 3,5 4,9 3,9 9

(Nguồn số liệu: Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện Mường Khương)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 10%, đạt mục tiêu đề ra. Năm 2017, cơ cấu kinh tế: Nông - Lâm nghiệp khoảng 34%; Công nghiệp - Xây dựng khoảng 26%; Du lịch - Dịch vụ khoảng 40 % GRDP bình quân đầu người 30 triệu đồng/năm.

- Về nông nghiệp

Với đặc điểm là huyện có tới 90% dân số sống ở vùng nông thôn, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá XXII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) tiếp tục xác định

nông nghiệp, nông thôn giữ vai trò trọng tâm xuyên suốt. Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển tương đối ổn định, giá trị sản xuất toàn ngành tăng trưởng khá, bình quân trong giai đoạn 2017 - 2019 đạt 4,12%/năm. (Xem phụ lục 1).

Về chăn nuôi

Tổng đàn gia súc, gia cầm toàn huyện năm 2017 có 48.702 con, năm 2018: 98.248 con, năm 2019: 115.958 con. Số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng mạnh từ năm 2017 đến năm 2019. (xem phụ lục 2)

- Về lâm nghiệp

Tiếp tục được đầu tư theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng rừng đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế với phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng năm 2017 là 14.540 ha, năm 2018 là 16.304 ha và năm 2019 là 19.083 ha, tỷ lệ độ che phủ lần lượt là 35% năm 2017, 35% năm 2018 và 33% năm 2019. (xem phụ lục 3)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của ủy ban nhân dân huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)