6. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Các nhân tố thuộc về Ủy ban nhân dân huyện
Yếu tố khách quan:
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất cho việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đạt được các mục tiêu khác về kinh tế (đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi trọng chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức), cũng như các mục tiêu về xã hội (nâng cao đời sống nhân dân, giảm thất nghiệp, giảm nghèo, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa), bảo vệ và cải thiện môi trường. Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện để đưa ra được các dự toán chi thường xuyên NSNN của các cơ quan chức năng trực thuộc UBND huyện phù hợp với tình hình phát triển một cách phù hợp.
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Thực trạng phát triển kinh tế của địa phương, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội sẽ quyết định khả năng cũng như việc bố trí nguồn chi thường xuyên NSNN của các cơ quan chức năng trực thuộc UBND huyện, do đó sẽ quyết định tới việc xác định thứ tự ưu tiêu và cơ cấu bố trí chi thường xuyên NSNN của các cơ quan chức năng trực thuộc UBND huyện Trong phân cấp ngân sách phải đảm bảo tính thống nhất, giữ vững vai trò chỉ đạo của ngân sách trung ương, vai trò quyết định của ngân sách tỉnh trên địa bàn, tăng cường phân cấp cho cấp huyện, xã để khuyến khích địa phương chăm lo bồi dưỡng, sử dụng hiệu quả ngân sách”.
Yếu tố chủ quan:
Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý
Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách là nhất tố quyết định tới kết quả quản lý chi thường xuyên ngân sách, Nó thể hiện ở trình độ của các cấp lãnh đạo, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức, trình độ tư tưởng văn hóa của mọi thành viên trong tổ chức. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Trong công tác Quản lý chi thường xuyên ngân sách của UBND đối với các cơ quan chức năng trực thuộc huyện, việc tuyển chọn đội ngũ cán bộ, công chức được đặt trong sự giám sát gắt gao, với hệ thống tiêu chuẩn khắt khe.
Ý thức của người dân và các tổ chức kinh tế - xã hội
Ý thức của người dân và các tổ chức kinh tế - xã hội là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện. Các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước sẽ tạo ra nguồn thu, đảm bảo cân đối thu - chi trong ngân sách huyện, từ đó đảm bảo quỹ ngân sách cho các khoản chi thường xuyên của ngân sách huyện. Vì vậy, cần có các chính sách hợp lý để việc thu ngân sách
từ dân và các tổ chức KT- XH được dễ dàng, góp phần vào việc khuyến khích và phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng lưu thông hàng hóa, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.