Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của ủy ban nhân dân huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 102 - 106)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.6. Các giải pháp khác

Đổi mới quản lý chi thường xuyên ngân sách theo hướng quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra là đổi mới quy trình lập, phân bổ ngân sách tầm nhìn trung, dài hạn. Lấy tiêu thức kết quả đầu ra(của quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực công) làm căn cứ chủ yếu để lập dự toán, thiết lập quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả sử dụng ngân sách. Phương thức quản lý này hướng đạt được các mục tiêu kinh tế- xã hội và ngân sách được lập công khai, minh bạch dựa vào nhu cầu và mục tiêu phát triển, phân bổ ngân sách theo thứ tự ưu tiên, người quản lý được trao quyền chủ động trong chi tiêu. Các nhà quản lý ngân

sách chịu trách nhiệm phân bổ nguồn lực cho các đơn vị sử dụng NSNN để thực hiện những nhiệm vụ kinh tế- xã hội của huyện cần căn cứ vào định mức phân bổ các yếu tố đầu vào và những thông tin sẵn có về đầu ra để phân bổ ngân sách, hiệu quả công việc được đánh giá thông qua bảng chấm điểm các tiêu chí mức độ hoàn thành kế hoạch, công việc của mỗi cơ quan, đơn vị, thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp ban,ngành, đoàn thể... và mức độ hài lòng của công dân khi làm việc, tiếp xúc với ban, ngành, đoàn thể đó. Quản lý ngân sách theo đầu ra phát triển cơ chế nhà nước đặt hàng hay mua của một đơn vị nào đó cung ứng cho xã hội các dịch vụ: y tế, nước sạch, giáo dục, giao thông công cộng...theo số lượng và chất lượng, thời gian, địa điểm cung cấp được ấn định và yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ công chịu trách nhiệm về đầu ra.

Đây cũng là phương thức cấp phát NSNN tiên tiến do đó cần có sự đồng thuận của các cấp quản lý ngân sách mới mang lại hiệu quả cao khi bước vào quá trình đổi mới trong thời gian tới.

Cần có sự thay đổi phương thức thực hiện, quản lý đối với đối với một số khoản chi thường xuyên lớn cụ thể: Chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp đào tạo...Cụ thể hóa dự toán ngân sách được duyệt chia hàng tháng, quý với kinh phí đảm bảo quỹ chi lương điều chỉnh cho phù hợp. Cần hình thành hạn mức chi thường xuyên để lên kế hoạch cấp phát kinh phí cho chi thường xuyên, xem xét từng dự toán nhu cầu chi theo yêu cầu thực tế.

Công khai tài chính trong quản lý chi thường xuyên NSNN của các cơ quan chức năng trực thuộc UBND huyện Mường Khương nói chung và Quản lý chi thường xuyên ngân sách của UBND huyện Mường Khương đối với các cơ quan chức năng trực thuộc nói riêng là biện pháp phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước, huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm

chế độ quản lý tài chính đảm bảo sử dụng có hiệu quả NSNN, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Từ đó củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự điều hành và quản lý ngân sách.

Tại kỳ họp lần 9 Quốc Hội khóa 13 năm 2015 về sử đổi Luật ngân sách nhà nước 2002 Chính Phủ đã báo cáo Quốc Hội nêu lên những hạn chế Luật ngân sách 2002 đó là: Quyết định dự toán và phân bổ ngân sách còn chồng chéo hình thức. Lập dự toán từ cơ sở lên nhưng không rõ trách nhiệm từng cấp, thời gian lập dự toán ngắn dẫn đến chất lượng không cao. Quy trình NSĐP còn phức tạp. Quy trình phê duyệt quyết toán phức tạp.

Từ đó Chính Phủ đưa ra các định hướng cụ thể: Xác định vị trí của HĐND các cấp. Đổi mới quy trình NSNN nói chung và NSĐP nói riêng. Ngân sách cấp trên bao gồm ngân sách cấp dưới nhưng không duyệt cơ cấu thu và cơ cấu chi. Đảm bảo quyền quyết định ngân sách của tỉnh. Tăng thời gian lập dự toán. Công khai chấp hành dự toán. Các chủ thể nhận NSNN chịu trách nhiệm về quyết toán. Nâng mức dư nợ huy động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương.

Để nâng cao hiệu quả nguyên tắc công khai minh bạch trong Quản lý chi thường xuyên ngân sách của UBND huyện Mường Khương đối với các cơ quan chức năng trực thuộc tại huyện cần thực hiện một số giải pháp sau:

Xác định đúng nội dung, phạm vi, số liệu cần công khai theo quy định của nhà nước, lựa chọn hình thức công khai phù hợp với từng ban, ngành, đoàn thể...có thể lựa chọn hình thức công khai trên trang tin điện tử của Huyện.

Các cơ quan chức năng sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện công khai quy trình trình ngân sách từ khâu lập, chấp hành, quyết toán ngân sách từ đó tạo điều kiện cho việc kiểm tra, thanh tra giám sát quá trình sử dụng ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách. Công khai ngân sách cần được thực hiện thường xuyên liên tục.

Khen thưởng, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích hoặc sử lý khi vi phạm các quy định về công khai, minh bạch tài chính theo quy chế về công khai tài chính đảm bảo theo quy định của Pháp lệnh về bí mật của Nhà nước. Nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ làm công tác công khai, minh bạch tài chính từ đó nghiên cứu chính sách, nắm bắt tình hình thời cuộc tham mưu với cấp có thẩm quyền đưa ra dự báo, phân tích về quản lý chi thường xuyên NS chính xác, hiệu quả phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương.

Quản lý tài sản công là một phần trong công tác quản lý tài chính công để đáp ứng yêu cầu chất lượng quản lý hành chính công tại cấp chính quyền địa phương việc quản lý tài sản công là cần thiết. Trong thời gian qua công tác quản lý tài sản công của huyện còn nhiều bất cập, khó khăn và hạn chế ở những điểm:

Một là, Chưa có sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát thống nhất và thường xuyên của cấp quản lý trực tiếp (Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện) với các cơ quan chức năng trực tiếp sử dụng ngân sách- đơn vị sử dụng và quản lý tài sản công.

Hai là, Đội ngũ kế toán ở một số đơn vị sử dụng ngân sách còn kiêm nhiệm không có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán do đó việc nghiên cứu hệ thống Luật và văn bản hướng dẫn hiện hành chưa sâu điều này rất khó trong kiểm soát, kiểm tra việc chấp hành công tác quản lý từ khâu lập kế hoạch mua sắm, quản lý, sử dụng, chấp hành chế độ báo cáo.

Từ những bất cập đó cần có những định hướng hoàn thiện nâng cao chất lượng công tác quản lý tài sản công góp phần phát huy hiệu quả và tiết kiệm chi tiêu ngân sách chống lãng phí:

Cần ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định điều 5 Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 ngày 03/06/2008. Việc ban hành Quy

chế này góp phần phân định rõ quyền và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân đối với từng khâu, từng việc trong quy trình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và là cơ sở để xác định mức độ vi phạm, mức nộp phạt và khắc phục hậu quả của từng cá nhân.

Cần xắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, hàng năm thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài sản công. Đối với cơ quan quản lý tài chính cần đưa ra các yêu cầu thực hiện đúng các quy định, quy chế đã ban hành(quy chế chi tiêu nội bộ) yêu cầu thực hiện đúng trình tự mua sắm, thanh lý, ghi tăng, ghi giảm tài sản cố định. Kế toán đơn vị phải lập sổ sách theo dõi tài sản, số liệu trong sổ sách khớp với báo cáo quyết toán. Thực hiện kiểm kê tài sản định kỳ hàng năm vào ngày 31/12 hàng năm.

Do nguồn lực vốn ngân sách có hạn chi mua sắm các tài sản công là khoản chi lớn trong chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Mường Khương do đó để giảm tình trạng lãng phí, khó kiểm soát trong mua sắm tài sản công trên địa bàn huyện trong thời gian tới cần hình thành trung tâm mua sắm công của huyện thống nhất việc quản lý mua sắm hàng hóa có giá trị lớn, số lượng lớn, có yêu cầu trang thiết bị hiện đại. Có như vậy sẽ góp phần hạn chế được tình trạng trang thiết bị kém chất lượng, giá thành cao, khai thác triệt để công năng tiện ích của tài sản nhà nước...Bên cạnh đó cũng cần có sự triển khai thực hiện kiểm soát chi mua sắm tài sản công qua KBNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của ủy ban nhân dân huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)