Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của ủy ban nhân dân huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 99 - 102)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.5. Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước của

UBND huyện Mường Khương

Công tác thanh tra tài chính giúp phát hiện kịp thời, chấn chỉnh và xử lý các sai phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân sách đồng thời qua đó phát hiện những bất cập của cơ chế, chính sách, chế độ trong quản lý chi thường xuyên NSNN để đưa ra những kiến nghị cho phù hợp. Công tác kiểm tra, kiểm soát đòi hỏi đảm bảo chính xác, trung thực và khách quan. Khi kết luận phải có căn cứ, có tác dụng tích cực đối với đơn vị được thanh tra. Chỉ rõ những việc đã làm được, những việc chưa làm được để đơn vị có hướng khắc phục hoàn thiện. Để quản lý sử dụng kinh phí chi thường xuyên có hiệu quả huyện cần:

Xác định lĩnh vực trọng tâm trọng điểm cần tập trung thanh tra đặc biệt các lĩnh vực dễ xảy ra lãng phí, thất thoát: mua sắm tài sản công, sử dụng ngân sách của các cơ quan chức năng trực thuộc...Tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN của các cơ quan chức năng trực thuộc UBND huyện Mường Khương nhà nước qua KBNN, Hệ thống KBNN cần kiên quyết từ chối thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN của các cơ quan chức năng trực thuộc UBND huyện Mường Khương không đủ điều kiện, không đúng chế độ quy định. Từ đó góp phần quản lý chặt chẽ hơn trong sử dụng NSNN.

Phương thức thanh tra, kiểm tra theo dự toán chi thường xuyên ngân sách kết hợp thực tế chi tại đơn vị sử dụng ngân sách và đánh giá hiệu quả sau thực hiện chi thường xuyên NSNN của các cơ quan chức năng trực thuộc UBND huyện Mường Khương. Cần có sự giám sát của tổ chức đoàn thể, quần chúng đề cao vai trò trách nhiệm của cơ quan trong đưa tin tuyên truyền, tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, công chức, về thực hành tiết kiệm chống lãng phí và trách nhiệm người đứng đầu đơn vị thụ hưởng ngân sách trong sử

lý các vi phạm. Nâng cao hiệu quả Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí tại huyện. Giảm tỉnh trạng sử dụng không đúng mục đích: điện, nước, tài sản công ở cán bộ, công chức... Đồng thời phối kết hợp với các cơ quan có chức năng thanh tra ở địa phương tránh trùng lắp chồng chéo trong quá trình thanh tra không ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị được thanh tra.

Thanh tra là công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước công tác thanh tra tài chính tại các đơn vị sử dụng ngân sách cần thực hiện đồng bộ chu trình ngân sách ở cả ba khâu cụ thể là:

Khâu lập dự toán: Phòng Tài chính - Kế hoạch cần kiểm tra giám sát đơn vị trực thuộc yêu cầu lập dự toán đúng trình tự, phương pháp và hướng dẫn của cơ quan cấp trên. Kiểm tra thực tế và số chi thường xuyên của đơn vị hàng năm. Nếu dự toán tăng hơn so những năm trước đó cần có giải trình cụ thể.

Khâu chấp hành dự toán: Cần có sự phối kết hợp giữa KBNN- Phòng Tài chính - Kế hoạch- Đơn vị sử dụng ngân sách, với những khoản chi trong quản lý hành chính nên cắt giảm ví dụ: Chi thăm quan, học tập kinh nghiệm của các lớp bồi dưỡng, tập huấn, chi tuyên truyền, pano, khẩu hiệu ngày kỉ niệm...đây là những khoản chi lãng phí ngân sách không thiết thực.

Cơ quan quản lý ngân sách phải có trách nhiệm kiểm tra và duyệt quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách, khi thẩm định quyết toán phòng Tài chính - Kế hoạch huyện nếu phát hiện sai lệch yêu cầu điều chính quyết toán.

Để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới các cấp chính quyền trong quản lý nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính công tránh lãng phí, tham nhũng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về quản lý ngân sách, quản lý tài sản nhà nước. UBND huyện cũng cần có chính sách khen thưởng, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm về quản lý tài chính công phát huy tính nghiêm minh của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tại huyện Mường Khương hàng năm gắn việc chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước, mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chính trị trong các cuộc sơ kết, tổng kết, triển khai khối thi đua, bình xét tổ chức đảng, công đoàn, thanh niên...Hiệu quả của công tác này khuyến khích từng đơn vị, cá nhân ý thức trong quản lý, sử dụng ngân sách và thực hành tiết kiệm chống lãng phí ngân sách.

Xu hướng cải cách hành chính trong quản lý chi NSNN cần xây dựng quy chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi với mực tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính, chuẩn hóa hệ thống mẫu biểu, công khai quy trình kiểm soát, thanh tra, chi trả, cấp phát ngân sách tại KBNN cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Tạo điều kiện cho các đơn vị khi giao dịch trực tiếp tại kho bạc và giám sát các hoạt động của kho bạc. Năm 2013 tại huyện Mường Khương đã ứng dụng TABMIS trong công tác Quản lý chi thường xuyên ngân sách của UBND huyện đối với các cơ quan chức năng trực thuộc và cập nhật thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 16/1/2013 với công nghệ hiện đại hóa và thủ tục kiểm soát chi điện tử linh hoạt chặt chẽ, không cứng nhắc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách trong giao dịch với KBNN.

Để đáp ứng điều kiện cải cách đó chế độ kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ của KBNN phải theo hướng đơn giản, tiết kiệm thời gian lao động. Các đơn vị sử dụng ngân sách phải chấp hành tuyệt đối điều kiện thanh toán các khoản chi thường xuyên tại kho bạc. Các khoản chi phải có trong dự toán và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo chế độ, định mức, chính sách do Chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đây cũng là cơ sở kiểm soát chi thường xuyên ngân sách của kho bạc nhà nước cùng cấp.

Hiện nay có nhiều cơ quan đơn vị cùng tham gia vào quá trình quản lý và kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện do đó cũng đã

hạn chế được tệ nạn tham nhũng quan liêu của một bộ phận cán bộ, công chức, nhưng tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong kiểm soát chi tiêu của đơn vị sử dụng ngân sách. Việc phân công chức năng cụ thể, rõ ràng là cần thiết trong thực hiện chế độ thông tin báo cáo và kiểm soát chi thường xuyên giữa cơ quan Tài chính - Kho bạc. Cơ quan tài chính kiểm tra giám sát hoạt động chi tiêu và sử dụng ngân sách ở đơn vị sử dụng ngân sách phải căn cứ chứng từ thực tế tại đơn vị SDNS đối chiếu chế độ, chính sách, định mức, tiêu chuẩn theo quy định nhà nước. Trong khi thực hiện cấp phát chi trả thanh toán cho các đơn vị sử dụng NSNN theo dự toán thì KBNN cũng thực hiện kiểm soát chi đối với quyết định của thủ trưởng đơn vị SDNS theo chế độ, chính sách, định mức, tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước. Do vậy việc kiểm tra của cơ quan tài chính chỉ nên thực hiện khi có dấu hiệu sai phạm và căn cứ số liệu tại KBNN là số liệu chuẩn xác khi cơ quan tài chính thực hiện quyết toán ngân sách với các đơn vị sử dụng ngân sách. Nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn kiểm soát chi tại KBNN là cần thiết cùng với tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo song trùng của cấp chính quyền Huyện ủy, UBND huyện đối với KBNN là ngành dọc. Trong quản lý kiểm soát chi thường xuyên NSNN cần gắn Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với Luật phòng chống tham nhũng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của ủy ban nhân dân huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)