Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách tại huyện Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của ủy ban nhân dân huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 33 - 35)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách tại huyện Phú

Lương, tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm gần đây, Quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên có nhiều mặt làm được nổi bật:

- Hệ thống chính sách chế độ của Nhà nước được tuyên truyền thường xuyên, huyện chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chấp hành nghiêm các định mức quy định của Tỉnh. Qua đó, về cơ bản ngân sách, tài sản Nhà nước được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo quy định pháp luật.

- Dự toán được xây dựng từ các đơn vị trực thuộc gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp gửi UBND huyện trình HĐND huyện quyết định, nội dung dự toán ngân sách đã phản ánh đầy đủ các yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và được giao ngay từ đầu năm. Các sự nghiệp quan trọng như: sự nghiệp giáo dục và đào tạo, sự nghiệp kinh tế được chú trọng. Huyện Phú Lương cũng đã trích lập và quản lý dự phòng ngân sách đảm bảo quy định của Luật Ngân sách chủ yếu để phục vụ cho các nhu cầu cấp thiết khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra.

- Công tác cải cách các thủ tục hành chính được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị dự toán, cơ chế xin cho cơ bản bước đầu được hạn chế. Trong việc giao dự toán ngân sách, về cơ bản đã phân bổ và giao toàn bộ dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị dự toán ngân sách huyện ngay từ đầu năm.

- Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, thẩm tra, xét duyệt tài chính ngân sách. Kết quả thanh tra, kiểm tra và thẩm định, xét duyệt về tài chính, ngân sách hàng năm đã giảm chi, thu hồi cho ngân sách. Qua thanh tra, kiểm tra đã góp phần đảm bảo cho ngân sách, tiền, tài sản của Nhà nước được quản lý, sử dụng đúng chính sách chế độ, hạn chế tiêu cực, lãng phí, tham nhũng trên địa bàn.

- Huyện Phú Lương đã quan tâm đến hoàn thiện công tác quyết toán ngân sách, thực hiện công khai việc giao dự toán và quyết toán ngân sách theo đúng các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, quản lý chi thường xuyên từ NSNN ở huyện Phú Lương cũng tồn tại một số hạn chế cần khắc phục:

- Việc lập dự toán chi ở một số lĩnh vực, đơn vị trong huyện chưa kịp thời. Vẫn còn đơn vị xây dựng dự toán không sát, Huyện vẫn phải điều chỉnh, bổ sung dự toán nhiều lần trong năm.

- Hệ thống chế độ chính sách, các tiêu chuẩn định mức về sử dụng tài chính ngân sách tuy đã có nhiều cố gắng song vẫn còn một số nội dung và lĩnh vực chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn. Việc tổ chức thực hiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hành chính sự nghiệp ở một số đơn vị dự toán chưa nghiêm.

- Công tác kiểm tra, thanh tra vẫn còn hạn chế: hạn chế về kết quả phát hiện, tình trạng thất thoát, tiêu cực trong quản lý và sử dụng ngân sách chưa được khắc phục triệt để.

- Do là huyện trung du miền núi, có nhiều xã ở khu vực vùng sâu vùng xa, nên trình độ của cán bộ quản lý của đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước còn hạn chế. Dẫn đến việc công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách còn chưa được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước về mặt: biểu mẫu, nội dung, thời gian,… Điều này gây khó khăn cho huyện trong công tác quản lý, điều hành ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của ủy ban nhân dân huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)