6. Kết cấu của luận văn
4.2.4. Hoàn thiện quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước của
UBND huyện Mường Khương
Quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý chi thường xuyên NSNN của các cơ quan chức năng trực thuộc UBND huyện Mường Khương của huyện thể hiện tình hình chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN của các cơ quan chức năng trực thuộc UBND huyện Mường Khương theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Để nâng cao chất lượng công tác quyết toán chi cần:
Nâng cao chất lượng công tác tài chính - kế toán, thẩm định quyết toán đảm bảo số liệu quyết toán là trung thực, khách quan, chính xác, minh bạch
đáp ứng yêu cầu về thời gian. Nội dung báo cáo quyết toán phải đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt và chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước, có xác nhận của Kho bạc nhà nước đối với báo cáo của đơn vị thụ hưởng ngân sách trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn. Cần sử dụng biện pháp xuất toán đối với các khoản chi tiêu vượt chế độ, sai định mức của các đơn vị sử dụng ngân sách nếu vi phạm.
Đối với các cơ quan chức năng trực thuộc vừa có hoạt động sự nghiệp vừa có hoạt động quản lý nhà nước cần hướng dẫn và giám sát, kiểm tra kinh phí quyết toán chi đúng tính chất nguồn kinh phí.
Qua đánh giá, phân tích số liệu quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước là cơ sở cho việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách, định mức chi tiêu và rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc chấp hành ngân sách của chu trình quản lý ngân sách năm kế tiếp phải chú trọng và quan tâm hơn nữa nâng cao hiệu quả trong quản lý sử dụng ngân sách.
Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát ngay từ khâu rút dự toán đối với các đơn vị sử dụng ngân sách thì cơ quan tài chính, cơ quan kho bạc nhà nước cũng cần phải kiểm soát chặt chẽ tiến độ, khối lượng thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị, tránh tình trạng để đơn vị rút dự toán vượt quá tiến độ, yêu cầu nhiệm vụ, dẫn đến sử dụng ngân sách không đúng mục đích, gây thất thoát lãng phí. Trong điều kiện hiện nay việc đổi mới cơ chế kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước theo hướng giảm bớt kiểm soát chi theo chứng từ cụ thể là cần thiết nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý sử dụng NSNN của các cơ quan chức năng trực thuộc, tuy nhiên nếu không có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan tài chính, cơ quan Kho bạc nhà nước với đơn vị sử dụng ngân sách từ việc phân bổ dự toán của đơn vị, công tác thẩm tra dự toán của cơ quan tài chính và công tác kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước, thì rất dễ tạo ra kẻ hở quản lý, gây thất thoát lãng phí NSNN. Vì vậy vấn đề đặt ra là việc phân bổ dự toán của đơn vị, công tác thẩm định dự toán
của cơ quan tài chính, cũng như công tác kiểm soát chi của cơ quan Kho bạc nhà nước phải được thực hiện theo một quy trình thống nhất, đồng bộ, không trùng lặp nhưng cũng không được bỏ sót công đoạn quản lý. Muốn vậy trước hết cần phải tuân thủ chặt chẽ các điều kiện về chi NSNN, tăng cường các biện pháp tuyên truyền để các cơ quan chức năng trực thuộc thực sự thấy rõ trách nhiệm của mình trong công tác quản lý, sử dụng NSNN, thiết lập mối liên hệ chặt chẽ thường xuyên hơn nữa giữa đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính và cơ quan kho bạc nhà nước. Trên thực tế thời gian qua mối liên hệ này còn chưa thực sự gắn kết, các đơn vị chủ yếu hoạt động tương đối độc lập theo kiểu “mạnh ai nấy chạy”, dẫn đến tình trạng cơ quan tài chính thẩm định chi, nhưng khi kiểm soát cơ quan Kho bạc nhà nước lại không quan tâm đến nội dung, kết quả thẩm định của cơ quan tài chính mà lại thực hiện kiểm soát lại các nhiệm vụ chi do đơn vị lập hồ sơ thanh toán và đến khi thẩm định quyết toán cơ quan tài chính lại không chấp nhận hồ sơ chứng từ đã được Kho bạc nhà nước chuẩn chi trong khâu kiểm soát, thanh toán. Điều này gây ra lãng phí thời gian công sức, thậm chí còn gây trở ngại cho các cơ quan chức năng trực thuộc trong quá trình thực hiện chi tiêu theo kiểu “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Có thể thực hiện mô hình quản lý cấp phát thanh toán cụ thể như sau: phân bổ dự toán, phương thức phân bổ kinh phí, mức dự toán thực hiện trong hàng tháng, mức dự toán và tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, mục lục NSNN. Sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan tài chính, cơ quan kho bạc nhà nước, cơ quan tài chính thông báo dự toán sang Kho bạc nhà nước để kiểm soát hồ sơ, chứng từ đối với từng nội dung chi theo chế độ quy định. Đơn vị rút dự toán và chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí theo đúng nội dung đã được cơ quan tài chính thẩm định và Kho bạc nhà nước kiểm soát, đến khi thẩm tra, thẩm định quyết toán, cơ quan tài chính chỉ thẩm tra, thẩm định đối với các nội dung chưa được cơ quan Kho bạc kiểm soát trong quá trình thanh toán, rút dự toán tại Kho bạc nhà nước. Trong quá trình thực hiện
chu trình ngân sách cần tiến hành đồng bộ từ khâu lập, chấp hành, quyết toán ngân sách theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước.