6. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp để tổng hợp những vấn đề về quản lý chi thường xuyên từ NSNN tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, học hỏi kinh nghiệm ở một số cơ quan đơn vị; đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên từ NSNN tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Qua những số liệu thực tế thu thập được để đánh giá kết quả đạt được, đồng thời đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên từ NSNN.
Để thu thập các thông tin thứ cấp, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn và sử dụng các nguồn tài liệu sau:
Các tài liệu từ sách, giáo trình, bài báo, các công trình nghiên cứu khoa học, đề tài luận văn đã công bố, và tra cứu những thông tin trên internet có liên quan đến công tác quản lý thu chi ngân sách.
Tài liệu về tỉnh Lào Cai từ website của tỉnh, các văn bản, nghị quyết, kế hoạch của các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động quản lý chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước; các báo cáo của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai … Trên cơ sở những thông tin thu thập được, học viên sẽ hệ thống hóa, phân tích, so sánh giữa lý luận với thực tiễn nhằm phục vụ cho đối tượng nghiên cứu.
2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Để đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên từ NSNN của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai luận văn sử dụng số liệu sơ cấp thông qua việc điều tra, phỏng vấn các đối tượng liên quan nhằm giải quyết các vấn đề như sau: đánh giá quá trình kiểm soát lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và công tác kiểm tra, kiểm soát chi thường xuyên từ NSNN tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 - 2019. Đồng thời đánh giá mức độ đồng ý về các yếu tố trong phiếu điều tra ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên từ NSNN của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai từ ý kiến người được phỏng vấn. Từ đó, làm căn cứ đưa ra giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên từ NSNN tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.
Để thu thập thông tin sơ cấp, tác giả dùng phương pháp điều tra, khảo sát để thu thập thông tin về thực trạng quản lý chi thường xuyên từ NSNN của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai; sau đó tiến hành xử lý số liệu.
Cách thức tiến hành:
Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua việc khảo sát bảng câu hỏi theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Thiết kế phiếu khảo sát.
Bước 2: Phỏng vấn thử để điều chỉnh phiếu khảo sát. Bước 3: Tiến hành khảo sát.
Bước 4: Xử lý dữ liệu khảo sát.
+ Chọn mẫu điều tra:
- Đối tượng điều tra bao gồm: Lãnh đạo quản lý, cán bộ chuyên trách trong hệ thống bộ máy quản lý chi thường xuyên tại Phòng Tài chính Kế hoạch huyện…Các đơn vị được cấp ngân sách chi thường xuyên từ phòng TCKH huyện. Như vậy, đề tài sẽ thực hiện điều tra trên 02 đối tượng chính là cán bộ của Phòng TCKH huyện Mường Khương và cán bộ tại các đơn vị
được cấp ngân sách từ Phòng TCKH huyện có liên quan đến công tác quản lý chi thường xuyên từ NSNN.
Với tổng thể có quy mô lớn, học viên sử dụng công thức Slovin để xác định quy mô mẫu điều tra, công thức như sau:
n = N/(1+N*e2)
Trong đó:
n: Số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu e: Sai số cho phép
Nhóm đối tượng là cán bộ của Phòng TCKH huyện tính đến ngày 31/12/2019 là 15 người. Học viên sẽ tiến hành điều tra toàn bộ những người này. Nhóm đối tượng là: cán bộ tại các đơn vị được cấp ngân sách có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý NSNN của Phòng TCKH huyện Mường Khương là: Tổng số đối tượng tính đến 31/12/2019 là: 90 người. Sử dụng công thức Slovin ta có:
n = 90/(1 + 90 x 0,052) = 71,7
Theo nguyên tắc làm tròn, học viên lấy mẫu là 72 người.
Cuộc điều tra nhằm đánh giá quá trình quản lý của Phòng TCKH huyện từ khâu: tham mưu cho cấp trên trong quản lý chi thường xuyên từ NSNN và quản lý chu trình chi thường xuyên từ NSNN.
+ Nội dung phiếu điều tra: (phụ lục 8) + Thang đo của bảng hỏi:
Trong nghiên cứu này, học viên sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Thang đo được tính như sau:
STT Thang đo Ý nghĩa
1 1,0 đến 1,8 Rất không đồng ý
2 1,81 đến 2,6 Không đồng ý
3 2,61 đến 3,4 Đồng ý một phần
4 3,41 đến 4,2 Đồng ý