5. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế tại NHNN&PTNT VN, chi nhánh tỉnh Lào Cai. Số liệu khảo sát thực tế từ 2 nguồn: Thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp.
2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Tác giả căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, các báo cáo, số liệu thống kê tình hình quản lý tài chính của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Lào Cai. Cụ thể như sau:
Căn cứ vào dữ liệu được lưu trữ và các báo cáo thường niên của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Lào Cai từ năm 2016 - 2018. Trong các báo cáo này có đầy đủ các thông tin mà tác giả cần để sử dụng trong đề tài như cơ cấu bộ máy của đơn vị, tổng thu, tổng chi qua các năm. Số liệu thứ
cấp để phân tích thực trạng chất lượng quản lý tài chính như cách thức quản lý thu, quản lý chi, cách thức vận hành bộ máy quản lý tài chính của đơn vị.
2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ quá trình tính toán, nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý tài chính của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai, tác giả đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra, tiến hành phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu cho đối tượng điều tra sau đó thu về và tiến hành xử lý số liệu.
+ Chọn mẫu điều tra:
Tính đến hết ngày 31/12/2018, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Lào Cai có 210 cán bộ, công chức, người lao động. Căn cứ vào quy mô nguồn nhân lực của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Lào Cai và các chi phí khi tiến hành điều tra như chi phí văn phòng phẩm, chi phí đi lại..., tác giả tiến hành điều tra thu thập số liệu sơ cấp theo phương pháp điều tra toàn bộ 210 cán bộ, công chức, người lao động của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Lào Cai.
+ Phương pháp điều tra:
Tác giả dùng một hệ thống các câu hỏi theo những nội dung xác định nhằm thu thập thông tin khách quan liên quan đến các tiêu chí quản lý tài chính của đơn vị (phương pháp điều tra bằng Anket – sử dụng bảng hỏi để thu thập ý kiến của các đối tượng phỏng vấn) người được hỏi sẽ trả lời bằng cách viết trong một thời gian nhất định. Phương pháp này cho phép điều tra, thăm dò ý kiến đồng loạt nhiều người nên tác giả đã sử dụng phương pháp này.
+ Nội dung phiếu điều tra:
Phần I: Thông tin cá nhân (đơn vị) của người (đơn vị) tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, trình độ đào tạo, chức vụ, thời gian công tác.
Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được lựa chọn từ phần vấn đề cần giải quyết, xoay quanh vấn đề thực trạng công tác quản lý tài chính tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội Lào Cai đã hiệu quả hay chưa.
Việc chuẩn bị phiếu điều tra và nội dung của phiếu điều tra dựa vào mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu của việc điều tra. Đối với một số tiêu chí đánh giá người được hỏi sẽ đánh giá và xếp hạng từ 1 đến 5 tương ứng: Rất tốt, tốt, tương đối tốt, bình thường, yếu hoặc từ 1 đến 3 tương ứng với: đồng ý, không đồng ý, không có ý kiến…
+ Tổ chức điều tra:
Mỗi đối tượng trong mẫu được chọn điều tra tác giả phát 1 phiếu điều tra. Phương pháp điều tra được thực hiện đan xen, kết hợp giữa phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu gửi lại rồi thu phiếu sau.
+ Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:
STT Thang đo Ý nghĩa
1 1,0 đến 1,8 Rất kém 2 1,81 đến 2,6 Kém 3 2,61 đến 3,4 Trung bình 4 3,41 đến 4,2 Tốt 5 4,21 đến 5,0 Rất tốt 2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu
Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu nhập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thống kê mô tả được sử dụng để tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu được chính xác, phân tích tài liệu được khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh được đúng nội dung cần phân tích. Đồng thời, phương pháp được sử dụng với mục đích chính là mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Từ đó đánh giá được thực trạng công tác quản lý tài chính tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu về việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai từ năm 2016 đến năm 2018. Từ những nhận xét đánh giá đưa ra các kết luận về việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội Lào Cai. Những thuận lợi, khó khăn, những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại.
2.2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phân tích tổng hợp là chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp
chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy bằng cách tổng hợp và đúc kết lại.
Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhằm phân chia các nội dung của công tác nâng cao chất lượng quản lý tài chính thành các vấn đề nhỏ: hoạt động chi tiêu nội bộ, chu trình quản lý tài chính, lập dự toán thu - chi ngân sách, nguồn lực tài chính, công tác quản lý và sử dụng các nguồn tài chính, quản lý việc trích lập và sử dụng các quỹ, công tác hạch toán quyết toán kinh phí, kiểm tra – kiểm toán nội bộ. Tác giả tiến hành phân tích từng nội dung nhỏ và tổng hợp lại để rút ra những mặt đạt được và hạn chế trong công tác quản lý tài chính tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội Lào Cai.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng và đo lường
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng công tác quản lý tài chính
- Nguồn kinh phí thường xuyên thực hiện tự chủ (chủ yếu là kinh phí hoạt động quản lý hành chính nhà nước); Nguồn kinh phí không thường xuyên (chủ yếu là kinh phí thu từ phí, lệ phí); Cơ cấu nguồn kinh phí.
- Tình hình thực hiện dự toán, quyết toán của các đơn vị; Công tác kiểm tra của Tổng cục.
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả của công tác quản lý tài chính
+ Số đơn vị xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ: Chỉ tiêu này giúp đánh giá sự chấp hành quy chế của các đơn vị và sự phù hợp của quy chế đối với thực tế thu chi của từng đơn vị.
+ Chỉ tiêu về tiết kiệm kinh phí giúp đối chiếu các nội dung đã sử dụng từ nguồn kinh phí tiết kiệm, chênh lệch thu lớn hơn chi: chi tiền lương tăng thêm, bổ sung thu nhập; chi khen thưởng, phúc lợi, trích lập các quỹ... với quy định hiện hành về các nội dung chi, tỷ lệ trích xem có đảm bảo không, có vượt mức hay vượt tỷ lệ quy định không.
- Tiết kiệm kinh phí thực hiện tự chủ Kinh phí thực hiện tự
chủ tiết kiệm
- Tiết kiệm từ kinh phí hoạt động chuyên môn đặc thù Kinh phí thực hiện hoạt
động chuyên môn tiết kiệm
= Kinh phí dự toán cho hoạt động chuyên môn
- Chi phí thực hiện thực tế
- Tỷ lệ giữa tiết kiệm kinh phí thực hiện tự chủ và nguồn kinh phí thực hiện tự chủ.
Tỷ lệ giữa tiết kiệm kinh phí thực hiện tự chủ và nguồn kinh phí thực hiện tự chủ
=
Tiết kiệm kinh phí thực hiện tự chủ x 100 Kinh phí dự toán
Tỷ lệ giữa tiết kiệm từ kinh phí hoạt động chuyên môn đặc thù và nguồn kinh phí hoạt động chuyên môn đặc thù.
Tỷ lệ giữa tiết kiệm từ kinh phí hoạt động chuyên môn đặc thù và nguồn kinh phí hoạt động chuyên môn đặc thù
=
Tiết kiệm kinh phí thực hiện hoạt động chuyên môn đặc thù
x 100 Kinh phí dự toán cho hoạt động
chuyên môn đặc thù
Sử dụng chỉ tiêu này để xem xét tương quan giữa các chỉ tiêu với nhau. - Hệ số chi tăng thu nhập cho CBCC từ kinh phí tiết kiệm
Hệ số chi tăng thu nhập cho CBCC từ kinh phí tiết kiệm =
Tổng chi thu nhập tăng thêm
Tổng nguồn kinh phí tiết kiệm của đơn vị. Chỉ số này cho thấy mức độ quan tâm của đơn vị tới đời sống của CBCC, đảm bảo sử dụng kinh phí đúng mục đích.
+ Số đơn vị báo cáo dự toán, quyết toán đúng thời gian quy định phản ánh mức độ chấp hành chế độ báo cáo tài chính của đơn vị.
- Tỷ lệ quyết toán chi NSNN so với dự toán được giao phản ánh mức độ minh bạch của đơn vị trong quản lý tài chính.
- Số đơn vị có thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ phản ảnh mức độ tự giác của đơn vị về việc tuân thủ quy định của nhà nước về quản lý tài chính, từ đó phát hiện ra những tồn tại, hạn chế để khắc phục.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 trình bày về phương pháp nghiên cứu được thực hiện xuyên suốt trong luận văn. Từ việc đặt ra câu hỏi nghiên cứu cho vấn đề cần nghiên cứu là công tác quản lý tài chính tại Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai. Tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu, từ đó lựa chọn những phương pháp nghiên cứu phù hợp: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê mô tả... là cơ sở để thực hiện đề tài nghiên cứu.
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI
3.1. Giới thiệu về Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên gọi: Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai
Địa chỉ: Tầng 7, khối 6, đại lộ Trần Hưng Đạo, phường Nam Cường, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Số điện thoại: 02143.820.022 – Fax: 02143.820.968 Email: contact-sldtbxh@laocai.gov.vn
Thực hiện Nghị quyết Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, ngày 01/10/1991 tỉnh Lào Cai được tái lập. Ngày 25/10/1991 Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 11/QĐ-UB về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn, các đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai. Tại Quyết định này Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là một trong 22 cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh. Từ khi thành lập đến nay, bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, tập thể Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức Sở Lao động – Thương binh và Xã hội luôn đoàn kết một lòng, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, phục vụ đắc lực cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, vững bước đi lên trong quá trình hội nhập và phát triển vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Một số hoạt động và thành tích đạt được của Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai qua các năm:
Năm 2003: Cờ thi đua của Chính phủ (Quyết định số 1397/QĐ-TTg ngày 23/12/2003);
Năm 2004: Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Lao động – TBXH (Quyết định số 1846/QĐ-LĐTBXH ngày 27/12/2004); Huân chương Lao động hạng 3 (Quyết định số 538/2004/QĐ-CTN ngày 17/8/2004); Bằng khen của Bộ Lao động – TBXH (Quyết định số 400/QĐ-LĐTBXH ngày 19/3/2004);
Năm 2006: Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh (QĐ-UBND ngày 7/4/2006); Bằng khen của Bộ Lao động – TBXH (QĐ-LĐTBXH ngày 17/2/206).
Năm 2007: Bằng khen của UBND tỉnh (Quyết định số 719/QĐ-UBND ngày 28/3/2007); Bằng khen của Bộ Lao động – TBXH (Quyết định số 28/QĐ-LĐTBXH ngày 10/1/2007); Bằng khen của Công an tỉnh Lào Cai (Quyết định số 34/QĐ-TTB ngày 28/4/2007).
Năm 2008: Cờ thi đua của Bộ Lao động – TBXH (Quyết định số 47/QĐ-BLĐTBXH ngày 4/1/2008); Bằng khen của UBND tỉnh (Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 1/4/2008); Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động - TBXH (Quyết định số 228/QĐ-LĐTBXH ngày 25/02/2008); Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc (Quyết định số 95/QĐ-UBND ngày 04/8/2008), Bằng khen liên tục 12 năm thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự (Quyết định số 2284/QĐ-UBND ngày 14/8/2008), Bằng khen thành tích xuất sắc 20 năm ngày Biên phòng toàn dân (Quyết định số 2802/QĐ-UBND ngày 03/10/2008), Bằng khen Vì sự tiến bộ của Phụ nữ (Quyết định số 01/QĐ- UBND ngày 03/10/2008).
Năm 2009: Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh tặng Giấy khen ( Quyết định số 01/QĐ-BVSTBCPN) ngày 28/1/2010); Bằng khen thành tích xuất sắc 10 năm thực hiện qui chế dân chủ của UBND tỉnh Lào Cai (Quyết định số 206/QĐ-UBND ngày 22/01/2009).
Năm 2010: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động - TBXH (Quyết định số 1139/QĐ-LĐTBXH ngày 21/9/2010); Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc (Quyết định số 2054/QĐ-UBND ngày 23/7/2010); Cờ thi đua của Chính phủ (Quyết định số 300/QĐ – TTG ngày 1/3/2010), Cờ thi đua của Bộ trưởng Bộ Lao động - TBXH (Quyết định số 79/QĐ-LĐTBXH ngày 15/1/2010);
Năm 2011: Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh (Quyết định số 920/QĐ-UBND ngày 19/4/2011) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2010; Cờ thi đua UBND tỉnh trong phong trào thi đua thực hiện công tác TBLS, NCC và phong trào “ĐƠĐN” năm 2011 (Quyết định số 1882/QĐ-UBND ngày 27/7/2011); Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì (Quyết định số 1128/QĐ-CTN ngày 20/7/2011); Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai về khen thưởng trong đợt thi đua đặc biệt chào mừng 20 năm tái lập tỉnh Lào Cai (Quyết định số 2574/QĐ-UBND ngày 30/9/2011); Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia giai đoạn 2001-2011 (Quyết định số 2797/QĐ-UBND ngày 19/10/2011); Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh trong thực hiện các