Hoàn thiện công tác xét duyệt, quyết toán, tăng cường công tác kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính tại sở lao động – thương binh và xã hội tỉnh lào cai (Trang 122 - 124)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Hoàn thiện công tác xét duyệt, quyết toán, tăng cường công tác kiểm

tra, kiểm toán nội bộ

Về công tác xét duyệt và quyết toán NSNN

Hiện nay, tại các cơ quan HCNN công tác xét duyệt quyết toán vẫn mang tính chất kiểm tra đơn thuần, chưa gắn với hiệu quả sử dụng kinh phí và khối lượng nhiệm vụ công việc được giao. Để khắc phục được hạn chế này, các cơ quan HCNN – đơn vị trực tiếp sử dụng NSNN tự lập báo cáo quyết

toán trong đó phải đánh giá cụ thể, rõ ràng và thuyết minh đầy đủ tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ, báo cáo thực trạng sử dụng và quyết toán kinh phí trong khuôn khổ quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan quản lý tài chính cùng cấp và trước pháp luật về công tác quản lý và tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí NSNN tại đơn vị. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Nghị định 130/2005/NĐ-CP về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách. Gắn chặt trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trong vai trò chủ tài khoản, trực tiếp tham gia điều hành, quản lý nguồn ngân sách được giao và chịu trách nhiệm về tình hình sử dụng và quyết toán kinh phí. Điều này tạo quyền chủ động ngân sách cho đơn vị cấp dưới, khác với cơ chế hiện tại khi đơn vị cấp trên hoặc cơ quan tài chính cùng cấp kiểm tra, xét duyệt quyết toán một phần dẫn đến tình trạng “xin- cho”, đơn vị được duyệt, quy đồng trách nhiệm của đơn vị được giao dự toán và cơ quan cấp trên – cơ quan tài chính cùng cấp làm mất tính chủ động.

Về công tác thanh tra, tự kiểm tra tài chính

Các đơn vị, tại Sở Lao động – TBXH tỉnh Lào Cai cần có kế hoạch kiểm tra, đánh giá công tác tài chính định kỳ tại cơ quan một cách tích cực hơn nữa nhằm mục đích nắn chỉnh kịp thời các sai phạm, đồng thời nghiêm túc rút kinh nghiệm, đánh giá những mặt đạt được và hạn chế để đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục để công tác kế toán tài chính ngày càng hoàn thiện hơn.

- Cần thành lập bộ phận làm công tác kiểm tra nội bộ có thể là cán bộ kiêm nhiệm nhưng ít nhất phải có một cán bộ chuyên trách có trình độ, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Bộ phận này được lập và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo đơn vị.

- Phương thức kiểm tra, kiểm soát tại Sở là kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Sở tự xây dựng kế hoạch thực hiện theo định kỳ hàng quý trong năm tài khóa

kết hợp với kiểm tra, kiểm soát đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc Sở hoặc khi có vụ việc phát sinh. Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với chấp hành quy định của họat động chi tiêu thường xuyên tại Sở sẽ được thực hiện bởi Tổ công tác do Giám đốc Sở thành lập. Các nội dung kiểm tra, kiểm soát nội bộ được xác định cụ thể đối với mỗi lần kiểm tra để đảm bảo tính đầy đủ, toàn diện, khách quan của công tác kiểm tra, kiểm soát, khắc phục tình trạng tùy tiện, vô trách nhiệm, hình thức trong công tác chi tiêu góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại đơn vị.

- Xây dựng chi tiết đề cương kiểm tra, quy chế tự kiểm tra, cụ thể và phổ biến đến toàn bộ các đơn vị trực thuộc và cán bộ, công nhân viên. Ngoài việc quy định cụ thể vai trò, trách nhiệm của bộ phận kiểm tra nội bộ, mối quan hệ giữa các đơn vị, cá nhân đối với hoạt động kiểm tra nội bộ cần phải có quy định cụ thể về cơ cấu bộ máy quản lý, thời gian làm việc của các bộ phận chức năng, quy chế và quản lý tài chính.

- Định kỳ phải báo cáo và công khai kết quả kiểm tra, quá trình kiểm tra nếu phát hiện có sai sót cần phải đề xuất biện pháp để sửa chữa và điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính tại sở lao động – thương binh và xã hội tỉnh lào cai (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)