Lập dự toán thu chi tài chính và quản lý các nguồn thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính tại sở lao động – thương binh và xã hội tỉnh lào cai (Trang 77 - 89)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1 Lập dự toán thu chi tài chính và quản lý các nguồn thu

3.2.1.1 Lập dự toán thu chi tài chính

Căn cứ vào kết quả thực hiện thu ngân sách năm trước và ước tính thực hiện năm sau liền kề; căn cứ các chính sách, pháp luật về thu ngân sách và theo các hướng dẫn cụ thể của cơ quan cấp trên, các đơn vị xây dựng kế hoạch và dự toán thu NSNN từ năm 2016-2018 trên cơ sở rà soát, phân tích, đánh giá đầy đủ các nguồn thu sau đó trình lên Sở Tài chính, sau khi tập hợp đầy đủ các dự toán thu, nếu cần có thể xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp trước khi quyết định phân bổ dự toán. Đối với kinh phí thường xuyên, Sở lập dự toán kinh phí theo quy định hiện hành. Toàn bộ dự toán kinh phí hoạt động của Sở được lập và gửi Sở Tài chính của tỉnh Lào Cai xem xét tổng hợp báo cáo UBND tỉnh Lào Cai và trình HĐND tỉnh Lào Cai thông qua.

Dự toán thu, chi ngân sách phải đảm bảo các nguyên tắc:

(i) Chấp hành đúng và đầy đủ các biểu mẫu số liệu theo quy định tại Thông tư hướng dẫn thực hiện luật NSNN và hướng dẫn của cấp trên (nếu có) hàng năm;

(ii) Phải có báo cáo thuyết minh dự toán bao gồm các nội dung: đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm kế hoạch, có so sánh với thực hiện quyết toán ngân sách năm trước, những khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện dự toán, đề xuất các kiến nghị và giải pháp;

(iii) Các căn cứ xây dựng dự toán năm sau, trong đó nêu rõ các yếu tố biến động về tổ chức, biên chế, các nhiệm vụ mới là nhiệm vụ dự kiến phát sinh;

(iv) Danh mục chi tiết từng nội dung, nhiệm vụ chi: đầy đủ các nguồn kinh phí theo quy định gồm dự toán chi thường xuyên được giao tự chủ và dự toán chi thường xuyên không được giao tự chủ.

Các bước lập dự toán thu – chi tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai được thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm kế hoạch, dự kiến nhiệm vụ thu, chi năm sau, căn cứ vào chế độ định mức, tiêu chuẩn và cơ chế quản lý tài chính hiện hành, đơn vị chủ động xây dựng dự toán, thẩm định dự toán của các đơn vị trực thuộc và tổng hợp gửi dự toán về sở. Phòng Tài chính – kế hoạch lập biểu mẫu dự toán thu – chi gửi về cho các đơn vị trực thuộc; các đơn vị sẽ tiến hành lập dự toán thu – chi của đơn vị mình.

Các đơn vị trực thuộc, văn phòng Sở lập dự toán gửi về phòng Tài chính- kế toán Sở trước ngày 10/5 hàng năm.

Phòng Tài chính – kế hoạch Sở thẩm định và tổng hợp dự toán toàn ngành gửi Sở tài chính trước ngày 15/6 hàng năm.

Căn cứ vào kế hoạch thực hiện của năm trước và các kế hoạch thu chi đột xuất của đơn vị để hoàn thiện, bổ sung dự toán thu-chi hợp lý, đảm bảo nguồn thu chi cho hoạt động của các đơn vị trong năm. Từ đó tổng hợp gửi về Sở Tài chính của tỉnh Lào Cai.

Bước 2: Căn cứ số kiểm tra được Sở Tài chính thông báo, Sở thực hiện giao số kiểm tra cho các đơn vị để các đơn vị rà soát, sắp xếp, bố trí lại dự toán cho phù hợp. Trường hợp có nhu cầu cao hơn số kiểm tra được giao, đơn vị phải thuyết minh, giải trình rõ nhiệm vụ và cơ sở tính toán, lập dự toán điều chỉnh bổ sung, báo cáo Sở sau 10 ngày kể từ ngày Sở giao số kiểm tra.

Trong thời gian quy định trên, các đơn vị không đề nghị điều chỉnh, bổ sung dự toán theo hướng dẫn của bước 2 thì số kiểm tra đã giao các đơn vị là căn cứ để Sở xem xét, tổng hợp báo cáo Sở Tài chính.

Bước 3: Sở Tài chính sẽ trình lên UBND và HĐND tỉnh phê duyệt và tiến hành phân bổ dự toán trực tiếp cho các đơn vị của Sở.

Bảng 3.1. Tình hình thực hiện nộp báo cáo dự toán của các đơn vị giai đoạn 2016-2018

STT Nội dung ĐVT Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

1 Số đơn vị nộp báo cáo đúng thời gian

quy định (trước ngày 10 hàng năm) Đơn vị 2 4 5 2 Số đơn vị nộp báo cáo không đúng thời

gian quy định Đơn vị 4 2 1

3 Tỷ lệ đơn vị nộp đúng thời gian quy

định % 33,3 60 83

(Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai)

Bảng 3.2. Tình hình thực hiện nộp báo cáo dự toán đúng với nội dung của các đơn vị giai đoạn 2016-2018

STT Nội dung ĐVT Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

1 Số đơn vị nộp báo cáo đúng biểu mẫu,

nội dung theo đúng quy định Đơn vị 1 3 4

2 Số đơn vị nộp báo cáo không đúng biểu

mẫu, nội dung theo đúng quy định Đơn vị 5 3 2 3 Tỷ lệ đơn vị nộp đúng biểu mẫu, nội

dung theo đúng quy định % 16 50 60

(Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai)

Dự toán thu tài chính của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai chủ yếu thu từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho các hoạt động chi thường xuyên và các hoạt động khác.

Bảng 3.3: Tình hình dự toán thu tài chính của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2018

(Đơn vị tính: 1000đ)

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch Chênh lệch

ST % ST % Dự toán được cấp 28.217.250 20.972.664 24.615.880 (7.244.586) (25,67) 3.643.216 17,37 Dự toán lập 28.957.350 21.523.650 24.965.860 (7.433.700) (25,67) 3.442.210 15,99

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2016, 2017, 2018)

Qua bảng trên cho thấy dự toán kinh phí thu từ nguồn kinh phí do NSNN cấp từ năm 2016-2018 có sự biến động. Năm 2017 giảm 7.244.586 (nghìn đồng) tương ứng tỷ lệ giảm 25,67% so với năm 2016. Năm 2018 lại có biến động tăng 3.643.216 tương ứng tỷ lệ tăng là 17,37 so với năm 2017. Nhưng mức NSNN cấp năm 2018 vẫn giảm so với năm 2016. Nguồn kinh phí thu chủ yếu từ NSNN và không có nguồn thu khác. Lý do chủ yếu của việc tăng lên của nguồn kinh phí năm 2016 là phân bổ kinh phí chủ yếu cho thực hiện tự chủ tài chính, cải cách tiền lương, hoạt động đảm bảo xã hội,… mà nguồn kinh phí này đang được chú trọng đã được chú trọng qua các năm mặc dù còn đang thấp so với mặt bằng chung của các tỉnh thành khác.

Ngoài ra, nhìn vào bảng số liệu ta thấy, qua các năm việc lập dự toán tại Sở từng năm sát hơn so với mức được Sở tài chính giao (năm 2016 đạt 97,4%, năm 2017 đạt 97,5%, năm 2018 đạt 98,5%). Lý do qua từng năm công tác lập dự toán đã sâu sát hơn và bám sát các mục tiêu chi, yêu cầu thực tế tại đơn vị. Do đó, tỷ lệ đạt dự toán tăng đều qua các năm.

Hơn nữa công tác lập dự toán ngân sách hàng năm tại Sở đã được quy định rõ ràng về các nguyên tắc, yêu cầu, thời gian thực hiện báo cáo dự toán

nhưng trên thực tế, văn phòng Sở và các đơn vị dự toán các cấp thuộc Sở chưa thực sự chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính về lập dự toán ngân sách. Các dự toán của các đơn vị trực thuộc, tổng hợp dự toán của các đơn vị gửi Sở về cơ bản là chậm so với thời gian quy định. Cụ thể, năm 2016 chỉ có 2/6 đơn vị chiếm tỷ lệ 33,3% đơn vị nộp dự toán đúng thời hạn, 1/6 đơn vị chiếm 16% nộp đúng biểu mẫu, nội dung theo quy định. Năm 2017 có 4/6 đơn vị chiếm tỷ lệ 60% đơn vị nộp dự toán đúng thời hạn, 3/6 đơn vị chiếm 50% nộp đúng biểu mẫu; năm 2018 có 5/6 đơn vị chiếm tỷ lệ 83% đơn vị nộp dự toán đúng thời hạn, 4/6 đơn vị chiếm 60% nộp đúng biểu mẫu (Bảng 3.1; bảng 3.2). Việc nộp báo cáo chưa đúng thời gian quy định và hình thức biểu mẫu, nội dung làm ảnh hưởng đến việc thẩm định dự toán của Sở đối với các đơn vị trực thuộc. Từ đó, chất lượng dự toán được lập là không cao, không sát với tình hình thực tế và chênh lệch so với dự toán thực tế Sở Tài chính thẩm định, giao dự toán.

Như vậy, công tác lập dự toán NSNN hàng năm chưa thực sự sát với thực tế triển khai nhiệm vụ, chưa căn cứ vào từng nội dung, nhiệm vụ cụ thể: Tại một số đơn vị dự toán cấp 3 thuộc Sở vẫn còn bị động, đặc biệt là thuyết minh nhiệm vụ đã thực hiện và các nhiệm vụ mới phát sinh của lĩnh vực được giao cần phải bám sát vào các căn cứ pháp lý chặt chẽ để thực hiện nhằm đảm bảo dự toán ngân sách được xây dựng đầy đủ và bám sát với chủ trương phát triển ngành. Tồn tại nhiều đơn vị còn có biểu hiện chờ đợi văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán của các cơ quan quản lý cấp trên mới thực hiện. Do đó, việc lập, thẩm định, tổng hợp báo cáo dự toán còn chậm so với thời gian quy định; chất lượng chưa cao, dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh dự toán nhiều lần trong năm.

Hồ sơ xây dựng dự toán của các đơn vị trình cấp trên chưa đảm bảo các yêu cầu quy định như: không đầy đủ biểu mẫu dự toán; thuyết minh dự toán sơ sài trong đó phần đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm thực hiện

thường không sát thực tế (cơ bản đều đánh giá thực hiện 100% dự toán được giao); căn cứ xây dựng dự toán chưa rõ ràng nên các đơn vị cơ bản đều tính toán, lập dự toán năm kế hoạch tăng thêm khoảng 10% so với dự toán được giao năm thực hiện; dự toán lập chưa xác định các nhiệm vụ ưu tiên cần triển khai bố trí nguồn lực thực hiện.

3.2.1.2. Quản lý các nguồn thu

(1) Quản lý nguồn thu từ Ngân sách Nhà nước cấp

- Ngân sách thường xuyên, bao gồm: kinh phí quản lý hành chính; kinh phí sự nghiệp đào tạo; kinh phí đảm bảo xã hội và kinh phí chi sự nghiệp có tính chất xây dựng cơ bản.

- Ngân sách không thường xuyên, bao gồm: kinh phí chương trình quốc gia về bình đẳng giới; kinh phí đề án phát triển nghề công tác xã hội; kinh phí chương trình quốc gia về bảo vệ trẻ em; kinh phí chương trình hành động chống mại dâm; kinh phí về an toàn vệ sinh lao động;…

- Ngân sách chương trình mục tiêu quốc gia, bao gồm: kinh phí chương trình quốc gia việc làm –dạy nghề; kinh phí chương trình quốc gia giảm nghèo bền vững.

- Ngân sách Trung ương: là kinh phí thực hiện pháp lệnh ưu đãi người có công.

Bảng 3.4: Nguồn tài chính của Sở Lao động –Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai năm 2016-2018

(ĐVT: 1000.000đ) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % 1. Nguồn kinh phí NSNN cấp 26.587 19.594 22.926 (6.993) (26,3) 3.332 17,01 1.1. Kinh phí địa phương 1.861 1.175 1.579 (686) 36,86 404 25,6 1.1.1. Kinh phí thường xuyên 1159 700 900 (459) (39,6) 200 28,5 1.1.2. Kinh phí không thường xuyên 290 115 224 (175) (60,34) 109 94,7 1.1.3 Kinh phí CTMTQG 412 360 455 (52) (12,6) 95 26,38 1.2. Kinh phí Trung ương 24.726 18.419 21.347 (6.307) 25,5 2.928 15,89 - Kinh phí thực hiện pháp lệnh NCC 24.726 18.419 21.347 (6.307) (25,5) 2.928 15,89 2. Nguồn kinh phí ngoài NSNN cấp 1.528 1.278 1.489 (250) (16,36) 211 16,5 2.1 Thu phí , lệ phí 1.120 580 530 (540) (48,2) (50) (8,6) 2.2. Tài trợ, viện trợ, cho tặng - 60 250 60 - 190 76 2.3. Thu khác 408 638 709 230 56,4 71 11,12

Bảng 3.5: Cơ cấu nguồn tài chính của Sở Lao động –Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai năm 2016-2018

(ĐVT: 1000.000đ)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

1. Nguồn kinh phí NSNN cấp 26.587 94,6 19.594 93,9 22.926 93,9

1.1. Kinh phí địa phương 1.861 6,6 1.175 5,6 1.579 6,5

1.1.1. Kinh phí thường xuyên 1159 4,1 700 3,4 900 3,7

1.1.2. Kinh phí không thường xuyên 290 1,0 115 0,6 224 0,9

1.1.3 Kinh phí CTMTQG 412 1,5 360 1,7 455 1,9

1.2. Kinh phí Trung ương 24.726 87,9 18.419 88,2 21.347 87,4

- Kinh phí thực hiện pháp lệnh NCC 24.726 87,9 18.419 88,2 21.347 87,4

2. Nguồn kinh phí ngoài NSNN cấp 1.528 5,4 1.278 6,1 1.489 6,1

2.1 Thu phí , lệ phí 1.120 0,4 580 2,8 530 2,2

2.2. Tài trợ, viện trợ, cho tặng - 0 60 0,3 250 1,0

2.3. Thu khác 408 1,5 638 3,1 709 2,9

- Về tổng giá trị nguồn tài chính của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giai đoạn 2016-2018 thay đổi qua các năm, cụ thể: năm 2017 tăng so với 2016 là giảm 7.243 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 25,76% ; năm 2018 tăng so với 2017 là 3.543 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 16,97%. Nguyên nhân là do:

NSNN cấp cho hoạt động thường xuyên giảm đi, kinh phí này giảm đi là do thực hiện chế độ tinh giản biên chế, chi phí cho các khoản tiền lương và người lao động giảm đi đáng kể.

Do trong giai đoạn năm 2015, 2016 Sở được giao một số các nhiệm vụ chuyên môn hơn nên nguồn NSNN cấp cho hoạt động chi thường xuyên cũng tăng cao hơn so với các năm sau. Tuy nhiên thực tế xét một cách tổng thể NSNN được cấp cho các đơn vị của Sở lao động – thương binh và Xã hội Lào Cai trong giai đoạn 206-2018 vẫn thấp hơn so với kế hoạch đặt ra. Lý giải nguyên nhân này có thể thấy rằng: đối với nguồn kinh phí do NSNN cấp một phần do nguồn kinh phí này còn hạn hẹp, gây ra sự khó khăn trong việc cấp ngân sách cho Sở lao động – thương binh và Xã hội Lào Cai. Bên cạnh đó, công tác lập kế hoạch tài chính đòi hỏi mọi chỉ tiêu về kinh phí và sử dụng kinh phí cần được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, có cơ sở khoa học, mang tính thuyết phục cao để tạo được sự ủng hộ của cơ quan tài chính cấp trên. Thực tế công tác lập kế hoạch của Sở lao động – thương binh và Xã hội Lào Cai những năm vừa qua còn có những hạn chế, chưa đánh giá đúng với tầm quan trọng của nó. Công tác lập kế hoạch chưa được chuyên nghiệp hóa, chưa được chuẩn bị kỹ càng và có đủ các cơ sở để thuyết phục cơ quan chủ quản. Chưa có các kế hoạch về công tác nhân sự, chưa có quy hoạch tổng thể về đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm TSCĐ phục vụ công tác chuyên môn nên Sở chủ quản thường cắt đi một số khoản đáng kể so với kế hoạch đã đề ra. Cũng do nguồn NSNN không đủ theo kế hoạch nên Sở lao động – thương binh và Xã hội Lào Cai cũng phải cắt giảm một số các khoản chi để phù hợp với nguồn kinh phí

được cấp. Điều đó cho thấy rằng hiệu quả công tác tài chính của Sở lao động – thương binh và Xã hội Lào Cai cũng sẽ bị sụt giảm.

NSNN cấp hoạt động thực hiện pháp lệnh ưu đãi người có công năm năm 2017 giảm so với 2016 do năm 2015,2016 thực hiện nhiều chế độ, chính sách mới ban hành như Nghị định 56/2013/NĐ-CP ngày 22/05/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh quy định danh hiệu Vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 1 số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công, thông tư liên tịch số 17/2014 ngày 1/8/2014 của liên bộ Lao động –TB&XH, Bộ tài chính hướng dẫn thực hienẹ trợ cấp 1 lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Campuchia theo quyết định số 57/2013/QĐ-TTG ngày 14/1- /2013 của thủ tướng chính phủ… Do vậy đến năm 2017 nguồn ngân sách cấp cho họat động này có giảm hơn. Nhưng năm 2018 tăng so với năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính tại sở lao động – thương binh và xã hội tỉnh lào cai (Trang 77 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)