Một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính tại sở lao động – thương binh và xã hội tỉnh lào cai (Trang 111 - 116)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

3.4.2.1 Một số hạn chế

- Công tác lập dự toán thu chi tài chính: dự toán kinh phí ngân sách thường xuyên hàng năm được xác định dựa trên khoản mục thưc hiện không chú trọng đến cơ cấu ngân sách, không thực hiện phân bổ và quản lý nguồn lực theo kết quả. Việc lập ngân sách theo công việc thực hiện cũng không chú ý đến các đầu ra chính sách thường là dài hơn 1 năm. Công tác lập dự toán của một số đơn vị trực thuộc sở vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa tính đúng, đủ các chỉ tiêu kế hoạch, chưa nắm bắt được nhu cầu trang bị cơ sở vật chất… Do đó, Sở thường chủ động lập dự toán các nguồn kinh phí dựa trên số liệu các đơn vị cung cấp. Vì vậy, vẫn xảy ra tình trạng dự toán được lập chưa sát với tình hình thực tế, chưa giải thích được vì sao có các khoản chi đó. Từ đó, công tác chấp hành dự toán cũng theo tính chất phát sinh, ngoài các khoản mục chi con người và những khoản chi bắt buộc chung.

- Về công tác thực hiện dự toán: việc quản lý một số khoản thu chi còn hạn chế do năng lực điều hành tài chính của một số lãnh đạo và kế toán đơn vị chưa chuyên sâu.

Việc lập ngân sách hướng tới ngắn hạn, chủ yếu ngân sách hàng năm, do đó không được đánh giá xem xét sự phân bổ nguồn lực gắn kết với những chương trình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Thiếu hệ thống các tiêu chí

thích hợp để xác định ưu tiên chỉ tiêu. Phân bổ ngân sách theo yếu tố đầu vào đã tạo ra điểm yếu là không khuyến khích đơn vị chi tiết kiệm ngân sách vì nó không đặt ra yêu cầu ràng buộc hợp lý, chặt chẽ giữa số kinh phí được phân bổ với kết quả đầu ra do sử dụng ngân sách đó.

- Về công tác quyết toán, thẩm định quyết toán: tại một số đơn vị công tác quyết toán, thẩm định quyết toán còn chưa sát với thực tế, chưa có căn cứ dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh dự toán nhiều lần trong năm; công tác xét duyệt, thẩm định quyết toán còn chậm nhất là ký ban hành thông báo xét duyệt, thẩm định quyết toán, nội dung xét duyệt. Thẩm định quyết toán về cơ bản mới chỉ xem xét, tổng hợp số liệu quyết toán mà chưa xem xét, đánh giá toàn diện công tác quản lý tài chính trong một năm ngân sách của đơn vị được xét duỵệt, thẩm định quyết toán. Do vậy, báo cáo tài chính của đơn vị thường cũng bị chậm ảnh hưởng đến công tác chung của Sở.

- Về việc xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý sử dụng tài sản công. Các đơn vị dự toán thuộc Sở Lao động – TB&XH tỉnh Lào Cai đã xây dựng và ban hành quy chế chi tiêu nội bộ. Tuy nhiên, tính hệ thống và cơ sở khoa học để xây dựng các chỉ tiêu định mức còn chưa cao và đồng bộ, chưa tạo được động lực thực sự khuyến khích cán bộ công chức sử dụng kinh phí tiết kiệm hiệu quả. Các khoản thanh toán phí dịch vụ công cộng chỉ thanh toán theo hóa đơn thực tế mà chưa xây dựng được định mức. Các định mức chi tiêu đều được xây dựng dựa trên mức trần theo thông tư của Bộ Tài chính. Trong quản lý sử dụng xăng dầu, điện nước, văn phòng phẩm… còn lỏng lẻo chưa có hình thức xử phạt trong trường hợp lãng phí…

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính chưa được đẩy mạnh nên các nghiệp vụ, chế độ báo cáo về cơ bản được thực hiện thủ công là chính, dẫn đến việc chưa đảm bảo về thời gian, chất lượng từ khâu lập dự toán, kế hoạch chấp hành thực hiện dự toán và công tác quyết toán.

3.4.2.2. Nguyên nhân hạn chế

- Nguyên nhân khách quan

+ Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý tài chính thiếu đồng bộ. Hiện nay mới chỉ có các văn bản hướng dẫn quản lý tài chính đối với đơn vị HCSN nói chung chứ chưa có văn bản cụ thể đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Lao động – TB&XH.

+ Các hướng dẫn và đánh giá trước, trong sau khi NSNN còn lỏng lẻo. Sự lỏng lẻo này bắt nguồn từ sự tách biệt giữa chi đầu tư và chi thường xuyên. Hệ quả là các khoản chi thường xuyên về cơ bản được điều chỉnh bởi Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn luật NSNN; trong khi đó các khoản chi đầu tư lại được hướng dẫn bởi các văn bản pháp lý về chi đầu tư.

+ Luật NSNN cũng chưa quy định rõ ràng trường hợp thực hiện kiểm toán thì kiểm toán Nhà nước phải gửi báo cáo quyết toán NSNN tới Chính phủ, quốc hội trước kỳ họp để cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức trước khi xem xét, phê chuẩn. Luật cũng không quy định xử lý trong sai phạm được phát hiện trước khi trình Hội đồng nhân dân, quốc hội.

+ Khi các đơn vị thực hiện tự chủ tài chính mới, tư duy quản lý tài chính cũ thành lối mòn khó thay đổi trong cách điều hành, triển khai nhiệm vụ. Người quản lý khó bắt kịp với sự thay đổi nên khi triển khai nhiệm vụ và sử dụng kinh phí khoán còn lúng túng, đặc biệt trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Các đơn vị trực thuộc Sở còn chưa chủ động trong công tác lập dự toán ngân sách. Trong quá trình sử dụng ngân sách, các đơn vị dự toán trực thuộc chưa chủ động lập kế hoạch và nghiên cứu tổng thể nhu cầu chi tiêu thực tế của đơn vị mình. Chưa tính được hiệu quả sử dụng và biện pháp triển để thực hiện Luật thực hành, tiết kiệm chống lãng phí NSNN.

+ Năng lực, trình độ quản lý, điều hành từ các cấp quản lý còn nhiều bất cập, hạn chế. Số lượng cán bộ công chức còn nhiều, chi phí tiền lương phải trả lớn. Trong khi đó, các cán bộ được điều chuyển từ nhiều bộ phận đến nên khả năng đáp ứng công việc chưa cao. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện còn chưa nghiêm túc khi phát hiện sai sót cần làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và xử lý. Công tác giám sát đánh giá đầu tư, việc theo dõi, đánh giá hiệu quả dự án còn chưa chú trọng.

+ Một số công chức, viên chức, người lao động chưa có nhận thức đúng đắn đầy đủ về chính sách, pháp luật của Nhà nước về chế độ tự chủ tài chính và biên chế; chưa thực sự quan tâm, cố gắng trong việc tiết kiệm chi tiêu.

Tóm tắt chương 3

Trong chương 3, tác giả đã giới thiệu về Sở Lao động – TB&XH Lào Cai, tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ của Sở. Luận văn khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý tài chính tại Sở Lao động – TB&XH Lào Cai giai đoạn 2016-2018. Nội dung đánh giá về tình hình lập dự toán, thực hiện dự toán, quyết toán ngân sách, công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ… Từ kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính, tác giả đưa ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Đó là cơ sở để tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Sở Lao động – TB&XH tỉnh Lào Cai ở chương 4.

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính tại sở lao động – thương binh và xã hội tỉnh lào cai (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)