5. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả của công tác quản lý tài chính
+ Số đơn vị xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ: Chỉ tiêu này giúp đánh giá sự chấp hành quy chế của các đơn vị và sự phù hợp của quy chế đối với thực tế thu chi của từng đơn vị.
+ Chỉ tiêu về tiết kiệm kinh phí giúp đối chiếu các nội dung đã sử dụng từ nguồn kinh phí tiết kiệm, chênh lệch thu lớn hơn chi: chi tiền lương tăng thêm, bổ sung thu nhập; chi khen thưởng, phúc lợi, trích lập các quỹ... với quy định hiện hành về các nội dung chi, tỷ lệ trích xem có đảm bảo không, có vượt mức hay vượt tỷ lệ quy định không.
- Tiết kiệm kinh phí thực hiện tự chủ Kinh phí thực hiện tự
chủ tiết kiệm
- Tiết kiệm từ kinh phí hoạt động chuyên môn đặc thù Kinh phí thực hiện hoạt
động chuyên môn tiết kiệm
= Kinh phí dự toán cho hoạt động chuyên môn
- Chi phí thực hiện thực tế
- Tỷ lệ giữa tiết kiệm kinh phí thực hiện tự chủ và nguồn kinh phí thực hiện tự chủ.
Tỷ lệ giữa tiết kiệm kinh phí thực hiện tự chủ và nguồn kinh phí thực hiện tự chủ
=
Tiết kiệm kinh phí thực hiện tự chủ x 100 Kinh phí dự toán
Tỷ lệ giữa tiết kiệm từ kinh phí hoạt động chuyên môn đặc thù và nguồn kinh phí hoạt động chuyên môn đặc thù.
Tỷ lệ giữa tiết kiệm từ kinh phí hoạt động chuyên môn đặc thù và nguồn kinh phí hoạt động chuyên môn đặc thù
=
Tiết kiệm kinh phí thực hiện hoạt động chuyên môn đặc thù
x 100 Kinh phí dự toán cho hoạt động
chuyên môn đặc thù
Sử dụng chỉ tiêu này để xem xét tương quan giữa các chỉ tiêu với nhau. - Hệ số chi tăng thu nhập cho CBCC từ kinh phí tiết kiệm
Hệ số chi tăng thu nhập cho CBCC từ kinh phí tiết kiệm =
Tổng chi thu nhập tăng thêm
Tổng nguồn kinh phí tiết kiệm của đơn vị. Chỉ số này cho thấy mức độ quan tâm của đơn vị tới đời sống của CBCC, đảm bảo sử dụng kinh phí đúng mục đích.
+ Số đơn vị báo cáo dự toán, quyết toán đúng thời gian quy định phản ánh mức độ chấp hành chế độ báo cáo tài chính của đơn vị.
- Tỷ lệ quyết toán chi NSNN so với dự toán được giao phản ánh mức độ minh bạch của đơn vị trong quản lý tài chính.
- Số đơn vị có thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ phản ảnh mức độ tự giác của đơn vị về việc tuân thủ quy định của nhà nước về quản lý tài chính, từ đó phát hiện ra những tồn tại, hạn chế để khắc phục.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 trình bày về phương pháp nghiên cứu được thực hiện xuyên suốt trong luận văn. Từ việc đặt ra câu hỏi nghiên cứu cho vấn đề cần nghiên cứu là công tác quản lý tài chính tại Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai. Tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu, từ đó lựa chọn những phương pháp nghiên cứu phù hợp: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê mô tả... là cơ sở để thực hiện đề tài nghiên cứu.
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI