Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Sở Lao động Thương binh và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính tại sở lao động – thương binh và xã hội tỉnh lào cai (Trang 119)

5. Kết cấu của luận văn

4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Sở Lao động Thương binh và

và Xã hội tỉnh Lào Cai

4.3.1. Hoàn thiện lập dự toán, phân bổ dự toán và chấp hành dự toán kinh phí ngân sách Nhà nước cấp

Công tác lập dự toán, phân bổ dự toán

Nhìn chung, công tác lập dự toán hiện nay ở các cơ quan HCNN Việt Nam nói chung và Sở Lao động – TB&XH tỉnh Lào Cai nói riêng hầu hết chưa sát với thực tế và gắn với nhiệm vụ, công việc được giao, chủ yếu phân bổ dàn đều dự toán được giao cho các mục lục ngân sách thường được sử dụng vào những năm trước đó. Dự toán được lập dựa vào nhu cầu và chủ quan của đơn vị, chú trọng vào chi tiêu và kiểm soát chi. Trong khi đó, trên thực tế, dự toán cần thiết phải cần thực hiện đúng quy trình, phản ánh đúng, đầy đủ các nguồn lực tài chính và kế hoạch chi tiêu của đơn vị. Khi lập dự toán cần tính đúng, tính đủ các chi tiêu kế hoạch như: biên chế quỹ lương, số liệu quy đổi, tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, khả năng huy động vốn từ các nguồn khác… nhằm phản ánh đúng công tác lập dự toán so với thực tế thực hiện dự toán của đơn vị giúp cho lãnh đạo đơn vị ra quyết định một cách đúng đắn. Vì vậy, kiến nghị trong thời gian tới, công tác lập dự toán nên chuyển sang theo phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra, công tác này đòi hỏi một sự đầu tư trong trung hạn (từ 3 đến 5 năm), xác định được rõ ràng mục tiêu của từng năm, lấy kết quả làm việc của năm trước để làm cơ sở cấp kinh phí ngân sách cho năm tới. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi có một cơ chế đánh giá hiệu lực hiệu quả làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước. Những đặc điểm quan trọng trong phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra là:

gian trung hạn và theo tính chất mở, công khai, minh bạch.

- Dự toán được lập dựa trên nguồn lực tính trong thời gian trung hạn, tổng hợp toàn bộ các nguồn tài chính của Nhà nước.

- Việc phân bổ dự toán ngân sách dựa trên thứ tự ưu tiên chiến lược. Đối với cơ chế quản lý tài chính như hiện nay, đòi hỏi các cơ quan HCNN nói chung và Sở Lao động – TB&XH tỉnh Lào Cai nói riêng phải có kế hoạch phân bổ, hoạch định và sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên được giao một cách có hiệu quả nhất. Đứng trước khó khăn về NSNN cấp, cắt giảm biên chế theo lộ trình tự chủ, các cơ quan cần phải có chính sách phân bổ ngân sách một cách có hợp lý, tiết kiệm, logic và khoa học nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu chủ trương đề ra đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động.

Theo cách lập dự toán theo kết quả đầu ra, ngân sách của đơn vị sẽ được lập gồm 2 phần:

- Ngân sách cơ bản (cơ sơ tối thiểu) được xây dựng nhằm đảm bảo thực hiện các hoạt động cơ bản của đơn vị (bao gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên). Trong ngân sách trung hạn, các hoạt động cơ bản của đơn vị tạo nên cơ sở tối thiểu để lập ngân sách cơ bản. Cơ sở tối thiểu từng bước được hình thành thông qua đánh giá một cách có hệ thống các hoạt động và chức năng của đơn vị trên cơ sở hàng năm. Với cách làm này, dần dần các khoản chi tiêu không hiệu quả sẽ được loại trừ ra khỏi ngân sách cơ bản. Phần tiết kiệm sẽ dành cho các mục tiêu ưu tiên.

- Ngân sách phát triển để tài trợ cho các mục tiêu ưu tiên: Trong khuôn khổ trung hạn, ngân sách phát triển được lập dựa vào các chiến lược ưu tiên của đơn vị. Để đảm bảo cho việc tài trợ có hiệu quả các mục tiêu ưu tiên, các nguồn lực dành cho chương trình có liên quan đến thứ tự ưu tiên đưa vào ngân sách phát triển. Ngân sách phát triển cũng có cơ sở tối thiểu. Cơ sở tối thiểu được tạo lập từ những ưu tiên phát triển trong nhiều năm. Một khi ưu tiên đã được hoàn thành thì nguồn ngân sách cho phần ưu tiên đó sẽ loại trừ

và thay vào đó là các ưu tiên mới.

Việc quản lý quy trình dự toán theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Với tầm nhìn chiến lược trung hạn, dự toán ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn được lập theo nguyên tắc cuốn chiếu 3 năm trên cơ sở có dự báo về mức độ và cơ cấu chi tiêu. Năm đầu được xem là năm không có thay đổi chính sách và là cơ sở để xây dựng dự toán ngân sách cho 3 năm tiếp theo. Trong trường hợp Nhà nước có thay đổi chính sách ảnh hưởng đến dự toán ngân sách cảu đơn vị trên cơ sở ngân sách cơ bản và hướng dẫn của cơ quản quản lý tài chính, khuôn khổ chi tiêu trung hạn.

Báo cáo trong khuôn khổ quản lý theo kết quả đầu ra bao gồm:

- Báo cáo kết quả: mục đích là phân tích đầy đủ mối quan hệ giữa đầu ra và kết quả, xác định tất cả các kết quả phát sinh từ đầu ra; kết quả được miêu tả thống nhất với mục tiêu, và phát sinh từ những đầu ra của đơn vị…

- Báo cáo đầu ra: truyền tải thông tin hữu ích về kết quả, các nguồn lực và quá trình thực hiện cho cơ quan quản lý tài chính, cơ quan quản lý cấp trên, đơn vị cần lập báo cáo. Báo cáo này phân tích không quá chi tiết các đầu ra hoặc liệt kê sơ lược các danh mục đầu ra mà được xác định đầu ra ở mức hợp lý.

- Báo cáo chi phí: mục đích cung cấp toàn bộ thông tin về chi phí, cho cơ quan quản lý tài chính, cơ quan quản lý cấp trên thông tin lựa chọn những người cung cấp đầu ra thay thế, hình thành cơ sở cho việc tài trợ thông qua tiến trình lập dự toán ngân sách và phân bổ nguồn lực tài chính.

Ngoài ra, hiệu quả sử dụng kinh phí phụ thuộc rất lớn vào việc lập và phân bổ ngân sách giữa các cấp. Công tác giao dự toán cũng cần phải được xây dựng phương án cụ thể để đảm bảo sự công bằng đối với các đơn vị trực thuộc. Giao dự toán ngân sách phải đảm bảo chi lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp, trợ cấp của các đối tượng. Phần kinh phí còn lại căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể; cơ sở vật chất; kết quả kiểm định chất lượng để phân bổ

ngân sách cho phù hợp tình hình thực tế của các đơn vị trực thuộc. Đối với kinh phí chương trình mục tiêu và đầu tư XDCB khi phân bổ cần chú ý đến đầu tư tập trung, ưu tiên trong quy hoạch xây dựng theo từng giai đoạn, không dàn trải và chia đều cho các đơn vị để tránh tình trạng đầu tư không đồng bộ và hiệu quả sử dụng thấp. Việc giao dự toán nên được thực hiện gắn liền với kết quả đầu ra. Thủ trưởng đơn vị phải đảm bảo thực hiện công việc theo đúng những cam kết ban đầu.

Công tác chấp hành dự toán kinh phí ngân sách Nhà nước cấp

Để hoàn thiện công tác chấp hành dự toán kinh phí NSNN, tại Sở Lao động – TB&XH tỉnh Lào Cai cần thực hiện:

Một là, tất cả các khoản chi cần phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và phải được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN quyết định chi.

- Hai là, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN phải tự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, kho bạc Nhà nước trong quá trình lập dự toán, phân bổ, cấp phát, thanh toán, hạch toán kế toán và quyết toán NSNN.

Ba là, kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng quy định.

4.3.2. Hoàn thiện công tác xét duyệt, quyết toán, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ tra, kiểm toán nội bộ

Về công tác xét duyệt và quyết toán NSNN

Hiện nay, tại các cơ quan HCNN công tác xét duyệt quyết toán vẫn mang tính chất kiểm tra đơn thuần, chưa gắn với hiệu quả sử dụng kinh phí và khối lượng nhiệm vụ công việc được giao. Để khắc phục được hạn chế này, các cơ quan HCNN – đơn vị trực tiếp sử dụng NSNN tự lập báo cáo quyết

toán trong đó phải đánh giá cụ thể, rõ ràng và thuyết minh đầy đủ tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ, báo cáo thực trạng sử dụng và quyết toán kinh phí trong khuôn khổ quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan quản lý tài chính cùng cấp và trước pháp luật về công tác quản lý và tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí NSNN tại đơn vị. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Nghị định 130/2005/NĐ-CP về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách. Gắn chặt trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trong vai trò chủ tài khoản, trực tiếp tham gia điều hành, quản lý nguồn ngân sách được giao và chịu trách nhiệm về tình hình sử dụng và quyết toán kinh phí. Điều này tạo quyền chủ động ngân sách cho đơn vị cấp dưới, khác với cơ chế hiện tại khi đơn vị cấp trên hoặc cơ quan tài chính cùng cấp kiểm tra, xét duyệt quyết toán một phần dẫn đến tình trạng “xin- cho”, đơn vị được duyệt, quy đồng trách nhiệm của đơn vị được giao dự toán và cơ quan cấp trên – cơ quan tài chính cùng cấp làm mất tính chủ động.

Về công tác thanh tra, tự kiểm tra tài chính

Các đơn vị, tại Sở Lao động – TBXH tỉnh Lào Cai cần có kế hoạch kiểm tra, đánh giá công tác tài chính định kỳ tại cơ quan một cách tích cực hơn nữa nhằm mục đích nắn chỉnh kịp thời các sai phạm, đồng thời nghiêm túc rút kinh nghiệm, đánh giá những mặt đạt được và hạn chế để đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục để công tác kế toán tài chính ngày càng hoàn thiện hơn.

- Cần thành lập bộ phận làm công tác kiểm tra nội bộ có thể là cán bộ kiêm nhiệm nhưng ít nhất phải có một cán bộ chuyên trách có trình độ, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Bộ phận này được lập và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo đơn vị.

- Phương thức kiểm tra, kiểm soát tại Sở là kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Sở tự xây dựng kế hoạch thực hiện theo định kỳ hàng quý trong năm tài khóa

kết hợp với kiểm tra, kiểm soát đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc Sở hoặc khi có vụ việc phát sinh. Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với chấp hành quy định của họat động chi tiêu thường xuyên tại Sở sẽ được thực hiện bởi Tổ công tác do Giám đốc Sở thành lập. Các nội dung kiểm tra, kiểm soát nội bộ được xác định cụ thể đối với mỗi lần kiểm tra để đảm bảo tính đầy đủ, toàn diện, khách quan của công tác kiểm tra, kiểm soát, khắc phục tình trạng tùy tiện, vô trách nhiệm, hình thức trong công tác chi tiêu góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại đơn vị.

- Xây dựng chi tiết đề cương kiểm tra, quy chế tự kiểm tra, cụ thể và phổ biến đến toàn bộ các đơn vị trực thuộc và cán bộ, công nhân viên. Ngoài việc quy định cụ thể vai trò, trách nhiệm của bộ phận kiểm tra nội bộ, mối quan hệ giữa các đơn vị, cá nhân đối với hoạt động kiểm tra nội bộ cần phải có quy định cụ thể về cơ cấu bộ máy quản lý, thời gian làm việc của các bộ phận chức năng, quy chế và quản lý tài chính.

- Định kỳ phải báo cáo và công khai kết quả kiểm tra, quá trình kiểm tra nếu phát hiện có sai sót cần phải đề xuất biện pháp để sửa chữa và điều chỉnh kịp thời.

4.3.3. Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ

Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý tài chính tại Sở Lao động – TB&XH tỉnh Lào Cai, đảm bảo thực hiện đúng các khoản chi theo kế hoạch, đạt được hiệu quả quản lý cao, gắn liền với chất lượng kết quả đầu ra. Việc hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ cần thiết phải được thực hiện dựa trên các nội dung sau:

- Xây dựng, hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ dựa trên nguyên tắc công khai dân chủ. Ngoài ra còn góp phần trong công việc xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, làm việc có chất lượng, hiệu quả; ngăn chặn tham nhũng, lãng phí, thực hiện tiết kiệm.

- Sở Lao động – TB&XH tỉnh Lào Cai cần tiếp tục triển khai thực hiện giao khoán hầu hết các khoản chi tiêu có thể giao khoán được cho các phòng, ban, đơn vị trực thuộc như: cước điện thoại, văn phòng phẩm, điện, nước… Mức giao khoán sẽ do Sở xây dựng cụ thể, tính toán tùy thuộc vào tình hình thực tế sử dụng của ba năm tước và nhiệm vụ được giao trong từng giai đoạn. Ngoài ra Sở cần bố trí các cuộc hội nghị, họp hợp lý về nội dung, đại biểu, thời gian tổ chức, tiết kiệm tối đa chi phí.

- Sở Lao động – TB&XH tỉnh Lào Cai cần thực hiện, điều chỉnh bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ kịp thời để đảm bảo cơ sở cho việc thực hiện các khoản chi tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Lao động – TB&XH tỉnh Lào Cai cần bám sát định hướng về cơ chế tự chủ tài chính của Nhà nước, ngành Lao động – TB&XH để xây dựng cơ chế tự chủ phù hợp với các quy định và đặc thù của đơn vị, biến động của thị trường đặc biệt trong xu thế hội nhập hiện nay để quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính.

- Xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đảm bảo việc phân chia kinh phí tiết kiệm hợp lý, gắn với trách nhiệm trong việc sử dụng tiết kiệm kinh phí và chi một số hoạt động khác theo đúng cơ chế tự chủ mà Nhà nước ban hành.

4.3.4. Một số giải pháp khác

4.3.4.1. Nâng cao nhận thức và tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành về quản lý tài chính

Mặc dù đã có quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT- BTC-BNV về việc chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức. Tuy nhiên, trên thực tế tại Sở Lao động TB&XH tỉnh Lào Cai hiện nay chủ yếu việc chi trả thu nhập tăng thêm vẫn theo cơ chế cào bằng và chia theo hệ số lương. Nguyên nhân là do tâm lý trì trệ, chậm đối mới, quen bao cấp, nên khi các đơn vị thực hiện tự chủ tài chính, nếu thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm

theo thực tế năng suất công việc, một số cán bộ lo lắng về sẽ chênh lệch trong phân phối thu nhập, dẫn đến tình trạng gây mất đoàn kết nội bộ. Tâm lý này đã ảnh hưởng đến công việc chung, không tạo được động lực làm việc cho cán bộ, công chức nhất là những công chức có năng lực làm việc thực sự.

Vì vậy, lãnh đạo trong cơ quan HCNN nói chung và tại Sở Lao động TB& XH tỉnh Lào Cai nói riêng cần phải thống nhất nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn thể cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan mình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính tại sở lao động – thương binh và xã hội tỉnh lào cai (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)