5. Kết cấu của luận văn
4.1. Định hướng và mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Sở Lao
Lao động Thương binh & Xã hội
Đổi mới tài chính công, trong đó đổi mới cơ chế quản lý tài chính ở các cơ quan hành chính Nhà nước không nằm ngoài mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý nền tài chính quốc gia trong xu thế cải cách và hội nhập quốc tế.
Nghị quyết số 30c/NQ-CP được Thủ tướng chính phủ ký và ban hành ngày 8/11/2011 về chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu tổng thể về cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2010-2020 đã đặt ra yêu cầu cải cách tài chính công, đó là:
- Động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục hoàn thiện chính sach và hệ thống thuế, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công; thực hiện cân đối ngân sách, đảm bảo tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển; dành nguồn lực cho con người, nhất là cải cách chính sách tiền lương và an sinh xã hội; phấn đấu giảm dần bội chi NSNN.
- Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với DNNN nhất là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài; giữ mức nợ chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn;
- Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí Nhà nước và cơ chế xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ theo hướng lấy mục tiêu và hiệu quả ứng dụng là tiêu chuẩn hàng đầu; chuyển các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phát triển các doanh nghiệp khoa học công nghệ, quỹ đổi mới công nghệ và quỹ đầu tư mạo hiểm, xây dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học và công nghệ.
- Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan HCNN, tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước.
- Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công từng bước thực hiện chính sách điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công phù hợp; chú trọng đổi mới cơ chế tài chính của các cơ sở giáo dục, đào tạo y tế, công lập theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch. Chuẩn hóa chất lượng dịch vụ giáo dục, y tế, đào tạo; nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh, từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
Thực hiện được điều đó, công tác quản lý sử dụng kinh phí NSNN tại các cơ quan Nhà nước cần phải thực hiện được: (1) đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý; đầu tư, bố trí kinh phí NSNN phải xuất phát từ mục tiêu hoàn thành chức năng nhiệm vụ chuyên môn; (3) tổ chức quản lý NSNN chặt chẽ, an toàn gắn với thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phòng chống tham nhũng.