a. Phân cấp thực hiện quản lý chi BHXH
4.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát chi BHXH
- Phối hợp với chính quyền địa phương trong quá trình nhận diện đối tượng chi BHXH, đảm bảo chi đúng đối tượng. Đối chiếu hồ sơ đối tượng đang quản lý với danh sách chi trả và hồ sơ quản lý đối tượng phải khớp nhau về họ tên, mức tiền được hưởng.
- Những trường hợp báo giảm đối tượng từ đại lý bưu điện do đối tượng chết, BHXH phải kiểm tra qua gia đình đối tượng, xem xét việc báo giảm của đại lý bưu điện có kịp thời hay không.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để tiến hành truy thu số tiền BHXH chi sai đối tượng hưởng, chi sai số tiền được hưởng. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc lập hồ sơ hưởng BHXH của các đơn vị, đoàn thể, các doanh nghiệp nhằm phát hiện ra những đối tượng gian lận hay trục lợi từ BHXH cho người lao động. Để từ đó đưa ra hình thức xử phạt thích đáng đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH nhằm đem lại nguồn tài chính của quỹ BHXH được ổn định và đảm bảo công bằng trong việc thực hiện chính sách BHXH.
- Tăng cường kiểm tra các đại lý bưu điện, các đơn vị sử dụng lao động trực tiếp chi các chế độ ngắn hạn tại đơn vị.
- Xây dựng kế hoạch và chương trình phối hợp với cơ quan Thanh tra của huyện, phòng Lao động – Thương Binh & Xã Hội huyện để thường xuyên hoặc đột xuất tổ chức các đợt kiểm tra liên ngành đối với các cơ quan, đơn vị có đối tượng hưởng chế độ BHXH.
- Nghiên cứu xây dựng bộ phận tiếp nhận thông tin phản hồi, khiếu nại từ người được hưởng quyền lợi BHXH thông qua đường dây nóng. Với những thắc mắc, khiếu nại thông qua đường dây nóng, BHXH huyện Tam Đường sẽ ghi nhận thông tin tiếp nhận, giao cho bộ phận chuyên môn xác minh và trả lời người thắc mắc, khiếu nại trong thời gian nhanh nhất. Với sự giải đáp kịp thời, thuyết phục sẽ tạo tâm lý tin tưởng của người dân, để người dân không phải đến tận cơ quan BHXH mới trình bày được những thắc mắc hay kiến nghị của mình.