Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại ủy ban nhân dân huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 32 - 35)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.9. Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ công chức

Tiêu chí hiểu theo nghĩa chung nhất là căn cứ để nhận biết, xếp loại, đánh giá một sự vật, hiện tượng, một khái niệm, một quá trình nào đó. Xác định tiêu chí để đánh giá chất lượng công chức trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng và xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ công chức. Xây dựng được các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức giúp chúng ta xác định được chất lượng công chức, điểm mạnh và hạn chế của chất lượng

công chức trong sự đối chiếu, so sánh trên các tiêu chí xác định. Căn cứ quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định hiện hành,công chức và đội ngũ công chức nhà nước được đánh giá theo các tiêu chí sau đây (Hữu Đại, Vũ Tươi, 2019):

a.Tiêu chí về phẩm chất chính trị và đạo đức công vụ

Phẩm chất chính trị là lòng trung thành tuyệt đối với lý tưởng của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định với mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Phẩm chất đạo đức của công chức gồm: đạo đức cá nhân và đạo đức công vụ. Đạo đức cá nhân của người công chức thể hiện ở thể hiện ở ý thức tôn trọng pháp luật, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương, sống và làm việc theo pháp luật, có lối sống lành mạnh.

Hiện nay đạo đức công vụ có thể bao gồm các nội dung sau: - Trung thực, công tâm, liêm khiết, làm việc đạt hiệu quả.

- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách pháp luật, việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh.

- Thẳng thắn phê và tự phê, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện sai trái, tiêu cực trong các cơ quan nhà nước và trong xã hội.,

b.Tiêu chí về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng

- Trình độ chuyên môn của công chức thể ở khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn vào trong thực tế. Người công chức phải giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu biết những kiến thức liên quan đến lãnh đạo, quản lý, có khả năng nắm bắt và xử lý các thông tin, biết vận dụng các quy luật của kinh tế thị trường trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

- Trình độ chuyên môn được hiểu là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định được biểu hiện qua những cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Trình độ chuyên môn giúp công chức nắm bắt được công việc và giải quyết công việc hiệu quả. Đối với công chức, ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn đòi hỏi:

+ Trình độ lý luận chính trị;

+ Trình độ quản lý hành chính nhà nước; + Trình độ tin học;

+ Trình độ ngoại ngữ.

- Kỹ năng là khả năng của con người biết vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để có được các thao tác và hành động chuẩn, tạo thành phương thức hành động thích hợp với điều kiện, môi trường nhằm thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả tốt nhất với chi phí các nguồn lực thấp nhất. Đối với công chức cần có nhiều kỹ năng, nhưng cần lưu ý bồi dưỡng các kỹ năng sau:

+ Các kỹ năng liên quan đến việc nắm vững kiến thức chuyên môn về ngành nghề của công chức đang đảm nhận.

+ Các kỹ năng liên quan đến khả năng giao tiếp chia sẻ thông tin, phối hợp trong công tác, động viên, thu hút người khác;

+ Các kỹ năng liên quan đến khả năng tổng hợp, tư duy chiến lược tổng hợp trong công việc một cách linh hoạt để vận dụng vào thực tiễn. Điều này thể hiện sự nhìn nhận tổ chức như một thể thống nhất và sự phát triển của các lĩnh vực, hiểu được mối liên hệ phụ thuộc giữa các bộ phận bên trong của tổ chức, dự đoán được những thay đổi bên trong của tổ chức này sẽ ảnh hưởng tới bộ phận tổ chức khác như thế nào.

c. Tiêu trí sức khỏe

Tiêu chí sức khỏe của công chức là một trong những tiêu chí qua trọng trong tuyển dụng và sử dụng đội ngũ công chức. Vì sức khỏe được hiểu là sự thoải mái về sức lực và tinh thần xã hội. Sức khỏe là tổng hòa của nhiều yếu tố. Bộ Y tế hiện quy định tình trạng sức khỏe theo 4 mức

Tiêu chí sức khỏe của công chức không những là tiêu chí chung cần thiết cho tất cả các cán bộ, công chức, viên chức của nhà nước mà còn tùy thuộc vào từng đơn vị, ngành nghề mà công chức làm việc sẽ có những tiêu chuẩn riêng về sức khỏe. Vì vậy việc xây dựng tiêu chí riêng về sức khỏa của công chức cần xuất phát từ yêu cầu cụ thể của hoạt động có yêu cầu đặc thù về sức khỏe. Yêu cầu về sức khỏe của công chức không chỉ có khi tuyển dụng mà còn kéo dài yêu cầu đến hết độ tuổi thời gian công tác.

d. Tiêu chí về kết quả hoàn thành công việc

thi hoạt động quản lý của công chức, là tiêu chí cơ bản phản ánh năng lực thực thi hoạt động quản lý nhà nước. Kết quả hoàn thành nhiệm vụ bao gồm kết quả thực hiện nhiệm vụ riêng của cá nhân, kết quả thực hiện nhiệm vụ chung của đơn vị.

- Để đánh giá kết quả mức độ hoàn thành công việc cần dựa vào các tiêu chí sau: + Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;

+ Tinh thần trách nhiệm và sự phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; + Mức độ hài lòng của đối tượng được phục vụ.

e.Tiêu chí đánh giá thông qua sự hài lòng của đối tượng được phục vụ

Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, công chức phải tận tuỵ phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân, đặc biệt đối với công chức của UBND huyện là những người trực tiếp giải quyết các công việc của dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Vì vậy để đánh giá chất lượng đội ngũ công chức của UBND huyện chúng ta không thể không xem xét sự hài lòng của các đối tượng được phục vụ do công chức của UBND huyện thực hiện. Tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của đối tương được phục vụ bao gồm:

+ Tinh thần trách nhiệm đối với công việc; + Thái độ và phong cách phục vụ;

+ Tính chuyên nghiệp và quy chuẩn; + Hiệu quả giải quyết công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại ủy ban nhân dân huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)