Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại ủy ban nhân dân huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 51 - 54)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu, tài liệu thứ cấp: là các tài liệu được công bố rộng rãi, bao gồm: các văn bản quy phạm pháp luật, các công trình nghiên cứu, bài báo, tạp chí chuyên ngành, đề tài nghiên cứu khoa học, các giáo trình, sách tham khảo, các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề công chức của nền hành chính công; Các bản báo cáo, kế hoạch nhân sự hàng năm của các đơn vị phòng, ban hành chính trên địa tỉnh Bắc Kạn nói chung và ở các cơ quan chuyên môn của huyện Bạch Thông nói riêng giai đoạn 2016-2018.

2.2.1.2. Số liệu sơ cấp a. Đối tượng điều tra

Đề tài tiến hành điều tra trên 2 đối tượng là: - Đội ngũ công chức của huyện.

- Người dân trên địa bàn huyện đã từng đến làm việc với các cơ quan chuyên môn ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

Nội dung thu thập thông tin sơ cấp qua điều tra, khảo sát các công chức về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các nội dung liên quan đến công tác phát triển đội ngũ, chất lượng chuyên môn của công chức …; điều tra, khảo sát người dân đến làm việc với các cơ quan chuyên môn ở huyện đánh giá về thái độ, trách nhiệm của công

chức đối với công việc chuyên môn để từ đó rút ra những vấn đề liên quan đến mục tiêu đặt ra trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Đề tài sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi, theo thang đo Likert 5 cấp độ từ kém đến rất tốt, cụ thể như sau:

Mức độ Khoảng điểm Ý nghĩa

5 4,21 – 5,0 Rất tốt

4 3,41 – 4,2 Tốt

5 2,61 – 3,4 Trung bình

2 1,81 – 2,6 Yếu

1 1,0 – 1,8 Kém

b. Xác định số lượng mẫu điều tra

* Mẫu khảo sát với đối tượng là công chức:

Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (chọn mẫu phi xác suất) thuận tiện. Phương pháp này dựa trên sự tư vấn của lãnh đạo UBND huyện và lãnh đạo phòng Nội vụ của huyện, là những công chức quản lý có sự am hiểu nhất định về công tác tổ chức cán bộ. Trên cơ sở khoa học của khoa học xác xuất thống kê thì ngưỡng điều tra từ 30 mẫu để quan sát cho nghiên cứu khoa học là ngưỡng xấp xỉ giữa phân bố chuẩn (normal distribution) và phân bố t (t distribution). Vì phân bố t là xấp xỉ phân phối chuẩn. Khi cỡ mẫu lớn, phân bố t và phân bố chuẩn gần như giống nhau. Do vậy với tổng số công chức thuộc UBND huyện Bạch Thông là 70 người, đề tài tiến hành khảo sát 35 phiếu tương đương với 50% số công chức hiện có của huyện (mẫu số 1, phần phụ lục). Cách thức chọn mẫu là căn cứ trên 10 cơ quan chuyên môn, mỗi cơ quan chọn 1 đồng chí là trưởng, 1 đồng chí là cấp phó và 1 công chức chuyên môn để khảo sát phỏng vấn. Đối với văn phòng HĐND & UBND chọn 1 Chủ tịch, 1 Phó Chủ tịch, 1 Chánh văn phòng và 2 chuyên viên giúp việc lãnh đạo để phỏng vấn (Tống Đình Quỳ,2007).

Qua khảo sát trực tiếp đội ngũ công chức tại các đơn vị chuyên môn thuộc UBND huyện Bạch Thông (tổng số 35 người) với số phiếu phát ra là 35 phiếu, số phiếu hợp lệ là 35 phiếu, đạt tỷ lệ 100%. Thông tin mẫu khảo sát cụ thể như sau.

Tiêu chí Số lượng tỷ lệ (%) Tổng 35 100 Giới tính Nam 21 60,00 Nữ 14 40,00 Trình độ Đại học 31 88,57 cao đẳng 2 5,71 Trung câp 2 5,71 Độ tuổi Dưới 30 3 8,57 31-50 22 62,86 Trên 50 10 28,57

- Về giới tính, công chức nam giới 21 người, chiếm tỷ lệ 60% và 14 nữ,

chiếm tỷ lệ 40%.

- Về trình độ, trình độ của cán bộ công chức trên UBND huyện chủ yếu có

trình độ chuyên môn là đại học gồm 31 người, chiếm tỷ lệ 88,57% và cao đẳng, trung cấp gồm 4 người, chiếm tỷ lệ 5,71% mỗi lọai.

- Về độ tuổi công tác, trong số 35 phiếu khảo sát có 3 người có độ tuổi dưới

30 tuổi, 22 người có độ tuổi từ 31 - 50 năm chiếm nhiều nhất 62,86% và 10 người có độ tuổi trên 50 chiếm 28,57%. Độ tuổi công tác thường tỷ lệ thuận với thời gian công tác (thâm niên công tác). Với thời gian công tác lâu năm, các cán bộ công chức sẽ có nhiều kinh nghiệm hoàn thành công việc tốt hơn, có đánh giá chính xác hơn về công tác nâng cao chât lượng đội ngũ công chức.

* Khảo sát đối với người dân: Để có những đánh giá khách quan nhất về chất lượng đội ngũ công chức của huyện từ góc độ người dân, đề tài dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản trên đối tượng người dân đến làm việc với các cơ quan chuyên môn của huyện. Mẫu khảo sát được xác định thông qua công thức của Yamane (1967): n=N/(1+N*e2). Trong đó: n là số phiếu cần điều tra; N là tổng số mẫu; e là mức độ chính xác mong muốn, thường với sai số chọn mẫu e = 0,05, khi đó độ tin cậy là 95% .

Với số lượng người đến giao dịch tại UBND huyện Bạch Thông bình quân hàng tháng năm 2019 (N) là 100 lượt người. Vậy số lượng mẫu sẽ lựa chọn để khảo

sát (n) tính được là 80. Như vậy đề tài đã tiến hành khảo sát 80 người dân liên quan đến hoạt động công vụ của cán bộ công chức tại UBND huyện Bạch Thông. (mẫu số 2, phần phụ lục).

Danh sách người dân khảo sát được dựa vào danh sách đến làm việc tại các phòng, ban chuyên môn của huyện và được chia đều bình quân mỗi phòng ban là 8 người.

c. Nội dung điều tra: Ý kiến đánh giá về chất lượng đội ngũ công chức và

công tác nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của UBND huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn.

d. Thiết kế phiếu điều tra

Đối với phiếu điều tra dành cho đội ngũ công chức và dành cho người dân đều được thiết kế với bố cục 2 phần:

Phần 1: Thông tin cá nhân

Phần 2: Những thông tin liên quan đến thực trạng chất lượng đội ngũ công chức tại UBND huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

* Đối với phiếu điều tra đội ngũ công chức, các cau hỏi của phiếu xoay quanh vấn đề tuyển dụng, bố trí lao động, chất lượng công việc, công tác đào tạo, mức lương hiện tại, khen thưởng, kỷ luật, những mong muốn của công chức và các vấn đề liên quan khác….

* Đối với phiếu điều tra người dân, phần này chủ yếu tìm hiểu sự hài lòng của người dân đối với thái độ, kết quả xử lý công việc của công chức ở các cơ quan cấp huyện để từ đó đánh giá được chất lượng của công chức và đội ngũ công chức về mặt định tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại ủy ban nhân dân huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)