Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại ủy ban nhân dân huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 58)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Huyện Bạch Thông nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên 546,5 km2 chiếm 13,5% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn. Huyện Bạch Thông có một thị trấn (Phủ Thông) và 16 xã. Có ranh giới phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn và huyện Ba Bể, phía Nam giáp thành phố Bắc Kạn và huyện Chợ Mới, phía Đông giáp huyện Na Rỳ, phía Tây giáp huyện huyện Chợ Đồn.

Trung tâm huyện là thị trấn Phủ Thông cách thành phố Bắc Kạn khoảng 18 km theo Quốc lộ 3. Với trên 90% diện tích là rừng núi, địa hình khá phức tạp nhưng do có Quốc lộ 3 chạy qua (khoảng 30 km) nên giao thông từ Bạch Thông xuống phía Nam (Thái Nguyên, Hà Nội), lên phía Bắc (tỉnh Cao Bằng)rất thuận tiện. Ngoài ra, hệ thống đường nhánh 257, 258 đi các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Pác Nặm và các đường nhỏ khác của huyện đã tạo thành một mạng lưới giao thông nội vùng, phục vụ nhu cầu đi lại và đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của nhân dân các dân tộc trong huyện.

Địa hình Bạch Thông là nơi hội tụ của hệ thống núi dạng cánh cung, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, tạo thành các kiểu địa hình núi cao trung bình, địa hình núi thấp và đồi thoải lượn sóng xen kẽ với các thung lũng là các cánh đồng nhỏ hẹp, độ dốc bình quân 260 - 300, diện tích đồi núi chiếm khoảng 90% tổng diện tích tự nhiên, diện tích tương đối bằng phẳng chiếm khoảng 10%, đất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang và các bãi bồi dọc theo hệ thống sông suối.

Như vậy, huyện Bạch Thông hội tụ khá đầy đủ các điều kiện, yếu tố cần và đủ về vị trí địa lý, đặc biệt là đường bộ để phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững, từng bước phát triển trở thành đô thị trung tâm của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại ủy ban nhân dân huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)