5. Kết cấu của luận văn
1.1.10. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức
Có rất nhiều nhân tố tác động đến chất lượng của đội ngũ công chức ở các cơ quan chuyên thuộc UBND cấp huyện. Dưới góc độ của khoa học quản lý chất lượng của đội ngũ công chức chịu tác động của các nhân tố sau (Nguyễn Kim Diện, 2008) :
Thứ nhất, thể chế quản lý cán bộ, công chức
Do đặc điểm của đội ngũ công chức có tính thống nhất cao trong toàn hệ thống, chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật hiện hành nên nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức của UBND huyện chịu sự tác động và chi phối của thể chế quản lý công chức. Thể chế quản lý công chức nói chung bao gồm hệ thống luật pháp, các chính sách, chế độ liên quan đến tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển, luân chuyển, đề bạt, chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ bằng vật
chất và khuyến khích tinh thần … Thể chế quản lý công chức còn bao gồm bộ máy, tổ chức nhà nước và các quy định về kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ của công chức các quy định về khen thưởng, kỷ luật. Hệ thống thể chế quản lý công chức đầy đủ, có chất lượng, được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, công khai, minh bạch, dân chủ thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức ở các cơ quan chuyên thuộc UBND cấp huyện.
Thứ hai, cơ cấu tổ chức bộ máy
Chất lượng của đội ngũ công chức trong thời kỳ mới đòi hỏi phải có số lượng, cơ cấu hợp lý so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Tính hợp lý được biểu hiện ở sự tinh giảm hợp lý, đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, trong đó mỗi cá nhân phát huy được hết năng lực, sở trường của mình, có thể đảm đương tốt công việc được giao, đảm bảo cho bộ máy vận hành thông suốt và đạt hiệu quả cao nhất. Một bộ máy cồng kềnh, một đội ngũ công chức quá đông sẽ gây ra sự trì trệ trong công việc, trong điều hành, gây ra sự dư thừa, lãng phí nhân lực dẫn đến thiếu sự dựa dẫm, ỷ nại, không tạo được động lực làm việc cho mỗi cá nhân. Cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả đội ngũ, tạo nên tính năng động, sáng tạo, sự phối hợp nhịp nhàng và hài hòa trong các hoạt động công vụ.
Thứ ba, công tác tuyển dụng công chức
Tuyển dụng công chức hành chính nhà nước là khâu quan trọng quyết định chất lượng đội ngũ công chức. Nếu công tác tuyển dụng được thực hiện tốt thì sẽ tuyển được những người thực sự có năng lực, phẩm chất bổ sung cho lực lượng công chức. Ngược lại, nếu công tác tuyển dụng không được quan tâm đúng mức thì sẽ không lựa chọn được những người đủ năng lực và phẩm chất bổ sung cho lực lượng này.
Thứ tư, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức
Đào tạo, bồi dưỡng quyết định trực tiếp tới chất lượng công chức hành chính nhà nước. Công tác đào tạo, bồi dưỡng được tiến hành một cách liên tục, nhằm trang bị kiến thức để người công chức có đủ năng lực, tự tin thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước là một khâu rất quan trọng trong công tác quản lý cán bộ, công chức của Đảng và Nhà nước ta. Việc sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước phải xuất phát từ mục tiêu lâu dài, đem lại hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công vụ. Bởi vậy, trong sử dụng phải đảm bảo thực sự dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, tránh lãng phí chất xám.
Thứ sáu, phân tích công việc của công chức trong các cơ quan
Phân tích công việc là quá trình thu thập thông tin và phân tích đánh giá về công việc trong các cơ quan. Kết quả của phân tích công việc là xây dựng Bản mô tả công việc, Bản tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ đối với người thực hiện công việc và Bản tiêu chuẩn đánh giá hoàn thành công việc. Phân tích công việc là cơ sở cho việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng công chức và đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công chức, giúp cho việc hoạch định chính sách nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức, đồng thời cũng là một trong những cơ sở để xếp hạng công việc và thực hiện thù lao lao động công bằng, hợp lý. Làm tốt công việc này sẽ góp phần xác định bản mô tả công việc, làm căn cứ đánh giá chính xác hiệu quả làm việc của công chức và vì vậy khuyến khích, động viên công chức tích cực học tập, tu dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của mình
Thứ bảy, công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của công chức
Đánh giá thực hiện công việc của công chức đóng vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng đội ngũ công chức. Đánh giá thực hiện công việc không chỉ là cấp trên đánh giá cấp dưới mà còn là việc tự đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng công chức và sự đánh giá của cấp dưới đối với cấp trên. Đánh giá thực hiện công việc nhằm xác định kết quả làm việc cụ thể của từng công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Muốn nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức cần đổi mới cơ bản chính sách đãi ngộ về vật chất đối với công chức. Căn cứ vào từng loại công chức, vào trình độ, số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác của mỗi công chức mà đảm bảo các chế độ tiền lương, phụ cấp, điều kiện và phương tiện làm việc, nhà ở... phù hợp, đảm bảo cho công chức có điều kiện học tập, tu dưỡng nâng cao trình độ và năng lực làm việc. Tiền lương của công chức phải thật sự trở thành thu nhập cơ bản của công chức. Tiền lương phải đủ đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động của công chức.