5. Cấu trúc của luận văn
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động cho vay đối với hộ nông
nông dân tại ngân hàng thương mại
a. Các nhân tố khách quan
Các yếu tố thuộc về bối cảnh kinh tế, pháp lý và xã hội
Môi trường pháp lý, chính sách của Nhà nước (Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, 2017)
Hệ thống chính sách, pháp luật tốt được hiểu là có sự đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và mức độ dân trí. Sự lúng túng, chậm trễ tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế và cải cách thể chế (trong đó cải cách thủ tục hành chính được coi là then chốt) được xem là nguyên nhân tác động đến việc tiếp cận vốn của DN(Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013). Các quy định pháp lý đối với hoạt động của NH có ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng và kết quả hoạt động tín dụng của họ. Một hệ thống pháp lý ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho NH hoạt động hiệu quả đi vào quỹ đạo ổn định, ngăn chặn kịp thời những rủi ro, tiêu cực xảy ra, góp phần nâng cao được chất lượng tín dụng, đồng thời giúp NH Nhà nước
kiểm soát và ổn định tiền tệ quốc gia. Mặt khác, hệ thống pháp luật ổn định giúp DN nắm bắt được mục tiêu của Chính phủ trong dài hạn, từ đó có chiến lược kinh doanh lâu dài, nhu cầu vay vốn được xác định cụ thể trong từng thời kỳ giúp DN dễ dàng tiếp cận hơn đến nguồn vốn vay.
Môi trường kinh tế, xã hội
Là một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của NH cũng như DN chịu ảnh hưởng mạnh mẽ khi có sự biến động từ môi trường kinh tế, xã hội. Sự biến động của nền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu đều làm cho hiệu quả hoạt động của các thành viên này chịu tác động theo. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay, nền kinh tế lạm phát cao, với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, nổi bật là quy định hạn chế tăng trưởng tín dụng đối với các NHTM; vì vậy, các NHTM cũng đã hạn chế cho vay, khiến cho các DN từ trước vốn đã rất khó tiếp cận với vốn tín dụng NH nay càng khó khăn hơn (Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, 2017). Hơn nữa, trong điều kiện quốc tế hóa mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động của các NH và DN không chỉ chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế trong nước mà cả môi trường kinh tế quốc tế bao gồm các vấn đề liên quan đến tình hình chính trị, vấn đề ký kết các hiệp định quốc tế hoặc những chính sách được ban hành bởi quốc gia có quan hệ kinh tế với Việt Nam. Viêc dự đoán kịch bản xảy ra khi có sự biến động này là công cụ hữu hiệu giúp NH, DN xác định mục tiêu phát triển phù hợp nhằm phát huy lợi thế và khắc phục tổn thất gây ra từ sự thay đổi trong môi trường kinh tế, xã hội.
Ngoài ra, khi xảy ra động đất, lũ lụt, hỏa hoạn... là những hiện tượng tự nhiên mà con người không thể can thiệp được cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN và NH. Bởi vì, khi thiên tai xảy ra tại nơi nào sẽ làm ảnh hưởng đến việc sản xuất, lưu thông và tiêu thụ hàng hóa của DN tại vùng đó hoặc có mối quan hệ kinh tế tại đây. Thông thường khi những vấn đề này xảy ra DN kinh doanh gặp khó khăn, tiến độ sản xuất chậm, chất lượng sản phẩm giảm sút, thậm chí phá sản. Điều này dẫn đến những khoản nợ với NH không được thanh toán, DN không vay thêm tiền được sẽ gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn, hơn nữa bản thân DN sẽ không thể phục hồi sản xuất gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của quốc gia.
Đây là những nhân tố nội tại bên trong ngân hàng, thuộc khả năng kiểm soát của ngân hàng, có ảnh hưởng tới mọi hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng của hộ nông dân.
Quy trình tín dụng
Quy trình, quy chế tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của NH trong việc cấp tín dụng, là những quy định cần phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Chất lượng tín dụng có đảm bảo hay không tùy thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước trong quy trình tín dụng và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng. Một quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng, tạo cơ sở đối với việc kiểm soát quá trình cho vay, trên cơ sở đó sẽ xác định khâu yếu kém cần điều chỉnh trong qua trình thực hiện và đề xuất các biện pháp hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cấp tín dụng.
Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là nền tảng của hoạt động tín dụng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của NH. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, mở rộng tín dụng, mang lại lợi nhuận cao cho NH và ngược lại chính sách tín dụng đưa ra không phù hợp thực tiễn sẽ kìm hãm sự phát triển NH, ảnh hưởng đến sự tồn tại của NH. Thủ tục, điều kiện tín dụng trên nền tảng quản trị rủi ro tín dụng mới “siết chặt” trở nên phức tạp và quá sức đối với các DN. Chính sách tín dụng của hầu hết các NHTM hiện nay quá bó hẹp với số khách hàng “truyền thống”, khách hàng VIP, nên thường xem nhẹ và “làm ngơ” DN mới khởi nghiệp, DN khoa học và công nghệ, DN trách nhiệm xã hội (Nguyễn Văn Tiến, 2013). Ngoài những quy định chung mang tính nguyên tắc, mỗi NH cần có những ưu đãi riêng đối với khách hàng. Tùy theo khả năng của mình và từng nhóm khách hàng, NH đưa ra những quy định cụ thể, phù hợp (thông thường các chương trình của mỗi NH là không giống nhau nhưng vẫn phải tuân thủ nguyên tắc chung) cho các nhóm khách hàng để họ thuận tiện hơn trong việc giao dịch tín dụng tại NH
cũng như trở thành khách hàng thân thiết. Nhờ vậy, NH vừa tăng trưởng tín dụng, vừa đảm bảo chất lượng tín dụng nâng cao khả năng sinh lời của hoạt động cho vay trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật và đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Thông tin tín dụng
Thông tin luôn là yếu tố cơ bản cần thiết cho công tác quản lý dù ở bất kỳ lĩnh vực nào và thông tin tín dụng tại các NH cũng quan trọng như vậy. Thông tin tín dụng có thể thu được từ những hồ sơ lưu trong NH, từ phía những cán bộ tín dụng, từ phía khách hàng, từ các tổ chức tín dụng khác, từ trung tâm thông tin tín dụng CIC (Credit Information Center – CIC). Thông tin nhiều, càng chính xác, kịp thời sẽ thuận lợi cho công tác phân tích tín dụng và ra quyết định tín dụng, đồng thời hỗ trợ việc kiểm tra giám sát vốn vay trước, trong và sau giải ngân, xử lý các tình huống phát sinh,… cho đến khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ đã cam kết với NH. Thông tin chính xác kịp thời, đầy đủ còn giúp cho NH xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chính sách tín dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế. Tất cả những điều đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.
Trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh của NH, bên cạnh những máy móc, thiết bị tiên tiến, con người có đóng góp rất lớn đến thành công của NH. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề và giỏi chuyên môn sẽ giúp cho NH ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra thực hiện chu kỳ khép kín của một khoản tín dụng. Đối với cán bộ tín dụng, khi làm việc phải có sự nhạy bén, linh hoạt xử lý mọi vấn đề, không áp dụng nguyên tắc một cách máy móc, cứng nhắc để có thể vừa thu hút được khách hàng vừa đảm bảo an toàn và khả năng cạnh tranh cho NH. Đây không chỉ đơn thuần là một nghiệp vụ mà nói đúng hơn đó là một nghệ thuật trong kinh doanh. Một số nghiên cứu về ”Tiếp cận tín dụng của người dân tại Việt Nam” đã chỉ ra: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người dân gặp khó khăn khi vay vốn do thủ tục, cán bộ của ngân hàng chiếm đến 39,05% trong nhóm các nhân tố tác giả nghiên cứu. Điều đó cho thấy việc đơn giản hóa thủ tục, cải thiện mối quan hệ giữa nhân viên NH và DN, đa dạng loại hình thế chấp của
DN đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng tiếp cận vốn của DN (Trần Trọng Huy, 2013).
Phương thức, hạn mức và thời hạn cho vay
Đây là một vấn đề ít được đề cập đến trong việc nâng cao chất lượng tín dụng tuy nhiên lại có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động tín dụng vì nếu phương thức cho vay thuận lợi, hạn mức và thời hạn phù hợp với đối tượng cho vay thì sẽ dễ dàng kích thích sản xuất phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng.