Kết quả kinh doanh giai đoạn 2016-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 48 - 52)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2016-2018

Trong những năm qua, hoạt động Ngân hàng diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu phục hồi, kinh tế trong nước phát triển chưa ổn định và chịu nhiều những tác động từ các yếu tố bên ngoài. Để thực hiện tốt các chương trình hành động chung của Agribank đề ra, chi nhánh Mường Ảng đã triển khai tích cực các mặt hoạt động đóng góp vào các kết quả chung của toàn hệ thống.

3.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Bảng 3.1.Kết quả huy động vốn của Chi nhánh

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 17/16 18/17 Bình quân

Vôn trung ương 185.203 195.782 315.421 105,71 161,11 133,41 Vốn ngân sách

tỉnh 178.520 185.624 225.422 103,98 121,44 112,71 Vốn huy động tiết

kiệm 68.531 180.919 131.677 264 72,78 168,39

Tổng 432.254 562.325 672.520 130,09 119,6 124,85

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua các năm)

Tổng nguồn vốn qua các năm 2016, 2017, 2018 có xu hướng gia tăng, với tốc độ tăng trưởng khoảng 17 – 18 %. Trong đó, vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất và gia tăng với tốc độ hơn 20% trong năm 2018. Lượng vốn có kỳ hạn trên 12 tháng cũng chiếm tỷ trọng trên 30% và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2016 – 2018 với tốc độ khá cao (khoảng 25 đến 41%). Loại vốn có thời hạn trên một năm này tăng mạnh trong năm 2017.

Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng qua các năm trên cho thấy chủ yếu lượng vốn mà ngân hàng Agribank chi nhánh Mường Ảng huy động được là từ dân cư (chiếm gần 80%), tiếp đó là vốn từ các tổ chức kinh tế. Trong khi đó, lượng vốn huy động được từ các nguồn khác chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, bao gồm cả lượng tiền gửi Kho bạc Nhà nước.

Bình quân nguồn vốn huy động năm 2018 đạt 16.428 triệu đồng/ một cán bộ, tăng 3.470 triệu đồng/ một cán bộ so với năm 2017;

Qua số liệu trên cho thấy tổng nguồn vốn huy động trong năm 2018 tăng trưởng tương đối khá (tăng 18% so với đầu năm) đạt 103% kế hoạch Ngân hàng No tỉnh giao. Riêng nguồn tiền gửi từ dân cư tăng trưởng 16% (tăng 21.886 triệu đồng) đạt 101% kế hoạch Ngân hàng No tỉnh giao, chiếm 75,9%/tổng nguồn vốn, đây là nguồn vốn huy động tương đốiổn định để chủ động tập trung cho vay phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

3.1.3.2. Tình hình cho vay

Công tác đầu tư tín dụng được Chi nhánh đặc biệt quan tâm, tăng trưởng tín dụng có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo chất lượng, cho vay đúng quy trình. Ưu tiên cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn, hộ sản xuất, Công ty nhỏ và vừa, từng bước cơ cấu lại dư nợ theo hướng tăng dần tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất cá nhân.

Tổng dư nợ đến 31/12/2018 đạt 447.044 triệu đồng, tăng 7% so với đầu năm, số tuyệt đối tăng 28.882 triệu đồng, đạt 96% so với kế hoạch Ngân hàng NNo tỉnh giao, trong đó, tình hình biến động theo thời gian cho vay, theo nguồn vốn đầu tư và theo thành phần kinh tế được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 3.2. Tình hình dư nợ của ngân hàng Agribank huyện Mường Ảng

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 17/16 18/17 1. Tổng dư nợ theo thời gian 376.442 417.162 477.044 40.720 29.882

Dư nợ cho vay ngắn hạn 75.313 92.708 124.449 17.395 31.741 Dư nợ cho vay trung hạn 247.654 274.913 310.379 27.259 35.466 Dư nợ cho vay dài hạn 34.000 34.000 0 0 - Dư nợ cho vay khác 19.475 15.541 12.215 -3943 -3326

2. Dư nợ phân theo thành

phần kinh tế 376.442 417.162 477.044 40.720 29.882

Công ty cổ phần 40.235 39.985 6.896 -250 -33.089 Công ty TNHH 71.510 53.128 59.695 14.194 6.567 Hộ gia đình và cá nhân 264.698 324.049 380.452 26.775 56.404

Năm 2018, nếu phân theo thành phần kinh tế, dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng gần 40% tổng dư nợ; dư nợ cho vay tiêu dùng và chi tiêu cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất (hơn 45%). Cụ thể như sau:

+ Dư nợ cho vay nông nghiệp: 154.611 triệu đồng, chiếm 37,06%/ tổng dư nợ. + Dư nợ cho vay lâm nghiệp: 2.150 triệu đồng, chiếm 0,51%/tổng dư nợ. + Dư nợ cho vay thủy sản: 20 triệu đồng, chiếm 0,005%/tổng dư nợ. + Dư nợ cho vay xây dựng: 15.808 triệu đồng, chiếm 3,79%/tổng dư nợ. + Dư nợ cho vay mua bán, sửa chữa mô tô, xe máy: 8.107 triệu đồng, chiếm 1,94%/tổng dư nợ.

+ Dư nợ cho vay bán buôn, bán lẻ hàng hóa: 39.192 triệu đồng, chiếm 9,39%/ tổng dư nợ; Dư nợ cho vay vận tải, kho bãi: 7.938 triệu đồng, chiếm 1,9%/tổng dư nợ; Dư nợ cho vay kinh doanh dịch vụ khác: 180 triệu đồng, chiếm 0,04%/ tổng dư nợ; Dư nợ cho vay tiêu dùng và chi tiêu cá nhân: 189.156 triệu đồng, chiếm 45,34%/tổng dư nợ. - Tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 446.258 triệu đồng, tăng 29.550 triệu đồng so với năm 2017, chiếm 99,82%/tổng dư nợ.

Bình quân dư nợ đạt 34.388 triệu đồng/ một cán bộ, tăng 4.591 triệu đồng/ một cán bộ so với năm 2017.

- Lãi suất cho vay: Ngân hàng cho hộ nông dân vay với lãi suất quy định, áp dụng cho từng thời kỳ. Ngoài ra, các điều kiện vay vốn cũng tương tự như cho vay đối với các khách hàng cá nhân khác.

- Mức cho vay: Mức cho vay được quyết định căn cứ vào nhu cầu của đối tượng đầu tư.

3.1.3.3. Thu nhập và chi phí

giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (+/-) 17/16 18/17 Bình quân 1. Tổng thu nhập 13.121 34.098 21.698 20.977 -12.444 22.972 2. Tổng chi phí 33.256 42.051 76.635 8795 34.584 50.647 3. Doanh thu (- 20.134) (-7.953) (-54.937) 12.181 (-46.984) (-27.674) (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của chi nhánh Agribank huyện Mường Ảng)

Chi nhánh liên tục trong tình trạng âm quỹ thu nhập trong 3 năm qua. Nguyên nhân một phần do Mường Ảng là một trong 62 huyện nghèo của cả nước được thực hiện chính sách cho vay ưu đãi lãi suất theo chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính Phủ, Thông tư hướng dẫn số 06/2009/TT-NHNN ngày 09/4/2009 của Ngân hàng Nhà nước và Quyết định số 480/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 23/4/2009 của Hội đồng Quản trị (nay là Hội đồng Thành viên) Agribank.

Từ số liệu trên cho thấy việc chấp hành chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất trong thời gian trước đây tại Chi nhánh không thực hiện đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Agribank, số tiền lãi đã hỗ trợ không đúng theo quy định quá lớn, khó thu hồi, dẫn đến nguy cơ làm thất thoát tài sản của nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của Agribank.

Tính đến 31/12/2018, chi nhánh Agriabnk huyện Mường Ảng còn 79 tỷ đồng tiền lãi đọng chưa thu được do khách hàng làm ăn thua lỗ, sử dụng vốn vay không có hiệu quả, đứng trước bờ vực phá sản và một số khách hàng chây ỳ không hợp tác, không trả nợ, ngoài ra do thực hiện chủ trương của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn cùng các Doanh nghiệp và hộ vay vốn, Chi nhánh đã thực hiện điều chỉnh, giảm lãi tiền vay cho khách hàng với số tiền lớn. Chi phí trích lập dự phòng rủi ro trong năm là 23.474 triệu đồng.

gửi, tiền vay để phù hợp với cơ chế đã phần nào làm ảnh hưởng kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên chi nhánh đã cố gắng nhưng vẫn không đảm bảo duy trì đủ quỹ thu nhập để chi lương cho cán bộ theo quy định của Ngân hàng cấp trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 48 - 52)